Cứu người phụ nữ 30 tuổi uống viên thuốc quên tách ra khỏi vỉ
Khi uống thuốc chữa bệnh, người phụ nữ 30 tuổi ở Nghệ An vô tình uống viên thuốc chưa tách ra khỏi vỉ, sau đó phải nhập viện cấp cứu.
Ngày 31-5, BV Đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An cho biết vừa cấp cứu, gắp thành công viên thuốc nguyên bao phim trong thực quản bệnh nhân 30 tuổi.
Trước đó, ngày 27-5, chị Lương Thị T (30 tuổi, ngụ xã Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) bị đau đầu, sốt cao, nhờ con gái ra hiệu thuốc mua thuốc tây.
Chị T phải nhập viện cấp cứu sau khi uống viên thuốc này.
Sau khi uống viên thuốc, bệnh tình của chị T không giảm mà còn đau rát trong cổ và đường ruột.
Chị T được người thân đưa đến các cơ sở y tế gần nhà nhưng không thể cứu chữa rồi chị được chuyển đến BV Đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An cấp cứu.
Các y, BS của bệnh viện đã tiến hành gây mê nội khí quản, đưa ống soi qua miệng thực quản, soi thực quản cổ, lấy dị vật ở 1/3 giữa thực quản, gắp dị vật thành công. Dị vật đưa ra là viên thuốc còn nằm trong bao phim bốn góc sắc nhọn.
Thì ra khi con gái chị T mua thuốc, người bán thuốc đã cẩn thận cắt từng viên thuốc ra khỏi vỉ thuốc để chia ra từng liều cho từng đợt uống. Khi con gái chị T mang thuốc về, người mẹ đã không quan sát mà cho hết vào miệng và uống nước, nuốt vào bụng.
Do vậy, có viên thuốc nguyên vỏ nằm lại thực quản, cạnh sắc của bao phim khứa khiến cho chị cảm thấy rất đau rát, khó chịu.
Hiện sức khỏe của chị T đã ổn định.
Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư thực quản
Dinh dưỡng trong và sau điều trị là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị cho bệnh nhân ung thư thực quản.
Ung thư thực quản là một trong những ung thư thường gặp nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam và ngày càng có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, có tới 79% bệnh nhân ung thư thực quản bị suy dinh dưỡng và đây là một trong những nhóm bệnh nhân ung thư có biểu hiện nặng nề nhất về mặt dinh dưỡng, với triệu chứng chủ yếu là nuốt nghẹn và giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể tại thời điểm được chẩn đoán xác định bệnh.
Các phương pháp điều trị ung thư cũng góp phần đáng kể vào sự gia tăng của suy dinh dưỡng. Ngược lại, thiếu hụt và rối loạn dinh dưỡng cũng gây ra những biến chứng và ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của các phương pháp điều trị. Do đó việc hỗ trợ, chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư thực quản cần được tiến hành song song với các phương pháp điều trị và phải có chiến lược cụ thể.
I. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư thực quản
Đối với những người mắc bệnh ung thư thực quản, dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng trong suốt quá trình điều trị, cả trước, trong và sau khi điều trị.
Ung thư thực quản là một trong những ung thư thường gặp.
Chế độ dinh dưỡng chuyên biệt và phù hợp sẽ giúp bệnh nhân ung thư thực quản:
Video đang HOT
1. Duy trì sức mạnh và chống nhiễm trùng
Ung thư thực quản và phương pháp điều trị (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị) có thể gây tổn hại cho cơ thể người bệnh. Ăn các thực phẩm bổ dưỡng cung cấp các khối xây dựng cần thiết để sửa chữa các mô, duy trì khối lượng cơ và chống nhiễm trùng.
2. Giảm tác dụng phụ lâu dài của điều trị
Các phương pháp điều trị ung thư thực quản có thể gây ra các tác dụng phụ như đau họng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Một chế độ ăn uống được lên kế hoạch tốt sẽ giúp người bệnh ung thư thực quản kiểm soát những tác dụng phụ này và đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
3. Giảm nguy cơ biến chứng
Dinh dưỡng hợp lý sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch của người bệnh, giúp giảm nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng và vết thương chậm lành.
4. Giúp người bệnh ung thư thực quản duy trì cân nặng
Ung thư thực quản gây chít hẹp thực quản khiến người bệnh khó nuốt, thường dẫn đến giảm cân. Một chế độ ăn uống bổ dưỡng với đủ lượng calo và protein giúp người bệnh duy trì cân nặng hợp lý, hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
5. Cải thiện chất lượng cuộc sống
Người bệnh ung thư thực quản được nuôi dưỡng tốt cải thiện mức năng lượng, tâm trạng và chất lượng cuộc sống nói chung trong quá trình điều trị, phục hồi.
Theo ThS.BS. Nguyễn Thị Hà - Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, liệu pháp dinh dưỡng là một phần trong chiến lược điều trị ung thư thực quản. Quá trình này được bắt đầu kể từ khi bệnh nhân được chẩn đoán và kéo dài trong suốt thời gian điều trị và theo dõi bệnh. Việc xây dựng liệu pháp dinh dưỡng phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng và trạng thái chuyển hóa của từng bệnh nhân cụ thể. Tuy nhiên mục tiêu chính là bệnh nhân giữ được khối lượng cơ, đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh và chức năng các cơ quan trong trạng thái tốt.
II. Các dưỡng chất cần thiết cho người bệnh ung thư thực quản
Những người bị ung thư thực quản cần một chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ cơ thể trong suốt quá trình điều trị và phục hồi. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư thực quản.
1. Protein
Protein rất cần thiết cho việc xây dựng và sửa chữa các mô, bao gồm cả những mô bị tổn thương do ung thư hoặc điều trị. Protein cũng giúp duy trì khối lượng cơ bắp, điều này rất quan trọng đối với sức mạnh tổng thể và chức năng miễn dịch.
Nguồn protein từ thực phẩm: Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa, đậu, đậu lăng, đậu phụ.
2. Tiêu thụ đủ lượng calo
Ung thư thực quản gây khó nuốt khiến người bệnh ăn uống kém, có thể dẫn đến giảm cân.
Hầu hết những người bị ung thư thực quản đều gặp khó khăn trong việc nhận được dinh dưỡng cần thiết và giữ cân nặng bình thường. Tiêu thụ đủ lượng calo đảm bảo cơ thể có năng lượng để chống lại bệnh tật và phục hồi sau điều trị.
Các lựa chọn giàu calo: Chất béo lành mạnh như bơ, các loại hạt và hạt; carbohydrate phức hợp như ngũ cốc nguyên hạt và rau có tinh bột như khoai tây.
3. Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong các chức năng cơ thể khác nhau, bao gồm khả năng miễn dịch, chữa lành vết thương, sản xuất năng lượng. Khó nuốt khiến người bệnh không nhận đủ vitamin và khoáng chất từ thực phẩm.
Các vitamin và khoáng chất quan trọng: Vitamin A, B phức hợp (đặc biệt là B12), C và E; các khoáng chất như sắt, canxi và kẽm. Lưu ý việc bổ sung phải theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
4. Chất lỏng và chất điện giải
Mất nước làm trầm trọng thêm tình trạng khó nuốt. Uống đủ chất lỏng giúp giữ ẩm cho miệng, hỗ trợ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa táo bón. Người bệnh ung thư thực quản nên cố gắng uống ít nhất 2 lít (8 cốc) chất lỏng mỗi ngày, bao gồm nước, nước canh, nước trái cây và đồ uống không đường.
Tiêu chảy, nôn và buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp do một số loại hóa chất điều trị gây nên. Nếu không kiểm soát tốt, tiêu chảy gây mất dịch, điện giải, suy dinh dưỡng và kéo dài thời gian nằm viện. Người bệnh nên cân nhắc bổ sung các chất điện giải như natri, kali rất quan trọng để duy trì sự cân bằng chất lỏng và chức năng cơ thích hợp. Nói chuyện với bác sĩ để có cách bổ sung thay thế chất điện giải nếu cần.
III. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư thực quản
Dinh dưỡng rất quan trọng trước, trong và sau khi điều trị ung thư thực quản. Người bệnh cần nhận đủ lượng calo, chất dinh dưỡng và protein để hỗ trợ cơ thể chống nhiễm trùng và có đủ năng lượng phục hồi. Bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường với một số thay đổi trong chế độ ăn uống như lựa chọn các thực phẩm có tính chất mềm.
Dưới đây là hướng dẫn chung cho chế độ ăn kiêng dành cho bệnh nhân ung thư thực quản:
1. Tập trung vào thực phẩm mềm, giàu năng lượng
- Ung thư thực quản thường gây khó nuốt, vì vậy phần quan trọng trong chế độ ăn uống của bệnh nhân tập trung vào việc ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa:
Thịt nấu chín, làm mềm: Thịt gà, cá, thịt bò xay, gà tây.
Rau củ nấu mềm: Khoai tây nghiền, bông cải xanh hấp, cà rốt, đậu xanh.
Trái cây mềm: Chuối, lê chín, sốt táo, dưa hấu, bơ.
Ngũ cốc tinh chế: Gạo trắng, bột yến mạch, mì ống nấu chín (mềm và cắt thành từng miếng nhỏ).
Trứng nấu chín: Trứng bác, trứng tráng.
Sữa chua và phô mai mềm: Phô mai tươi, phô mai ricotta.
Súp và nước dùng: Súp kem, súp rau củ xay nhuyễn.
Sinh tố và sữa lắc: Được làm từ trái cây, sữa chua, sữa và bột protein (nếu cần).
Người bệnh ung thư thực quản cần ăn thức ăn mềm, đủ dinh dưỡng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. (Ảnh minh họa)
- Trong một số trường hợp thực quản chít hẹp gây nuốt khó, thay đổi cách chế biến cho bệnh nhân giúp việc nuốt dễ dàng hơn. Nấu thức ăn cho đến khi thật mềm, cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ; xay, nghiền, ép hoặc trộn thức ăn cho đến khi mịn, nếu cần. Người bệnh nên ăn từng miếng nhỏ, nhai kỹ và nuốt hoàn toàn trước khi ăn tiếp. Làm ẩm thực phẩm bằng nước thịt, nước sốt, bơ hoặc nước dùng.
- Người bệnh cần uống nhiều nước mỗi ngày, nên dùng kèm thêm nước trái cây, súp, sữa, kem và có thể dùng ống hút. Nhấm nháp chất lỏng trong khi ăn để giúp thức ăn di chuyển xuống thực quản. Lựa chọn thực phẩm giàu protein và nhiều calo, ngồi thẳng lưng khi ăn. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa như trước. Vệ sinh răng miệng thường xuyên.
- Người bệnh nên ăn thực phẩm giàu calo và protein, bao gồm các sản phẩm từ sữa nguyên chất, đầy đủ chất béo, các sản phẩm từ hạt, thịt. Ví dụ bao gồm sữa lắc, sinh tố với bột protein, bơ đậu phộng, đậu, trứng, pho mát, sữa chua.
- Người bệnh cũng cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, protein như: thịt lợn, thịt bò, cá, tôm và nước ép hoa quả; nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi nhằm giảm triệu chứng bệnh
2 . Tính toán nhu cầu năng lượng cho từng bệnh nhân
Người bệnh ung thư thực quản nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định nhu cầu dinh dưỡng cụ thể. Tính toán nhu cầu protein thường dựa trên trọng lượng cơ thể lý tưởng hoặc cân nặng mong muốn, ước tính theo mức độ cạn kiệt protein và các yếu tố stress chuyển hóa. Trên cơ sở các tính toán thực tế, chuyên gia dinh dưỡng sẽ lên một kế hoạch cá nhân hóa có tính đến kế hoạch điều trị, cân nặng của bệnh nhân và bất kỳ sự thiếu hụt dinh dưỡng nào hiện có.
Nhu cầu năng lượng của mỗi bệnh nhân là khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, toàn trạng và mức độ stress. Các nghiên cứu đã chứng minh có sự gia tăng 31% tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi sau khi cắt và tạo hình thực quản so với trước phẫu thuật. Có nhiều phương pháp để tính nhu cầu năng lượng tuy nhiên đó chỉ là các ước tính và không dựa trên các phép đo thực tế về calo tiêu thụ nên việc cần thiết là phải theo dõi đáp ứng của bệnh nhân với các chế độ dinh dưỡng và điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp.
3 . Các thực phẩm người bệnh ung thư thực quản cần tránh
Trong quá trình điều trị ung thư thực quản, mặc dù việc ăn uống rất quan trọng để bổ sung dinh dưỡng nhưng người bệnh cần lựa chọn những thực phẩm đảm bảo, tốt cho sức khỏe. Cần tránh những thực phẩm khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn hoặc gây kích ứng tiêu hóa, ví dụ:
Những thực phẩm chứa nhiều chất béo như thực phẩm chiên rán sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa hơn, cơ thể không hấp thụ được hết dinh dưỡng.
Các thực phẩm cứng, giòn hoặc khô gây khó khăn khi nuốt: khoai tây chiên, bánh quy giòn, các loại hạt.
Thực phẩm cay hoặc có tính kích thích có thể gây kích ứng thực quản.
Tránh các thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, thịt đông lạnh, đồ đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản và chất béo chuyển hóa thúc đẩy viêm và ảnh hưởng nặng nề tới hệ tiêu hóa.
Tránh những thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng có thể gây khó chịu khi nuốt.
Không sử dụng đồ uống có gas, đồ uống có cồn như rượu, bia, nước đóng chai có gas chứa nhiều đường bổ sung.
Nhiều trường hợp bị dị ứng với sữa nên người bệnh cần tránh sử dụng sữa hoặc các sản phẩm nhiều đường vì dễ gây buồn nôn và tiêu chảy.
Những ai không nên ăn dứa? Dứa là một loại trái cây nhiệt đới giàu vitamin C, chất chống oxi hóa và enzyme bromelain, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn dứa mà không gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là những nhóm người cần thận trọng hoặc nên tránh ăn dứa. Những ai không...