Cựu học sinh chuyên Ams tốt nghiệp từ nước ngoài về cũng đang dạy hợp đồng
Tôi cũng khá ngạc nhiên vì các em học chuyên Anh ở nước ngoài về nhưng qua tâm tư tôi biết các em rất thích và muốn theo ngành sư phạm.
“Tôi thường khuyên học trò của mình nhất là những em có tố chất, đam mê với ngành sư phạm thì hãy theo nghề. Tôi vẫn gặp lại nhiều học sinh cũ của mình và các em rất thành công, nhiều em tự mở trường tư thục.
Có em nói rằng: Cô ạ, thời gian đầu con đi dạy tiếng Anh như cô và con thấy rất vui, tiền công dành dụm hơn 10 năm đi dạy con đã dùng để học thêm Thạc sĩ ở Anh, hiện nay về nước con đã mở trường tư thục.
Người xưa có câu “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, chúng ta có năng khiếu về một lĩnh vực nào đó kể cả những nghề như cắt tóc, thợ xây…nhưng nếu đam mê và sống hết mình với nghề đó thì cũng sẽ thành công và cơ hội có thu nhập cũng không hề kém”.
Nhà giáo Trần Thùy Dương – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam đã chia sẻ như vậy khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Cô Dương nói: “Bản thân tôi cũng đã được khuyên câu “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” khi tôi bước chân vào ngành sư phạm, mặc dù lúc đó tôi không có ý định theo nghề vì thấy quá nhiều khó khăn. Ảnh: Tùng Dương.
Cô Dương nói: “Khi các con có duyên và năng khiếu với ngành sư phạm, lại được trưởng thành từ những ngôi trường chuyên, lớp chọn trên cả nước thì với những kinh nghiệm, kiến thức thu nhận được cộng với niềm đam mê thì chắc chắn tôi tin các con sẽ thành công.
Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam hiện nay có rất nhiều giáo viên là cựu học sinh của trường, có nhiều người là con của cựu giáo chức đang dạy ở đây, thậm chí là đến thế hệ thứ 3. Tôi nghĩ đây là một điều rất đáng quý.
Rất nhiều cựu học sinh của trường đi du học ở Mỹ, ở Anh… về vẫn muốn quay lại trường giảng dạy, nhiều em nói: Cô ơi cô, nếu có lớp nào cho chúng con dạy thì chúng con rất sẵn lòng.
Tôi cũng khá ngạc nhiên vì các em học chuyên Anh ở nước ngoài về nhưng qua tâm tư tôi biết các em rất thích và muốn theo ngành sư phạm và số lượng các em như vậy hàng năm có khá nhiều.
Chúng ta nên khuyến khích thế hệ trẻ và đặc biệt là những sinh viên như vậy, bởi không có thầy giỏi thì cũng sẽ không có trò, nhưng ngược lại không có trò giỏi thì lấy đâu ra các thế hệ học sinh như hiện nay”.
Sinh viên ít chọn ngành sư phạm, đâu là nguyên nhân?
Với quan điểm cá nhân, cô Dương chia sẻ: “Tôi nghĩ việc sinh viên sư phạm ra trường đi xin việc thì quả là vất vả. Tôi chứng kiến một bạn học sinh cũ chuyên Lý của Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam thi đỗ vào Học viện ngân hàng.
Video đang HOT
Sau khi tốt nghiệp em đó có nói với gia đình là con không thích nghề Ngân hàng, giờ con sẽ học thêm Sư phạm Hóa và cũng đã tốt nghiệp. Điều đó chứng tỏ niềm đam mê sư phạm ở bạn đó quá mãnh liệt, nhưng điều đáng buồn là em đó cho đến nay vẫn chưa xin được việc, chưa được đi dạy học theo lòng đam mê của mình.
Tôi thấy đây là một trở ngại, một khó khăn thực tế đối với nhiều bạn trẻ tốt nghiệp ngành sư phạm. Nhiều cựu học sinh của trường Amsterdam tốt nghiệp ở nước ngoài về hiện cũng đang dạy hợp đồng tại trường, tất nhiên cũng có nhiều lý do để được làm giáo viên chính thức.
Các em đó đều hiểu nếu được làm chính thức và hưởng mức lương theo quy định chưa được cao, nhưng rõ ràng ở đây các em đó muốn được cống hiến, được công nhận và có một công việc ổn định nhất là với những bạn nữ.
Tất nhiên xã hội vẫn đãi ngộ những người chăm chỉ có năng lực thực sự. Thực tế là cơ hội việc làm cho các bạn trẻ vẫn rất nhiều khó khăn, nhất là đối với ngành sư phạm.
Còn nếu cơ hội tìm việc làm không nhất thiết là trường chuyên hoặc các trường ở thành phố lớn đầy đủ cơ sở vật chất, thì có thể ở trường cận chuyên hoặc những trường bình thường có mở rộng cửa, có ưu tiên với những em tốt nghiệp ở nước ngoài về, những em tốt nghiệp lớp cử nhân tài năng, những bạn thủ khoa đầu ra hoặc những em có năng lực thật sự sẽ được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường thì tôi nghĩ sẽ có nhiều sinh viên theo ngành sư phạm hơn.
Ngay như việc hiện nay có rất nhiều sinh viên sư phạm trẻ ra trường cũng đã xung phong lên vùng sâu, vùng xa, các điểm trường đặc biệt khó khăn để giảng dạy đó thôi, với mức đãi ngộ thấp nhưng họ vẫn miệt mài cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình.
Vậy có thể nói là do khó khăn trong tìm việc làm chứ không phải là do việc đãi ngộ thấp của ngành sư phạm nên đã không thu hút được nhiều sinh viên theo ngành này. Qua những gì tôi quan sát thì cơ hội việc làm vẫn là ưu tiên lựa chọn số 1 đối với sinh viên hiện nay khi lựa chọn ngành học”.
Các em sinh viên hãy tự tin chọn nghề, hãy tự tin với năng khiếu của mình, làm theo chuyên môn là mặt mạnh của bản thân, khi các em có đam mê, yêu nghề, có năng lực thì chắc chắn nghề sẽ không phụ. Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Cần lắm sự đam mê với nghề giáo
Theo cô Dương: “Về mức đãi ngộ của nghề giáo thì các em sinh viên cũng có thể an tâm phần nào vì hiện nay hệ thống trường tư thục phát triển rất nhanh và mạnh, vì vậy những em giỏi, có năng lực thật sự sẽ luôn có cơ hội tìm được chỗ đứng cho mình.
Mức đãi ngộ ở những trường tư hiện nay theo tôi cũng sẽ làm an tâm các bạn trẻ theo đuổi đam mê ngành sư phạm của mình. Hiện nay chúng ta đều sống bằng đồng lương của nhà nước, tuy nhiên có sự chênh lệch giữa các trường, các địa phương, các vùng miền và điều này không tránh khỏi. Nhưng có rất nhiều người chấp nhận làm việc một cách vui vẻ, tất nhiên nếu mức đãi ngộ tốt hơn thì đó là điều rất tốt, còn như hiện nay họ vẫn cống hiến đấy thôi”.
Cô Dương nói: “Trên góc độ cá nhân, tôi thấy nên chăng với một số sinh viên không phải trường sư phạm nhưng đã học và tốt nghiệp ở một số chuyên ngành khác, sau đó có thể tiếp tục theo học một khóa nghiệp vụ sư phạm, ví dụ khóa nghiệp vụ 1 năm gì đó.
Với những sinh viên như vậy mình cũng có thể cho các em đó đủ tiêu chuẩn giảng dạy, có thể mở rộng đối tượng đào tạo giáo viên chứ không nhất thiết là phải học sư phạm.
Bản thân tôi cũng đã được khuyên rằng “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” khi tôi bước chân vào ngành sư phạm, mặc dù lúc đó tôi không có ý định theo nghề vì thấy quá nhiều khó khăn.
Ban đầu tôi sang làm văn phòng Luật nhưng một người cô có khuyên tôi rằng: Theo nghề Luật có lẽ em sẽ không phát triển được bằng nghề sư phạm vì tố chất của em là sư phạm.
Và ngẫm lại những gì mà tôi đã đạt được thì đều rất đúng với lời khuyên đó, tôi cũng cảm ơn bố mẹ mình vì lúc đó cương quyết bắt tôi theo nghề sư phạm. Nếu giờ được chọn lại tôi vẫn sẽ chọn nghề này.
Vậy nên các em sinh viên hãy tự tin chọn nghề, hãy tự tin với năng khiếu của mình, hãy làm theo chuyên môn là mặt mạnh của bản thân, khi các em có đam mê, yêu nghề, có năng lực thì chắc chắn nghề sẽ không phụ các em nhất là trong tương lai các trường công lập, trường quốc tế…phát triển thì những người có năng lực thực sự sẽ không lo thiếu việc”.
Đào tạo giáo viên, kiến thức thôi chưa đủ!
Hiện nay mức lương giáo viên vừa tốt nghiệp ĐH vào khoảng 3,5 triệu đồng/tháng trong khi sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng và cả phần học phí.
Bao giờ chế độ đãi ngộ của nhà giáo phản ánh đúng sức lao động với nghề, không bình quân cào bằng thì đó sẽ là lúc quan niệm "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm" trở nên lỗi thời.
Cần quan tâm tương xứng đối với ngành sư phạm.
Quan tâm tới "đầu vào"
Từ ngày 15/11/2020, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Bên cạnh đó, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Với nhiều gia đình, đây là một mức hỗ trợ "khủng". Bởi trong bối cảnh các trường đại học đẩy mạnh tự chủ với mức học phí rậm rịch tăng từ vài triệu đến vài chục triệu một kỳ học thì việc sinh viên sư phạm đi học không những không mất tiền, còn được hỗ trợ có điều kiện tiền sinh hoạt hàng tháng thì quá là ưu đãi. Tuy chưa đủ sức hấp dẫn để mọi thí sinh đổ xô vào sư phạm song với những thay đổi tích cực về chính sách dành cho sinh viên sư phạm của Nghị định 116 chắc chắn đã và đang có những tác động tới người học.
Trên thực tế, thống kê của trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho thấy, có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, các thí sinh là thủ khoa cả nước trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đầu quân vào trường. Lý do không hẳn là vì những ưu đãi với ngành học này mà phần lớn xuất phát từ sự đam mê, yêu thích công việc này của các thí sinh.
Những chính sách tích cực nhằm khuyến khích học sinh giỏi chọn ngành sư phạm rõ ràng đem đến một góc nhìn khác đối với nghề nghiệp được ví là "cao quý nhất trong những nghề cao quý" này. Đó là sự coi trọng xứng đáng dành cho những người thầy gắn bó với sự nghiệp trồng người. Tuy nhiên, đó mới là sự khởi đầu. Còn cả một hành trình dài trước mặt nếu muốn gắn bó với nghề.
Nhưng vẫn khó "đầu ra"
Theo phân tích của các chuyên gia, khó khăn sinh viên sư phạm phải đối mặt sau khi ra trường rất nhiều. Mà trước hết, đó là tìm kiếm việc làm phù hợp với chuyên môn, lĩnh vực được đào tạo.
Một lựa chọn được nhiều cử nhân cân nhắc đó là tìm kiếm cơ hội làm giáo viên hợp đồng ở một trường nào đó chờ đợt thi tuyển công chức. Nhưng chỉ tiêu chỉ có một mà hàng chục người "ngấp nghé". Trong đó, có những giáo viên đã công tác trong ngành đến cả chục năm cạnh tranh với những cử nhân sư phạm vừa tốt nghiệp. Một bài toán thực sự khó giải với nhiều địa phương.
Ngay cả chính sách trải thảm đỏ cho các thủ khoa đang được áp dụng cũng cho thấy, trong khi nhiều ngành nghề vắng bóng các thủ khoa đầu quân thì với sinh viên sư phạm đây là một cơ hội tuyệt vời. Nhưng như phân tích của ông Hà Thanh Quốc- Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam thì tiêu chí của Nghị định 140 là quá cao khi áp dụng đối với ngành sư phạm. "Trên thực tế, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc mỗi trường chỉ có vài người. Đó là chưa kể có thêm tiêu chí giải Ba học sinh giỏi tỉnh hay giải Khuyến khích quốc gia trở lên"- ông Quốc nhận xét.
Trong khi đó, tại Hà Nội, từ tháng 5/2020, UBND TP Hà Nội đã có tờ trình Hội đồng nhân dân thành phố đề nghị bổ sung biên chế giáo viên tiểu học và THCS để tuyển dụng dứt điểm số giáo viên hợp đồng có đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 31/12/2015 của TP Hà Nội.
Qua rà soát của Sở Nội vụ, hiện có 2.028 trường hợp giáo viên hợp đồng đủ điều kiện tuyển dụng đặc cách theo tinh thần công văn số 5387 ngày 5/11/2019 của Bộ Nội vụ (mầm non 841, tiểu học 380, THCS 807). Tuy nhiên, câu chuyện đến nay vẫn chưa ngã ngũ và nhiều giáo viên hợp đồng đã không thể chờ đợi tiếp tục nên đã làm đơn xin nghỉ. Có trường hợp giáo viên 20 năm dạy hợp đồng cũng xin nghỉ, không thể chờ xét tuyển đặc cách vì quá mệt mỏi và áp lực...
Những ưu đãi đối với người học ngành sư phạm là chủ trương, quan điểm đúng đắn và rất cần phát huy. Nhưng cần hơn nữa là câu chuyện đầu ra của ngành sư phạm bao giờ rộng mở để những cử nhân sư phạm không phải xếp bằng ĐH lại để đi làm việc khác? Cung cầu bao giờ mới gặp nhau để sinh viên sư phạm không còn cảnh thất nghiệp hoặc dạy hợp đồng theo tiết, theo tháng, không có quyền lợi như giáo viên biên chế hoặc được ký hợp đồng không xác định thời hạn. Đó là chưa kể, nếu không được tuyển dụng vào ngành sư phạm, sinh viên sư phạm lấy tiền đâu mà bồi hoàn?
Hiện đã có Nghị định về việc UBND cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo giáo viên với cơ sở đào tạo giáo viên theo quy định chung tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ. Theo đó, căn cứ vào nhu cầu sử dụng giáo viên tại địa phương, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể cơ chế tuyển dụng học sinh, sinh viên sư phạm tốt nghiệp theo quy định của pháp luật để tuyển dụng công chức, viên chức và người lao động làm việc trong ngành giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
Như vậy, nếu các địa phương có sự phối hợp tốt với trường sư phạm về nhu cầu thực tế của địa phương để đặt hàng thì sẽ tạo ra những thuận lợi cho cả người học và sự chủ động trong tuyển dụng của địa phương. Ngân sách nhà nước sẽ không bị lãng phí, sinh viên ra trường không phải sống trong cảnh thất nghiệp và rơi vào cảnh phải bồi hoàn học phí và chi phí hỗ trợ.
Đãi ngộ cần tương xứng
Nhắc lại mức đãi ngộ hiện nay, nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm- người sáng lập Trường Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng lương giáo viên vừa tốt nghiệp ĐH vào khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. Mức lương này nếu sống ở thành phố với nhà cửa sẵn có thì cũng có thể "cầm cự" được. Nhưng nếu phải đi thuê nhà thì thực sự khó khăn.
"Bất cập về tiền lương, đãi ngộ cho giáo viên không thể giải quyết trong một sớm một chiều nhưng chắc chắn muốn hút người tài vào sư phạm, một trong những việc cần giải quyết đó là bài toán việc làm và cơ chế lương, thưởng"- ông Lâm nói.
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng- nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP HCM cũng chỉ ra một thực tế là với mức hỗ trợ 36,3 triệu đồng/năm cùng mức học phí tạm tính khoảng 20 triệu đồng/năm thì trong 4 năm học, sinh viên sư phạm được hỗ trợ khoảng 225 triệu đồng. Với số tiền trên, ông Hồng cho rằng sinh viên nhiều ngành khác tốt nghiệp rồi đi làm có thể trả hết trong vòng 2 - 3 năm nhưng với sinh viên sư phạm tốt nghiệp đi dạy thì chừng đó thời gian chắc chắn không trả hết. Như vậy, thu nhập sau khi tốt nghiệp mới là yếu tố quyết định chứ không phải là hỗ trợ ban đầu.
Bộ GDĐT cho biết, thực hiện lộ trình xây dựng chính sách tiền lương mới theo nhiệm vụ Ban Chỉ đạo của Chính phủ giao, Bộ đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, đề xuất bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo và phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức ngành Giáo dục, với tinh thần đổi mới, công bằng, tạo được động lực, tránh bình quân, cào bằng. Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ngoài được hưởng lương theo vị trí việc làm thì phụ cấp theo ngành nghề, ưu đãi đặc thù cũng phải được bảo đảm.
Hà Nội: Gặp mặt đội tuyển dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia Ngày 21-12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức buổi gặp mặt đội tuyển học sinh thành phố Hà Nội tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021. Báo cáo về công tác chuẩn bị của đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia...