Cựu Giám đốc CDC không nhận tiền Việt Á: ‘Mình làm đúng sẽ được bảo vệ’
Khi bị khởi tố do liên quan Công ty Việt Á, ông Nguyễn Thành Danh vẫn tin tưởng rằng làm đúng sẽ được bảo vệ bởi ông không có động cơ trục lợi nào khác.
Chiều muộn 12/1, sau khi làm xong các thủ tục cần thiết, ông Nguyễn Thành Danh (nguyên Giám đốc CDC tỉnh Bình Dương) vội vã bước ra khỏi phòng xử án. Ông hồi hộp muốn báo ngay với gia đình mình là bị cáo duy nhất trong vụ Việt Á được tòa tuyên miễn trách nhiệm hình sự.
Cầm điện thoại trên tay, ông run run mở ra thấy hàng chục tin nhắn chúc mừng của người thân, bạn bè, thậm chí là của các lãnh đạo tỉnh Bình Dương. Họ theo dõi thông tin trên báo chí, biết tin người từng đứng đầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh được hưởng các tình tiết khoan hồng đặc biệt, ai cũng nghẹn ngào, xúc động.
Bản thân ông Danh cũng không giấu được cảm xúc vỡ òa khi gỡ bỏ được gánh nặng trong lòng là mang tội trong đại dịch COVID-19.
“Người bị khởi tố mà cuối cùng được miễn trách nhiệm hình sự, vui và phấn khởi lắm”, ông Nguyễn Thành Danh chia sẻ.
Ông Nguyễn Thành Danh (bên phải) và luật sư Nguyễn Thành Công (đoàn luật sư TP.HCM).
Ngay trong buổi chiều, các con bay ra Hà Nội với ông Danh. Trước niềm vui lớn, họ không khoa trương mở tiệc ăn mừng mà dành cả buổi tối để mấy cha con ngồi bên nhau, chia sẻ về những chuyện vừa phải trải qua.
“Mấy cháu mừng lắm, định dịp này đưa tôi đi du lịch mấy bữa rồi về”, ông Danh khoe, giọng tràn đầy hạnh phúc.
Video đang HOT
Lẽ ra, cơ hội được đi du lịch cùng con cháu với người đàn ông này được thực hiện từ rất lâu. Ông Danh từng xin nghỉ hưu trước thời hạn và được chấp thuận. Nhưng đại dịch COVID-19 bất ngờ ập đến, Bình Dương trở thành “điểm nóng”, ông Danh đưa ra quyết định tiếp tục ở lại, đăng ký tham gia vào tuyến đầu chống dịch.
Cuối năm 2021, dịch COVID-19 tại địa phương được đẩy lùi. Bệnh viện dã chiến lớn nhất Bình Dương đóng cửa. Lúc này, tưởng chừng ông Danh có thể yên tâm nghỉ hưu sau thời gian dài dốc sức vì sức khỏe người dân.
Ngày đầu tiên của năm mới 2022, ông Danh chính thức nhận quyết định nghỉ hưu. Nhưng nghiệt ngã thay, chính hôm đó ông nhận kèm thêm quyết định khởi tố bị can liên quan vụ Việt Á và bị bắt tạm giam suốt 10 tháng sau đó.
“Khi bị khởi tố, lúc đầu tôi tuyệt vọng, hoang mang nhưng niềm tin thì vẫn có nên không có hành động tiêu cực. Tôi suy nghĩ mình đã cống hiến, không có mục đích, động cơ trục lợi nào khác. Khi làm việc với cơ quan cảnh sát điều tra và viện kiểm sát hoặc lúc xét xử thì rõ ràng tôi thấy, mình làm đúng thì sẽ được bảo vệ. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào pháp luật, trong hoàn cảnh đặc biệt chắc chắn pháp luật sẽ cho phép thôi”, ông Danh kể lại.
Nhắc lại phiên tòa đại án Việt Á, ông Danh cảm nhận đây là phiên tòa rất nhân văn, bởi tất cả bị cáo vi phạm đều ở khung rất cao nhưng được tòa xem xét bối cảnh và các tình tiết giảm nhẹ khác.
“HĐXX đã xem xét rất nhiều khía cạnh, hoàn cảnh…, tìm ra được tình tiết để có thể giảm nhẹ được cho bị cáo. Tại phiên tòa, viện kiểm sát cũng đồng cảm với hoàn cảnh dịch bệnh của Bình Dương nên mới có tình tiết giảm nhẹ cho tôi”, ông Danh chia sẻ.
May mắn thoát vòng lao lý, nhưng ông Danh vẫn thẳng thắn khẳng định không ân hận với những rắc rối liên quan pháp luật mình vừa phải trải qua.
“Tôi không ân hận, rõ ràng tôi làm vì sức khỏe, vì tính mạng người dân. Tôi quan niệm rằng chống dịch như cuộc chiến chống giặc, phải có niềm tin. Nhưng tôi sẽ suy nghĩ kỹ chặt chẽ hơn làm sao để tránh được sai sót”, ông Danh trải lòng.
Ông Nguyễn Thành Danh.
Theo cáo trạng, ông Nguyễn Thành Danh bị truy tố Tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và bị đề nghị mức án mức án 10 tháng 4 ngày (bằng thời gian tạm giam).
Ông Nguyễn Thành Danh nhiều lần từ chối nhận tiền khi được nhân viên của Công ty Việt Á khi công ty này đến “cảm ơn”.
Vì vậy, tòa cân nhắc, quyết định chính sách khoan hồng đặc biệt là miễn trách nhiệm hình sự cho ông Nguyễn Thanh Danh. Theo HĐXX, mặc dù bị cáo đã có thể nghỉ trước thời hạn nhưng khi được yêu cầu, đề nghị ông Danh vẫn ở lại sát cánh cùng CDC Bình Dương trong chống dịch COVID-19.
Là lãnh đạo CDC Bình Dương, ông Danh nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm và có thể bị xử lý nhưng đã “dám nghĩ, dám làm” vì sức khỏe, tính mạng của đồng bào.
“Bị cáo không tư lợi cá nhân. Bị cáo đã nhiều lần từ chối nhận tiền, nhận quà cảm ơn của Công ty Việt Á và cũng đã cảnh tỉnh nhân viên cấp dưới khi tiếp xúc, nhận quà cảm ơn”, HĐXX đánh giá.
Tiếp tục xét xử đại án Việt Á: Viện dẫn nhiều lý do để xin giảm nhẹ hình phạt
Ngày 9/1, phiên tòa sơ thẩm xét xử đại án Việt Á tiếp tục với phần tranh luận. Bào chữa cho cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, 4 luật sư đồng tình với cáo buộc, song xin HĐXX xét đến các yếu tố khách quan về bối cảnh, công lao, cũng như sức khỏe sụt giảm của bị cáo sau quá trình chống dịch.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Giang Long.
Theo luật sư, sai phạm của cựu Bộ trưởng Long diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh đặc thù, đòi hỏi cách xử lý chưa từng có tiền lệ. Việc cấp phép tạm thời cho kit test Việt Á diễn ra ngày 4/3/2020, khi bị cáo Long mới làm Thứ trưởng Bộ Y tế được một tuần. Luật sư cho rằng, cuối năm 2020, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bị cáo Long đã "toàn tâm, toàn ý" chống dịch.
"Bị cáo Nguyễn Thanh Long nhiều đêm mất ngủ, suy kiệt, sang chấn tâm lý vì chống dịch, làm việc đến lao lực. Hiện mắt trái hầu như mất hẳn thị lực. Không chỉ vậy, bị cáo Long còn được Bộ Y tế và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, hơn 140 đồng nghiệp thân thiết, trong đó có hơn 40 giáo sư, phó giáo sư đầu ngành, cùng nhiều học trò viết đơn xin giảm án..." - luật sư nêu.
Trong khi đó, bị cáo Phạm Xuân Thăng - cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương (bị cơ quan công tố đề nghị mức án 5-6 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ) cũng được hơn 100 cựu giáo viên, học sinh của Trường THPT Cầu Xe (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) viết đơn xin giảm nhẹ, do giai đoạn 1988 - 1995 bị cáo Thăng là giáo viên của trường, có nhiều đóng góp cho trường và địa phương.
Luật sư mong HĐXX xem xét bối cảnh căng thẳng địa phương này và bản thân cựu Bí thư Thăng phải đối mặt và thời điểm cuối năm 2020 đầu năm 2021. Động cơ khiến bị cáo Thăng đưa ra chỉ đạo Công ty Việt Á tham gia xét nghiệm tại tỉnh Hải Dương là do tình hình dịch bệnh cấp bách, bị cáo tin tưởng đề xuất từ lãnh đạo Bộ Y tế lúc đó là bị cáo Nguyễn Thanh Long. Thời điểm đó, theo luật sư, cựu Bí thư Thăng và Phan Quốc Việt cũng như Công ty Việt Á không có bất kỳ liên hệ, tiếp xúc nào, cũng như không thỏa thuận, hứa hẹn nào về chia sẻ lợi nhuận từ bán kit test.
Ngoài ra, luật sư dẫn chứng trong quá trình chỉ đạo phòng chống dịch, thân chủ đã đưa ra 62 chỉ đạo của đúng đắn, kịp thời, giúp Hải Dương dập dịch, kiểm soát dịch bệnh thành công.
Ngoài 2 bị cáo từng là lãnh đạo cao cấp của bộ, ngành, địa phương là Nguyễn Thanh Long và Phạm Xuân Thăng, còn có cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh (bị VKS đề nghị án 3-4 năm tù vì tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí) cũng đã thừa nhận hành vi, chỉ mong HĐXX xem xét bối cảnh khách quan, đánh giá toàn diện vụ án để giảm nhẹ hình phạt.
Về cáo buộc ký quyết định phê duyệt đề tài nghiên cứu kit test, giao cho Học viện Quân y chủ trì nhưng lại để Công ty Việt Á phối hợp, luật sư cho rằng, việc ký các quyết định của bị cáo Chu Ngọc Anh là trong bối cảnh cấp bách. Do đó, bị cáo Chu Ngọc Anh đã trao đổi với cấp dưới để tổ chức cuộc gặp với các nhà khoa học, xin ý kiến, góp ý, khuyến cáo.
Về việc đưa kit xét nghiệm sản xuất thương mại trái quy định, luật sư cho rằng đề tài này dừng ở mức nghiên cứu quy trình, Bộ Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm sản xuất thương mại.
Sự biến tướng của những 'món quà cảm ơn' Quà biếu với mục đích trong sáng là phong tục, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta nhưng khi những món quà với giá trị vật chất lớn vượt trên mức tình cảm nhằm mục đích vụ lợi thì cần phải gọi đúng tên là 'hành vi nhận hối lộ' và cần phải được loại bỏ. Trong những ngày qua, theo dõi...