Cuối tuần đãi cả nhà những món chim cực hấp dẫn này, đảm bảo chồng thích con khen
Món thịt chim nào cũng thơm ngon và bổ dưỡng đảm bảo cho sức khỏe của cả nhà, nhất là các bé sẽ thích thú với những món ăn này đấy. Các mẹ hãy trổ tài làm ngay để thưởng thức xem sao.
Chim cút nướng
Nguyên liệu:
- Chim cút
- Tỏi khô băm nhỏ
- Hành khô băm nhỏ
- Hạt tiêu
- Mật ong
- Bột nghệ
- Xì dầu
- Dầu vừng
- Dầu ăn
Cách làm:
- Chim cút xát qua bên trong và ngoài cùng với chút muối rồi rửa sạch và để róc nước.
- Trộn tất cả nguyên liệu còn lại thành sốt ướp. Ướp ít nhất là 1 tiếng, nếu có thời gian thì ướp lâu hơn.
- Sau khi đủ thời gian ướp rồi thì cho vào lò nướng vàng hai mặt (nhiệt độ 220 thời gian 40 phút .)
Trong khi nướng thỉnh thoảng dùng chổi quét phần sốt khi ướp vào mặt trong và ngoài chim cút để chim có màu bóng vàng đẹp và ngấm gia vị là món ăn đã hoàn thành.
Ảnh: Lệ Quyên
Chim cút chiên bơ
Nguyên liệu:
- Chim cút
- Tỏi khô băm nhỏ
- Hành khô băm nhỏ
- Hạt tiêu
Video đang HOT
- Ngũ vị hương
- Mật ong
- Bột nghệ
- Xì dầu
- Dầu vừng
Cách làm:
- Chim cút xát qua bên trong và ngoài cùng với chút muối rồi rửa sạch và để róc nước.
- Trộn tất cả nguyên liệu còn lại thành sốt ướp. Ướp ít nhất là 1 tiếng, nếu có thời gian thì ướp lâu hơn.
- Sau khi đủ thời gian ướp rồi thì cho chim vào chảo nhiều dầu, chiên vàng hai mặt. Sau khi đã chiên chín vàng hai mặt chim cút thì cho bơ vào chảo, chờ bơ nóng tan chảy thì cho chim cút vào chiên qua rồi gắp và bày ra đĩa.
Ảnh: Lệ Quyên
Xôi chim
Nguyên liệu:
- Gạo nếp 1kg
- Chim bồ câu 1 con
- Hành khô
- Mỡ gà
Cách làm:
- Gạo nếp ngâm khoảng 5-6 tiếng, sau đó tãi cho khô rồi rắc ít muối trộn đều với gạo và đem đồ chín.
- Sau đó tãi xôi ra mâm cho nguội, trong lúc chờ nguội thì làm thịt chim, nhà có trẻ em thì thịt chim nên lọc bỏ xương rồi băm nhỏ xào chín, hành khô phi thơm chia làm 2 phần 1 phần để trộn với xôi, 1 phần để rắc vào xôi khi ăn.
- Mỡ gà xào lấy nước mỡ sau đó trộn thịt chim, ít hành khô, mỡ gà vào xôi, đảo đều cho thịt chim hòa quyện cùng với xôi.
- Sau đó cho xôi vào chõ đồ tiếp thêm 45 phút nữa là ăn được. Xôi chim khi ăn rắc ít hành khô lên trên. Món này dùng cho các bữa cỗ, hoặc cải thiện cuối tuần, đặc biệt các bé rất thích.
Ảnh: Như Quỳnh
Theo 24h.com.vn
Mách chị em 3 cách nấu xôi bằng nồi cơm điện vừa dẻo lại ngon, hạt căng bóng
Cách nấu xôi bằng nồi cơm điện không khó, lại khá nhanh chóng nhưng không phải chị em nào cũng rõ các bước chính xác để cho ra thành phẩm là món xôi dẻo, ngon như với cách nấu thông thường.
Xôi là một món ăn truyền thống của Việt Nam, có đa dạng các loại như xôi trắng, xôi đỗ xanh, xôi gấc,... với vị dẻo thơm của gạo nếp, lại không hề khó nấu. Các món xôi dễ dàng mua tại các cửa hàng nhưng không phải ở đâu cũng đảm bảo an toàn vệ sinh và ngon như bạn mong muốn, vì vậy nên chọn cách nấu xôi tại nhà vừa tiết kiệm lại đảm bảo ngon miệng.
Hiện nay, nhiều chị em dần chuyển sang phương pháp nấu xôi bằng nồi cơm điện bởi ưu điểm tiết kiệm thời gian hơn so với nấu bằng cách bình thường mà hạt xôi vẫn dẻo ngon. Dưới đây là 3 cách nấu xôi bằng nồi cơm điện với món xôi trắng đơn giản nhất, siêu nhanh, siêu dễ mà bà nội trợ nào cũng có thể áp dụng.
1. NGUYÊN LIỆU ĐỂ NẤU XÔI BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN
- Gạo nếp dẻo: 300 gr
- Muối
- Mỡ gà
- Nước sạch
Nấu xôi bằng nồi cơm điện vừa dễ lại nhanh chóng mà xôi vẫn dẻo thơm.
2. CÁCH NẤU XÔI BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN
CÁCH 1: NẤU XÔI BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN BẰNG CÁCH KHÔNG NGÂM GẠO
- Với cách làm này, sau khi vo gạo sạch, bạn cho gạo vào nồi cùng một chút muối và nước sôi. Lưu ý lượng nước sôi cho vào không quá nhiều, chỉ cho ngang với mặt nếp, cách khoảng 0,5cm.
- Cắm nồi cơm điện, bật chế độ nấu như nấu cơm.
- Khi nồi bật sang chế độ hâm nóng, lúc này nước trong nồi cũng đã cạn.
- Bạn mở nồi, đảo nhẹ gạo nếp, au đó đóng nắp lại và đợi từ 5 - 7 phút sau thì mở nắp nồi là xôi có thể ăn được.
CÁCH 2: NẤU XÔI BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN CÓ NGÂM GẠO
- Vo gạo nếp rồi ngâm gạo từ 3-4 tiếng.
- Vớt gạo ra để ráo nước rồi cho vào nồi cơm điện cùng với một chút muối.
- Bật nồi nấu ở chế độ bình thường, khi nồi chuyển sang chế độ hâm nóng thì mở nắp nồi ra rồi để một chiếc khăn ướt lên trên nồi.
- Với cách này, gạo nếp sẽ chín bằng hơi nước. Bạn có thể trộn ít dầu ăn hoặc mỡ gà vào xôi để xôi không bị cháy, đồng thời tăng thêm hương vị và độ hấp dẫn cho món xôi.
CÁCH 3: NẤU XÔI BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN VỚI NHIỀU NƯỚC
- Vo gạo rồi cho gạo, muối và lượng nước vào nồi nấu như nấu cơm.
- Khi nước bắt đầu sôi thì đổ nước ra ngoài cho gạo ráo nước.
- Sau đó bạn nấu tiếp nếp và sau khoảng 20 phút là nếp bắt đầu chín, bạn sẽ có được nồi xôi với hạt xôi khô ráo không bị nhão nhưng vẫn giữ được độ mềm.
YÊU CẦU THÀNH PHẨM
- Xôi sau khi chín phải có mùi thơm đặc trưng của gạo nếp. Khi ăn thấy xôi rất dẻo và mềm chứ không bị khô cứng, cũng không bị nhão do đổ quá nước. Hương vị xôi có chút đậm đà của muối, béo ngậy ngọt ngon nhờ mỡ gà thêm vào khi đang nấu.
- Xôi chín có màu sắc trắng sáng, đẹp mắt và vô cùng hấp dẫn.
- Bạn có thể thưởng thức xôi không, hoặc ăn cùng ruốc, thịt kho, thịt gà,...đều rất ngon.
Món xôi có thể ăn kèm với thịt kho, thị gà, ruốc,...
3. BÍ QUYẾT NẤU XÔI DẺO NGON NHƯ NGOÀI HÀNG
Đối với cách nấu xôi bằng nồi cơm điện nào thì bạn cũng cần có những bí quyết nấu xôi dưới đây để món xôi luôn có độ dẻo ngon, chín đều và hấp dẫn.
3.1. Chọn gạo nếp "chuẩn"
- Món xôi có ngon hay không quan trọng nhất là ở loại nếp mà bạn lựa chọn để nấu xôi. Nếp dùng nấu xôi cho thơm và ngon thì ta phải lựa chính xác là giống nếp cái. Nếu như không có loại nếp này hoặc là quá khó để mua được thì bạn mua nếp loại khác, nhưng cũng nên lựa sao đúng loại nếp ngon, có màu trắng đục, hạt đều, căng bóng.
3.2. Chú ý nhiệt độ
- Khi nấu, bạn nên để ý nhiệt độ của nồi cơm điện. Bạn cho nước vào nồi nấu sôi trước, đợi khi nhiệt độ sôi tăng cao mới bắt đầu hấp xôi. Ưu điểm của nồi cơm là giữ được mức nhiệt khá ổn định khi nấu chứ không mất công chỉnh như bếp gas, vì vậy đơn giản hơn cho các bà nội trợ.
- Để có nồi xôi ngon đúng điệu, cứ 10 phút bạn mở nắp một lần để lau khô hơi nước trong nồi là được.
3.3. Cho gạo vào nồi đúng cách
- Một trong những lỗi chị em thường gặp phải khi nấu xôi là hạt gạo không chín đều, chỗ khô, chỗ nhão, chỗ cháy. Trước khi nấu xôi hãy dùng tay bốc từng nắm gạo nếp cho vào nồi thay vì đổ cả vào như thông thường. Cách này giúp hạt nếp được rải đều, không bị chèn vào nhau, hơi nước tỏa ra khắp nồi chín đều hạt gạo.
Khi nấu xôi, cứ 10 phút bạn mở nắp một lần để lau khô hơi nước trong nồi.
3.4. Lượng nước phải chính xác
- Đây là khâu quan trọng và khó nhất trong việc nấu được một nồi xôi ngon, dẻo. Theo những bà nội trợ lành nghề chia sẻ, lượng nước đổ dưới nồi hấp chỉ nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi.
- Một mẹo nhỏ để kiểm tra lương nước trong nồi khi đang nấu xôi là: khi cho nước vào bạn nên cho vào nồi và đặt lên mặt nước một chiếc đĩa sứ, khi nồi nước có tiếng kêu lạch cạch, đó là dấu hiệu cạn nước, đáy đĩa chạm vào nồi. Lúc này, nếu xôi chưa chín, bạn cần cho thêm nước.
3.5. Bí quyết cho hạt xôi bóng, hấp dẫn
- Bước cuối cùng để hoàn thiện món xôi là dưới một chút dầu ăn hoặc mỡ gà và đảo đều chõ xôi trước khi bắc ra. Xôi sẽ có độ căng bóng và mềm mượt hấp dẫn, lại tăng thêm độ béo ngậy.
Theo khampha.vn
Đâu chỉ là món ăn trong bữa cơm gia đình, chả cốm giờ còn là loại topping "xịn sò" ăn kèm với loạt món khác ở Hà Nội Chả cốm ăn riêng đã ngon, làm topping cho xôi, bánh cuốn hay bánh giò lại càng tuyệt hơn nữa. Cốm là đặc sản của mùa thu Hà Nội, mang hương vị đặc trưng khó lẫn. Có lẽ chẳng nơi đâu lại có nhiều món ngon từ cốm đến vậy, từ bánh cốm, cốm xào, xôi cốm đến cả chè cốm. Nhưng độc...