Cuộc đối thoại ’sòng phẳng’ giữa học sinh và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế
Cuộc gặp mặt, đối thoại định hướng nghề nghiệp lần đầu tiên giữa lãnh đạo tỉnh và những người có trách nhiệm tại Thừa Thiên -Huế với gần 500 học sinh diễn ra sôi nổi, thẳng thắn, sòng phẳng và hết sức thiết thực .
Học sinh nêu ra nhiều câu hỏi thẳng thắn với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên- Huế – ẢNH: CTV
Sáng 6.6 tại hội trường Đại học Huế, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, đã gặp mặt, đối thoại với gần 500 học sinh trên địa bàn tỉnh để định hướng nghề nghiệp trên lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT).
Giáo trình “quá lạc hậu”, Huế sẽ thay đổi
Ngoài đại diện lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế, tham dự buổi gặt mặt có lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh, Đại học Huế, một số doanh nghiệp và nhiều đơn vị liên quan trên lĩnh vực CNTT.
Chúng tôi hiểu và lo lắng rằng, 5 – 10 năm nữa các em ra trường mà thất nghiệp thì đấy là tội, lỗi của lãnh đạo chính quyền. Và điều đó chắc chắn nó không thể xảy ra
Ông Phan Thiên Định – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế
Sau phần phát biểu gợi mở vấn đề, nêu định hướng, khái quát và dự báo tình hình chung ngành CNTTcủa Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế Phan Ngọc Thọ, lãnh đạo trường ĐH, doanh nghiệp, chuyên gia công nghệ…, buổi gặp mặt nhanh chóng trở thành buổi đối thoại với nhiều câu hỏi hay, thực tế, như tỷ lệ sinh viên ngành CNTT ra trường có việc làm của ĐH Huế; lợi thế cạnh tranh trong xin việc, phương hướng nâng cao đầu vào và đảm bảo việc làm đầu ra cho nhân lực ngành CNTT tại Huế. Hay việc lãnh đạo tỉnh, trường ĐH làm sao thay đổi nhận thức và hiểu biết, niềm tin về học ngành CNTT tại Huế của chính phụ huynh các em, khi mà Huế không phải là ưu tiên của bố mẹ khi định hướng ngành học cho con em, mà họ chọn nơi khác, tỉnh thành khác?
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ cung cấp những thông tin cụ thể về chiến lược phát triển CNTT, đặc biệt có những trao đổi cởi mở, thẳng thắn và “sòng phẳng” với học sinh – ẢNH: Đ.T
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh nhân loại đang ở trong kỷ nguyên số, CNTT đã tác động trong mọi mặt của đời sống. Ông Thọ khuyên học sinh khi chọn ngành CNTT cần có thái độ học tập nghiêm túc, trong đó xây dựng tốt kỹ năng ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh và ngôn ngữ CNTT. Đối với tỉnh, “việc hình thành một đội ngũ mạnh về CNTT là vô cùng cấp bách”. Đặc biệt, Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa Huế và di sản cố đô Huế. Để thực hiện được điều đó, một trong những chiến lược phát triển của tỉnh là lấy CNTT làm nền tảng. UBND tỉnh cũng đã có đề án xây dựng nguồn nhân lực 10.000 nhân viên cho ngành CNTT đến năm 2025.
Học sinh chăm chú theo giỏi định hướng, lời khuyên và những phúc đáp về phát triển ngành CNTT từ những người có trách nhiệm – ẢNH BTC
“Giáo dục IT trong trường phổ thông cần đổi mới mạnh mẽ. Bộ GD-ĐT dù mới cho khởi động thay đổi giáo trình lớp 1, nhưng tỉnh có chủ trương giao cho Sở GD-ĐT nghiên cứu cho thay đổi giáo trình tất cả 12 lớp. Bởi lẽ, hiện nay giáo trình giảng dạy CNTT trong trường học phổ thông quá lạc hậu, không còn phù hợp. Nếu chúng ta đợi quốc gia thì mất 5 – 6 năm nữa mới đổi mới 12 lớp học, nhưng thấy cần thiết thì Thừa Thiên- Huế sẽ đi đầu”, ông Thọ nói.
“Em thấy hứa nhiều, chưa thấy cách làm cụ thể”
PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế, có vẻ đã không làm thỏa mãn học sinh ở một số câu trả lời, khi mà ông luôn nhắc đến những thành tích của ĐH Huế như bề dày lịch sử 63 năm, nguồn nhân lực CNTT hiện nay rất khan hiếm, là trường ĐH lọt tốp 200 của châu Á… Nhưng thực tế rất nhiều trường ĐH đầu vào thấp, sinh viên Huế mất lợi thế cạnh tranh với sinh viên những tỉnh, thành phố lớn khác khi xin việc, ra trường không xin được việc… Ông Chương nói sinh viên ngành CNTT hầu như các doanh nghiệp tuyển dụng hết, nhưng nhìn nhận nguồn làm việc ở Huế chưa nhiều, phần vì học sinh của Huế học CNTT chưa nhiều. Để làm tốt điều đó cần có kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng về tiếng Anh và thái độ ứng xử trong CNTT. Ba tiêu chí ấy hiện nay ĐH Huế đang tập trung cải tiến.
PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế định hướng, giải đáp những thắc mắc của học sinh – ẢNH: Đ.T
Về cuối buổi đối thoại, một nam sinh đặt hàng loạt câu hỏi khiến cả hội trường xôn xao, thậm chí em tỏ ra “sòng phẳng” khi nêu quan điểm thực trạng ngành CNTT cũng như tình hình giáo dục chung của Huế: Trong 5 năm tới liệu có còn công việc của ngành CNTT hay không, bởi vì tỉnh, thành nào cũng chú trọng đào tạo CNTT?
Ở ngành CNTT, khi tuyển dụng, doanh nghiệp chọn sinh viên của Đà Nẵng hơn của Huế. Điều này khiến học sinh Huế thường chọn Đà Nẵng để học, thay vì học ở Huế, điều đó dẫn đến điểm đầu vào tuyển sinh ở Huế rất thấp. Nam sinh này gọi đó chính là “cái vòng luẩn quẩn không thể dứt ra”. Cuối cùng, nam sinh nêu: “Em thấy các chú các bác hứa nhiều quá nhưng chưa thấy cách các chú các bác làm. Em muốn hỏi là các bác cụ thể sẽ làm những gì cái mà các bác hứa hẹn? Em mong các bác trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của em”.
Lãnh đạo tỉnh, Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế, ĐH Huế cùng các ban ngành, doanh nghiệp chụp hình lưu niệm với học sinh – ẢNH: BTC
Ông Phan Ngọc Thọ cho rằng làm sao để giữ được chân các em lại để cống hiến cho quê hương là vấn đề trăn trở của lãnh đạo tỉnh. UBND tỉnh chọn CNTT làm đột phá, bởi tỉnh có điều kiện. Hiện đã có một số doanh nghiệp, tập đoàn CNTT mạnh, mang tầm quốc tế “đặt chân” ở Huế, nên việc làm, thu nhập không phải là vấn đề mà còn phụ thuộc vào năng lực học tập, làm việc của chính các em. Ông Thọ cho biết sẽ có những điều chỉnh cơ cấu ngành nghề trong giáo dục nghề nghiệp cho phù hợp và mong muốn chất lượng học tập từ phía học sinh- sinh viên; các trường ĐH, cơ sở đào tạo cần nâng cao uy tín, thương hiệu của mình hơn qua đó nâng cao chất lượng đầu vào, phải đưa CNTT sánh với nhiều ngành học đầu vào cao điểm khác. “Đầu vào mà phải vớt, vét thì không có đầu ra tốt được”, ông Thọ nhấn mạnh.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Thiên Định (hàng đầu bên trái) có những trả lời thẳng thắn với học sinh – ẢNH: Đ.T
Tiếp lời Chủ tịch UBND tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Thiên Định nhìn nhận điều mà học sinh và phụ huynh đang thiếu là định hướng nghề nghiệp, nhận thức rõ ngành nghề mà mình học. Ông cho rằng khoảng trống này có “lỗi của chính quyền. Vị Phó chủ tịch cho biết thêm khi làm đề án (phát triển nhân lực ngành CNTT-PV) UBND tỉnh đã khảo sát rất kỹ nhu cầu của doanh nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà những doanh nghiệp lớn về CNTT chọn Huế để đặt chân đến, vì Huế có những điều kiện phù hợp Chính những điều đó tỉnh mới chọn CNTT là ngành mũi nhọn.
Kết thúc phần đối thoại, giải đáp thông tin với học sinh , ông Định nói: “Chúng tôi hiểu và lo lắng rằng, 5 – 10 năm nữa các em ra trường mà thất nghiệp thì đấy là tội, lỗi của lãnh đạo chính quyền. Và điều đó chắc chắn nó không thể xảy ra”.
Không để học sinh bỏ học vì không theo kịp chương trình
Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu đảm bảo vệ sinh, an toàn phòng dịch và có kế hoạch dạy bù nhằm không để học sinh nào phải bỏ học vì không theo học chương trình dạy trên truyền hình và online.
Ngày 25-4, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị đón học sinh trở lại trường tại nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh này.
Tại buổi kiểm tra, ông Thọ yêu cầu ngành giáo dục tỉnh này cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá trường học an toàn phòng chống dịch. Theo đó, bộ tiêu chí bao gồm các chỉ số thành phần, chú trọng những chỉ số về số lượng học sinh, giáo viên, nhân viên tập trung hoạt động tại cơ sở giáo dục mầm non; mật độ học sinh, giáo viên, nhân viên tập trung trên diện tích phòng sinh hoạt, phòng làm việc; khoảng cách học sinh, giáo viên, nhân viên tập trung ngoài phòng làm việc.
Ông Bùi Thanh Hà (thứ 2 từ phải qua) kiểm tra công tác chuẩn bị đón học sinh trở lại trường
Ông Thọ cũng yêu cầu Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế trước khi đón học sinh THCS, THPT trở lại trường vào ngày 27-4 thì tất cả các trường học, cơ sở giáo dục phải kiểm tra, rà soát thật kỹ công tác chuẩn bị. Đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn học sinh, phụ huynh học sinh thực hiện các quy định về phòng chống dịch của Bộ GD-ĐT.
Theo ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế, địa phương này có trên 105.000 học sinh khối THCS và THPT trở lại trường vào ngày 27-4, các trường học đều đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh theo quy định. Đối với khối mầm non, tiểu học với trên 158.000 học sinh dự kiến đến trường vào ngày 4-5, sẽ chuẩn bị cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu trong tuần tới.
Các giáo viên vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón học sinh trở lại
Các trường phải bố trí đủ nước sạch rửa tay, xà phòng, nước sát khuẩn tại vị trí thuận lợi, ở những khu vực giáo viên, học sinh thường xuyên qua lại sử dụng và nhắc nhở giáo viên, nhân viên, học sinh rửa tay thường xuyên; kết thúc mỗi buổi học, duy trì thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp; kiểm tra, bổ sung nước sát khuẩn, xà phòng và các vật dụng cần thiết khác để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo; không tổ chức các hoạt động tập trung đông học sinh, chỉ sinh hoạt tại lớp chứ không chào cờ.
Đảm bảo 100% giáo viên, học sinh có khẩu trang và tổ chức cấp phát, hướng dẫn học sinh cách sử dụng. Ông Tân cho biết Thừa Thiên - Huế đã cấp 300.000 khẩu trang vải cho các trường để phục vụ cho học sinh đi học trở lại. Dự kiến đợt 2 sẽ cấp tiếp 300.000 chiếc khẩu trang. "Trong ngày đi học đầu tiên, yêu cầu các trường tiến hành kiểm tra thân nhiệt của toàn bộ học sinh, giáo viên; rà soát cụ thể từng đối tượng học sinh để nắm bắt và theo dõi tình hình sức khỏe của học sinh" - ông Tân cho biết.
Phun tiêu độc khử trùng trường lớp để đón học sinh trở lại
Theo yêu cầu của Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế, các trường phải có kế hoạch triển khai dạy bù để đảm bảo tiến độ chương trình nhưng tuyệt đối không tạo ra áp lực thời gian; không tổ chức các hoạt động dạy thêm, học thêm. Đồng thời tiến hành rà soát cụ thể từng hoàn cảnh, điều kiện học sinh không tham gia được kỳ học trực tuyến để có kế hoạch bổ sung kiến thức cho học sinh. Không để học sinh phải bỏ học vì không theo học được chương trình dạy học truyền hình, online, gia đình gặp khó khăn do ảnh hưởng từ hậu quả dịch bệnh Covid-19.
Ông Tân cho biết nhờ dạy truyền hình cho các khối 5, 9 và 12 nên khoảng hơn 98% học sinh đồng bằng và hơn 90% miền núi thuộc các khối lớp trên hiện nay gần hoàn thành chương trình học. Đối với các khối lớp còn lại, chương trình dạy online do triển khai muộn hơn nhưng theo chương trình tinh giản đã được Bộ GD-ĐT điều chỉnh đã kịp hoàn thành, vì vậy không căng trong dạy bù. Tuy nhiên, theo ông Tân thì sẽ bù riêng cho một số lớp dành cho các học sinh chưa học được trong đợt học vừa rồi.
QUANG NHẬT
Huế: Học sinh TP ở nhà ôn bài, học sinh nông thôn bán ngô phụ cha mẹ mưu sinh Trong những ngày nghỉ học để phòng chống dịch bệnh, nhiều em học sinh ở huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) đã phụ giúp cha mẹ mưu sinh. Học sinh phụ giúp cha mẹ mưu sinh Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và để đảm bảo an toàn cho các em học sinh từ trẻ mầm non đến THPT, Sở...