Cuộc chiến” chống béo phì cho trẻ
Các chuyên gia đã chỉ ra thực trạng béo phì ở học sinh tiểu học là do ăn nhiều, thiếu sân chơi, học sinh lười vận động…
Tình trạng học sinh thừa cân, béo phì đang có chiều hướng gia tăng
Chị Nguyễn Thị Thu Thủy có con gái 10 tuổi học lớp 5 cao 1,5m nhưng nặng gần 70 kg. Chị cho biết đã cho bé đi khám để kiểm soát việc tăng cân nhưng một thời gian rồi đâu lại vào đó. Có lần vào trường đón con, nghe cô bảo mẫu “mắng vốn”, khẩu phần cơm trưa bé ăn không đủ, phải xin thêm cơm của bạn thế là ngày nào chị cũng thủ trong giỏ hộp sữa hay cái bánh để bé lót dạ mỗi khi tan học. Giờ thì chị phó mặc vì hễ giảm khẩu phần ăn là bé khóc, chị cầm lòng không được. Cho bé ăn thoải mái nhưng chị Thủy cũng khuyến khích con chơi thể thao, vận động nhiều để mong giảm được cân nào thì giảm cho con.
Buông xuôi với trẻ béo phì
Một nhóm học sinh Trường Lương Thế Vinh (Gò Vấp) có trọng lượng ở mức béo phì cho biết mỗi khi than đói bụng, ở trường cô giáo luôn cho thêm cơm khi ăn trưa hoặc nhắn tin gọi ba mẹ mang thức ăn tới tiếp tế thêm.
Theo BS Nguyễn Tài Dũng, phụ trách y tế học đường, Sở GD&ĐT TP.HCM, tình trạng học sinh thừa cân, béo phì đang có chiều hướng gia tăng. “Chúng tôi có cuộc điều tra ở một số trường tiểu học trên địa bàn thì tỉ lệ học sinh thừa cân, béo phì, có nơi lên đến 20%, tập trung ở các trường nội thành, sân chơi chật hẹp.
Quan sát cho thấy ngày nay phụ huynh ít nhận ra mặt trái của việc trẻ thừa cân, phụ huynh cho con em ăn vô tội vạ, sáng vừa thức giấc là ăn, uống sữa, rồi trưa ăn, xế ăn, chiều ăn, tối ăn nhẹ… Lúc nào có thể là nạp thức ăn cho trẻ. Vì vậy nhà trường có lên chế độ dinh dưỡng cũng không kiểm soát nổi một khi phụ huynh buông lỏng việc ăn uống của trẻ, cứ cho trẻ ăn theo sở thích, nhu cầu”.
Nhiều giáo viên tiểu học thừa nhận trẻ đi học được gia đình đưa tận nơi, thức ăn, bánh kẹo luôn được phụ huynh chuẩn bị sẵn trong cặp nên học sinh không bao giờ để cho cái bụng của mình trống thì không béo mới lạ.
Nhà trường khó tầm soát
Cô Lê Thị Ngọc Điệp, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1), chia sẻ: Phụ huynh nên tầm soát nguy cơ béo phì của trẻ ngay từ khi học mầm non. Ở bậc tiểu học, nhà trường chỉ tham khảo thêm những chỉ số khuyến cáo của các bác sĩ dinh dưỡng về chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc béo phì để khuyến cáo phụ huynh theo dõi chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Chứ ở trường học sinh đông, rất khó kiểm soát từng cháu mà chỉ cố gắng hạn chế lượng tinh bột, tăng cường rau củ trong khẩu phần ăn.
Video đang HOT
Còn thầy Nguyễn Đạt Sử, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Định Của (quận 3), nhìn nhận: “Nhà trường kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ rất khó, vì cần có sự hỗ trợ từ phía gia đình. Đối với trẻ béo phì, thầy cô khuyến khích năng tập thể dục, chạy nhảy nhiều hơn để giải phóng năng lượng, rèn sức khỏe. Phần kiểm soát còn lại thuộc về gia đình”.
“Hiện nay trẻ ở các TP lớn sống trong diện tích chật hẹp, sân chơi ít, rất thiếu vận động thể lực. Các em chơi game, lên mạng, xem tivi, ngồi ì một chỗ… Đó là hoạt động tĩnh mà không vận động, trong khi điều kiện dinh dưỡng phong phú, ăn nhiều nhưng thiếu vận động. Phòng, chống thừa cân, béo phì thực sự khó hơn phòng, chống suy dinh dưỡng vì trẻ béo phì luôn bị kích thích thèm ăn và ăn nhiều, phụ huynh và nhà trường khó ngăn cản được” – BS Dũng cho biết thêm
Theo Pháp luật TPHCM
Chống béo cho dân văn phòng
Một thực tế là nếu công việc của bạn là luôn phải ngồi một chỗ thì bạn sẽ có nguy cơ béo phì gấp 2 lần những người vận động thường xuyên ở nơi làm việc. Vì thế, hơn lúc nào hết, hãy lưu ý những "thủ phạm" sau:
Nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh tiểu đường túyp 2 đang tăng nhanh ở nhân viên văn phòng. Cũng theo một nghiên cứu khác, 54% những người làm việc phải ngồi hầu như cả ngày ở một chỗ có nguy cơ bị chết vì bệnh tim nhiều hơn.
Sau đây là những "thủ phạm" bạn cần để ý để:
"Kẻ chủ mưu"
Bạn làm việc với những người thường đến cơ quan với những túi bánh to? Hoặc những người luôn cất sẵn trong góc bàn làm việc của mình các loại thực phẩm thơm ngon nhưng giàu năng lượng. Họ chính là những "kẻ chủ mưu" gây tai họa cho môi trường làm việc hiện đại.
TS Michael Sinclair - cố vấn tâm lý học, Hiệp hội Tâm lý London, giải thích "hành vi này thường có nguồn gốc từ cảm giác không an toàn". Mời người khác ăn cùng mình sẽ mang lại cho họ cảm giác được cần tới và điều khiển được môi trường làm việc.
Giải pháp: Rất khó để nói "không" khi bạn không muốn làm người khác không vui hay xúc phạm người mời. Trong trường hợp này, bạn có thể hỏi về loại thức ăn nhưng nhất quyết từ chối, nếu cần thiết có thể nói cho họ bạn đang trong thời kỳ ăn kiêng. Củng cố sự cương quyết bằng cách đặt các tờ giấy gói socola hay bim bim đã thưởng thức lấy lệ lên bàn làm việc.
Theo GS Brian Wansink, nhà nghiên cứu hành vi ăn uống làm việc tại trường ĐH Cornell, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bằng chứng về những thói quen ăn uống trong quá khứ là vũ khí từ chối một cách hiệu quả.
Ăn tại bàn làm việc
Bạn có thường ăn trưa tại bàn làm việc của mình và đồng thời thực hiện các hoạt động khác như kiểm tra mail, hoàn thành bản báo cáo và gọi điện thoại? Điều này sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn do ít chú ý đến khẩu phần ăn của mình.
Theo một nghiên cứu được công bố năm 2010 của trường ĐH Bristol, những người sao lãng trong lúc ăn bữa chính thì họ sẽ ăn thêm một lượng bánh quy gấp 2 lần người khác vào nửa giờ tiếp theo.
Giải pháp: TS Sarah Schenker, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo hãy tránh xa thói quen ăn uống tại bàn làm việc, thay vào đó đi ra ngoài và hít thở không khi trong lành. Thậm chí nếu chỉ cần di chuyển một ít mét từ bàn làm việc trong phòng 5 phút, bạn sẽ có cơ hội tận hưởng món ăn của mình tốt hơn và cảm giác thỏa mãn hơn.
Thiếu năng lượng lúc 3h chiều
Hiện tượng khủng hoảng vào giữa buổi chiều làm việc dẫn đến yêu cầu cần phải nạp năng lượng nhanh cho cơ thể, và thông thường là các loại thức ăn có hàm lượng calo cao. Điều này xảy ra một phần là do máu chuyển từ não xuống ruột để xử lý lượng thức ăn bữa trưa.
Một nghiên cứu gần đây được thực hiện chỉ ra rằng 3h23' chiều là thời gian nguy hại nhất cho những người muốn giảm béo. 62% người được hỏi thừa nhận đây là lúc mà họ dễ bị từ bỏ chế độ ăn kiêng của mình nhất.
Tương tự, khi làm việc trong trạng thái căng thẳng, áp lực sẽ làm tăng mức hooc-môn cortisol. Loại hooc-môn này làm cho cơ thể có cảm giác thèm những đồ ăn không có lợi cho sức khỏe.
Giải pháp: Đánh bật cơn thèm ăn bằng 10 phút đi bộ nhanh. Điều này sẽ chuyển máu từ bộ máy tiêu hóa quay trở lại các cơ và bộ não, giúp bạn luôn trong trạng thái tỉnh táo. Theo một nghiên cứu tại trường ĐH Georga, đi bộ nhanh sẽ giảm 65% nguy cơ mệt mỏi. Một tách trà đặc hay café ít đường cũng mang lại hiệu quả tốt.
Ngồi một chỗ cả ngày
Một công việc ít vận động khiến ý định ăn kiêng của bạn cũng trở nên khó khăn. Bạn chỉ tiêu hao một hoặc hai lượng calo mỗi phút khi ngồi, trong khi con số này sẽ gấp đôi khi bạn đứng và gấp ba khi bạn đi loanh quanh.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng enzym giúp giảm cân bị triệt tiêu khi bạn đứng.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, người làm việc ngồi một chỗ nhiều hơn 6 tiếng một ngày có nguy cơ bị béo phì cao gấp 2 lần những người ngồi ít hơn 45 phút một ngày.
Giải pháp: đứng bất kỳ khi nào có thể - cứ mỗi tiếng làm việc nên vận động bằng cách đi bộ đây đó.
Thoát khỏi "tâm lý bầy đàn"
Khi tất cả những người xung quanh đang ăn những thứ trong danh sách "cấm" của bạn, thật khó để có thể "trung thành" với chế độ ăn kiêng đã đặt ra. GS Wansink cho hay, khi chúng ta làm việc tại công ty sẽ tiêu thụ nhiều hơn 30% lượng calo so với khi chúng ta ở một mình và nữ giới rất dễ bị ảnh hưởng bởi thói quen "đồng nghiệp" hơn nam giới.
Giải pháp: Tìm những người có cùng suy nghĩ với bạn và tạo ra nhóm những người có thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe. Giữ một ít đồ ăn nhẹ không dễ hỏng như hoa quả, các hạt không ướp muối trong ngăn bàn phòng khi bị đói.
Theo Dân Trí
Béo phì đang trở thành "dịch bệnh" nguy hiểm Các chuyên gia y tế của WHO đã đưa ra quan điểm: Phải làm sao cho người dân sống ở các nước nghèo hiểu rằng, dư cân hay béo phì không phải là biểu hiện sự sung túc hay giàu có trong xã hội mà đang là một "dịch bệnh" nguy hiểm. "Cuộc chiến" chống béo phì ở nhiều nước trên thế giới...