Cùng nhau nói tiếng Anh
Together English Club (TEC – CLB cùng nhau nói tiếng Anh) vừa kỷ niệm sinh nhật lần thứ 6. Đây là môi trường rèn luyện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh lý tưởng cho các bạn trẻ ở TP Cần Thơ.
TEC do Cao Thiên Lý (27 tuổi, tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh, Đại học Cần Thơ) và một người bạn sáng lập.
Một buổi sinh hoạt của các bạn tại một quán cà phê
Thiên Lý hiện là Giám đốc phát triển kinh doanh Công ty TNHH Fabulous Mekong Ecotours tại TP Cần Thơ. Cô ấp ủ mở một CLB ngoại ngữ từ khi rời Cà Mau lên Cần Thơ học tập. Tốt nghiệp cử nhân Ngôn ngữ Anh, việc đầu tiên của Lý không phải là chuẩn bị một hồ sơ năng lực “xịn sò” để xin việc, mà thực hiện mong ước thành lập CLB TEC. Mục đích ban đầu của CLB là lập một môi trường thực hành nghe – nói tiếng Anh miễn phí, sau đó là chuẩn hóa khi giao tiếp với người bản xứ. Không lâu sau, vì lý do cá nhân, người bạn của Lý chia tay với CLB, một mình Lý tiếp tục phát triển CLB.
Dù bận rộn với công việc riêng, nhưng thứ ba, chủ nhật hàng tuần, Lý đều đến CLB hỗ trợ cho các bạn. Trong khoảng 2 giờ, Lý vừa giao tiếp với các bạn, vừa quản trò bằng tiếng Anh, giúp các thành viên của TEC vừa chơi, vừa học.
TEC có một nguyên tắc là không phân biệt đối xử với những thành viên khác biệt về trình độ ngôn ngữ. Mỗi lần, TEC sinh hoạt theo một chủ đề, từng cặp ngồi trao đổi, thảo luận bằng tiếng Anh. Hoàng Thơ (sinh viên Trường Đại học Cần Thơ) chia sẻ: Lúc mới tham gia TEC, nghe mọi người nói, em cười trừ không hà, tại vì không hiểu, mà ngại nói nữa. Nhưng giờ em có thể bắt chuyện với mọi người khá ổn và biết cách dùng từ, đặt câu sao cho hay”.
Video đang HOT
Lý quản trò và trao quà cho các em thiếu nhi
Nguyễn Quyền Kỳ (TP Cần Thơ) sau 2 năm tham gia TEC đã trở thành một tình nguyện viên nói tiếng Anh lưu loát và hiện đang công tác tại một công ty du học ở TP Cần Thơ. Một tình nguyện viên khác tên Hồng Phong chia sẻ: “Ở đây, được sự hướng dẫn, sửa lỗi phát âm nên khả năng tiếng Anh của tôi được cải thiện nhiều. Dù bận công việc nhưng các buổi sinh hoạt, tôi đều đến hỗ trợ. Đó như một lời cảm ơn TEC và những anh chị đã từng hỗ trợ tôi”.
Sự hiệu quả, hướng về cộng đồng của TEC đã mang lại một hiệu ứng tích cực. Tới thời điểm hiện tại, thành viên tham dự sinh hoạt thường kỳ là khoảng 50 người, còn lượt theo dõi trên Facebook cũng đã đạt con số 3.900 thành viên tương tác. Một điểm đến văn hóa, bổ ích là cách mà các bạn trẻ Cần Thơ đang lan tỏa trong cộng đồng.
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho người có nguyện vọng làm giáo viên: Trường sư phạm "bắt tay" vào việc
Bộ GD&ĐT mới ban hành 2 Thông tư hướng dẫn về chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng làm giáo viên.
Sinh viên Trần Thu Hà (thứ ba từ phải qua trái). Ảnh: NVCC
Quy định này giúp nhiều sinh viên có thể hiện thực hóa ước mơ được đứng trên bục giảng.
Đáp ứng nhu cầu thực tiễn
Phấn khởi khi biết Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn cụ thể về chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng làm giáo viên; Trần Thu Hà - sinh viên lớp K43 ngành cử nhân Ngôn ngữ Anh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 bộc bạch: Điều này đồng nghĩa với việc cơ hội trở thành giáo viên đang đến rất gần với em. Em sẽ cố gắng học thật tốt để có tấm bằng cử nhân, sau đó sẽ đăng ký học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để được cấp chứng chỉ, biến ước mơ trở thành hiện thực.
Thực tế nhiều sinh viên đã tốt nghiệp đại học, trên đại học mong muốn trở thành giáo viên, nhưng vì không được đào tạo nghiệp vụ sư phạm, nên dù đã có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp cũng không có cơ hội. Do đó, các chuyên gia cho rằng, việc Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT phù hợp với thực tiễn khách quan và luật định.
TS Cao Bá Cường - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2) khẳng định: Sự ra đời của Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT là cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các địa phương, đặc biệt đối với nhu cầu tuyển dụng các môn đặc thù như: Giáo dục thể chất, Tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc, Công nghệ...
Hiện nhiều địa phương thiếu giáo viên dạy các bộ môn liên quan đến năng lực này. Trong khi, nguồn cử nhân ngoài ngành sư phạm, có năng lực chuyên môn giỏi, nhưng lại không đủ điều kiện làm giáo viên do chưa học qua nghiệp vụ sư phạm. Điều này đã được các sở GD&ĐT đưa ra trong các hội nghị, hội thảo về nghiệp vụ sư phạm. Theo đó, hầu hết các ý kiến đề xuất Bộ GD&ĐT nên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho những người có trình độ cử nhân chuyên ngành phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu của các địa phương, và có được nguồn giáo viên chuyên môn tốt.
"Đứng trên góc độ chuyên môn, chúng tôi nhận thấy, trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm của các trường sư phạm, mỗi sinh viên đều có khoảng 30 - 35 tín chỉ học về nghiệp vụ sư phạm, nhằm phát triển năng lực nghiệp vụ. Còn lại là các tín chỉ nhằm phát triển năng lực chuyên ngành.
Trong đó, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm được đưa ra ở Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT có số tín chỉ tương tự. Người tốt nghiệp cử nhân (chuyên ngành phù hợp) đã đáp ứng đủ về các năng lực chuyên ngành.
Vì vậy, sau khi bồi dưỡng chương trình nghiệp vụ sư phạm, các em hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ để tham gia giảng dạy ở bậc phổ thông" - TS Cao Bá Cường khẳng định.
Một lớp học của ngành cử nhân Ngôn ngữ Anh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2. Ảnh: NVCC
Lên kế hoạch triển khai
PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền - Hiệu trưởng Trường ĐH Thủ đô Hà Nội, nhấn mạnh, Thông tư được ban hành nhằm hướng dẫn thực hiện quy định Luật Giáo dục 2019 về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo.
Theo đó, Thông tư ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho các đối tượng không được đào tạo sư phạm, nhưng có nguyện vọng trở thành giáo viên; đặc biệt là cho các môn học còn thiếu giáo viên do thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhất là ở một số môn học đặc thù như: Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ...
"Tôi muốn nhấn mạnh cụm từ "Có nguyện vọng trở thành giáo viên". Đây là chương trình tự nguyện, không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu học viên đã có chứng chỉ bồi dưỡng, việc có được tuyển dụng vào làm giáo viên hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng. Tức là loại hình giáo viên đó có thiếu hay không?" - PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền trao đổi.
Khẳng định, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 đã thực hiện và tiếp tục có kế hoạch triển khai các hoạt động bồi dưỡng, TS Cao Bá Cường nhấn mạnh: Trường sẽ tập trung vào phát triển năng lực cho đội ngũ giảng viên cả về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, nhằm thực hiện tốt việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên và các đối tượng có nhu cầu.
Đồng thời, nâng cao nhận thức và kĩ năng cho đội ngũ giảng viên trong việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Qua đó, gắn kết quá trình đào tạo với bồi dưỡng giáo viên.
Bên cạnh đó, nhà trường sẽ tiến hành khảo sát nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng làm giáo viên để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể. Cùng với đó, thành lập các ban soạn thảo tài liệu bồi dưỡng chương trình, bám sát đề cương, nội dung và yêu cầu của Thông tư. Ngoài ra, tổ chức các hội thảo về tài liệu bồi dưỡng và hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để thực hiện tốt chủ trương này.
Theo PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền, Thông tư quy định: Các cơ sở đào tạo giáo viên được Bộ cho phép mở mã ngành đào tạo nào được tuyển sinh bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho môn học thuộc mã ngành đó. Trường ĐH Thủ đô Hà Nội sẽ triển khai thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho những ai có nhu cầu. Trước hết, nhà trường căn cứ vào quy định tại Thông tư, rà soát điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ, tài liệu, học liệu nhằm bảo đảm chất lượng trong quá trình triển khai.
Trường đại học Trà Vinh đạt giải 3 vòng bảng cuộc thi Hult Prize Ngày 15-4, lãnh đạo Trường đại học Trà Vinh cho biết Ban tổ chức vừa công bố kết quả chung cuộc bảng Việt Nam của cuộc thi Hult Prize khu vực Đông Nam Á năm 2020-2021. Theo đó, Trường đại học Trà Vinh đạt giải quý quân (giải 3) với dự án Bottled Nectar Nipa - Mật dừa nước đóng chai. Sinh viên...