Cùng là thanh long nhưng vì sao loại quả này lại đắt hơn gấp 10 lần?
Loại quả này được lấy theo tên của một linh vật rất đặc biệt và có giá cao gấp 10 lần trái thanh long thông thường.
Loại quả mà chúng ta đang nhắc đến có tên gọi là quả kỳ lân. Đây thực chất là một loại của thanh long, có nguồn gốc ở khu vực Trung Mỹ. Ở Việt Nam, quả kỳ lân được biết đến với tên gọi là quả thanh long vàng. Quả thanh long chúng ta thường thấy có vỏ màu tím hồng, bên trong có hai loại thịt, một loại thịt đỏ và một loại thịt trắng, còn quả kỳ lân lại có vỏ màu vàng và ruột trắng.
Quả kỳ lân thực chất là một loại thanh long
Tại Trung Quốc, quả kỳ lân còn có một tên gọi khác đó là quả tổ yến. Lý do là bởi ngoài hình dạng và mùi vị giống như tổ yến, chúng cũng có giá trị dinh dưỡng rất cao. Các anthocyanin trong quả kỳ lân cao gấp 100 lần trong táo. Vai trò chính của anthocyanin là gì? Anthocyanin này là một chất chống oxy hóa rất quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là đối với làn da, chúng giúp tăng cường sức đề kháng, có tác dụng làm bền thành mạch, chống viêm, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, chống các tia phóng xạ…
Video đang HOT
Giá thị trường của quả kỳ lân rơi vào khoảng 60-70 tệ nửa cân
Ngoài ra, quả kỳ lân còn có thể ngăn ngừa các bệnh tuổi già như bệnh Alzheimer. Bởi vì có nhiều tác dụng hơn so với thanh long nên giá của chúng cũng đắt hơn rất nhiều. Giá cả thị trường rơi vào khoảng 60-70 tệ nửa cân (khoảng 200-240 nghìn đồng), đắt hơn thanh long ruột trắng thông thường tới 10 lần.
Theo Như Nguyễn (Theo Sohu) (Dân Việt)
Ngăn dòng người di cư
oàn người di cư mới từ On-đu-rát, En Xan-va-đo và Goa-tê-ma-la tiếp tục hành trình tới Mỹ, động thái làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Mê-hi-cô, vốn không ít lần khiến Oa-sinh-tơn cảnh báo về các biện pháp trừng phạt.
Chịu nhiều sức ép, song Mê-hi-cô khẳng định, điều Mỹ cần làm là đầu tư mạnh hơn vào khu vực Trung Mỹ, đó mới là giải pháp nhằm ngăn chặn từ gốc rễ của vấn đề.
Người di cư Trung Mỹ tại khu vực cửa khẩu giữa Mê-hi-cô và Goa-tê-ma-la. Ảnh ROI-TƠ
Hội Chữ thập đỏ On-đu-rát mới đây cho biết, khoảng 1.000 người đã tập trung tại thị trấn Xan Pê-đrô Xu-la, miền nam On-đu-rát để tới Mỹ. Trong thành phần đoàn di cư mới này có nhiều gia đình dẫn theo trẻ em. Họ chọn những chiếc xe buýt nhỏ chật kín người làm phương tiện để đi tìm "giấc mơ Mỹ". Từ tháng 10 năm ngoái, những đoàn người di cư, chủ yếu đến từ các quốc gia thuộc "Tam giác phía bắc" của Trung Mỹ, gồm En Xan-va-đo, Goa-tê-ma-la và On-đu-rát, bắt đầu hành trình dài khoảng 4.300 km nối nhau từ On-đu-rát đến Mê-hi-cô, từ đây tìm cách đến biên giới "xứ cờ hoa". Sau khi phía Mỹ thắt chặt an ninh biên giới, đoàn di cư hiện có xu hướng tổ chức lại theo từng nhóm khoảng 100 người. Khi tới được biên giới, lấy lý do nghèo đói và bạo lực nơi quê nhà, họ lập tức tìm tới nhà chức trách Mỹ xin quy chế tị nạn.
Giới chức Mê-hi-cô nhiều lần khẳng định, không thể đổ lỗi cho Mê-hi-cô về việc người di cư tìm đường đến Mỹ thông qua "trạm trung chuyển" Mê-hi-cô. Bộ trưởng Nội vụ Mê-hi-cô Ô.Xan-chét giải thích, trách nhiệm của Mê-hi-cô là kiểm soát biên giới với Goa-tê-ma-la, yêu cầu người di cư đăng ký và tuân thủ luật pháp Mê-hi-cô khi nhập cảnh vào nước này. Bộ Nội vụ Mê-hi-cô ước tính, trong ba tháng đầu năm 2019, có khoảng 300 nghìn người di cư qua cửa khẩu biên giới của nước này để tìm cách đến Mỹ. Hiện, Mê-hi-cô vẫn cấp thị thực nhân đạo, song quy trình cấp được siết chặt hơn. Theo Viện di cư quốc gia Mê-hi-cô, trong tháng 4-2019, Mê-hi-cô đã đưa khoảng 15 nghìn người di cư Trung Mỹ trở về quê hương. ể hạn chế việc di chuyển của dòng người này tại khu vực miền nam, từ đó hạn chế họ tìm đường tới Mỹ, giới chức Mê-hi-cô xem xét cấp giấy thông hành cho người di cư ở các điểm gần biên giới Goa-tê-ma-la.
Tổng thống Mỹ .Trăm mới đây tuyên bố, Oa-sinh-tơn sẽ sớm điều động binh sĩ tới biên giới phía nam giáp Mê-hi-cô. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Nhà trắng đưa ra thông tin rằng, hơn 100 nghìn người di cư trái phép bị bắt hoặc trình diện trước cơ quan chức năng Mỹ trong tháng 3 vừa qua. Việc Mê-hi-cô không thể kiểm soát làn sóng di cư vào Mỹ khiến Tổng thống Trăm nhiều lần cảnh báo về các biện pháp trừng phạt, trong đó có việc đóng các cửa khẩu chính thức, động thái được cho là có thể gây ra nhiều hậu quả kinh tế. Trong khi đó, ông chủ Nhà trắng vẫn theo đuổi dự án xây dựng bức tường biên giới với Mê-hi-cô, song khoản chi phí dự toán tới 5,7 tỷ USD cho công trình này vẫn chưa được Quốc hội Mỹ thông qua.
Hằng năm, Mỹ viện trợ hàng trăm triệu USD cho ba nước Trung Mỹ, nhưng các khoản tiền này chỉ hỗ trợ được phần nào và thật sự chưa mang lại nhiều hiệu quả. Trái lại, thực tế cho thấy, số lượng người di cư từ khu vực Trung Mỹ ngày càng tăng. Tình trạng này khiến Tổng thống Trăm cắt viện trợ.
Trong nỗ lực nhằm phối hợp Mỹ hạn chế người di cư, Tổng thống Mê-hi-cô A.Ô-bra-đô khẳng định, Mỹ cần đầu tư vào khu vực Trung Mỹ như một giải pháp mang tính căn cơ và lâu dài nhằm ngăn chặn dòng người di cư từ khu vực này. Nhà lãnh đạo Mê-hi-cô cho rằng, vấn đề người di cư phải được giải quyết bằng những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo thêm việc làm ở các nước Trung Mỹ. Tổng thống khẳng định, Mê-hi-cô không muốn đối đầu Mỹ và không muốn người di cư đi qua cửa khẩu Mê-hi-cô, do cả nguyên nhân pháp lý lẫn an ninh.
HỒNG LĨNH
Theo NDĐT
Nhận định thị trường phiên 8/5: Nhịp giảm mạnh là cơ hội để tích lũy cổ phiếu Mặc dù thị trường được kỳ vọng sẽ xuất hiện nhịp hồi phục mang tính kỹ thuật trong những phiên tới, nhưng rủi ro tiếp tục giảm điểm của thị trường trong ngắn hạn vẫn ở mức cao. Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày...