Cùng con chọn ngành nghề: Hãy tôn trọng, cởi mở và đầy tình yêu thương!
‘Cha mẹ cần giúp con định hướng nghề nghiệp, lựa chọn ngành nghề bằng cách tôn trọng, cởi mở và đầy tình yêu thương, thay vì ra lệnh, áp đặt sẽ gây căng thẳng, không cần thiết cho con em mình…’.
Phụ huynh dõi theo con tham gia kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 – LÊ THANH
Thạc sĩ công tác xã hội Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Tương Lai (TP.HCM), chia sẻ như thế với các bậc phụ huynh có con đang trong giai giai đoạn lựa chọn ngành nghề.
Mỗi người sẽ phù hợp với ngành nghề khác nhau
Theo thạc sĩ Trần Minh Hải, mỗi ngành nghề sẽ phù hợp với những kiểu người khác nhau. Chính vì lẽ đó, thay vì ép buộc con cái học theo ngành nghề mà cha mẹ muốn thì phụ huynh nên nói chuyện gợi mở, phân tích cho con trẻ hiểu làm nghề này thì cần phải có tố chất gì, làm nghề kia thì phải có sở trường ra sao.
“Ví dụ như con bạn khéo léo chân tay và thích làm việc theo kiểu con người giao tiếp với công cụ sẽ phù hợp với nghề sửa chữa, vận hành máy móc, bảo hành bảo trì, cơ khí, lái tàu, lái xe, điện lạnh. Nếu con bạn thích giao tiếp, tiếp xúc với mọi người sẽ phù hợp với những ngành nghề như: kinh doanh, tiếp viên, thông dịch, giáo viên, nghệ sĩ, phóng viên… Còn những em có trí tưởng tượng tốt, thích làm điều mới thì phù hợp với những ngành nghề như: thiết kế mỹ thuật, nội thất, tạo mẫu…”, thạc sĩ Hải chia sẻ.
Video đang HOT
Phụ huynh đồng hành cùng con trong một kỳ thi do ĐH Quốc gia ở TP.HCM tổ chức – LÊ THANH
Cũng theo thạc sĩ Trần Minh Hải, nếu có thời gian và điều kiện, cha mẹ nên cho con được trải nghiệm ngành nghề thật ngoài đời thay vì chỉ nghe nói. “Nếu con bạn đã xác định được ngành nghề yêu thích thì cha mẹ nên tạo điều kiện để con được tiếp cận trải nghiệm với người thật việc thật sẽ tốt hơn là chỉ nghe nói hoặc đọc được ở đâu đó. Thông thường giữa nghĩ mình làm được, nghĩ mình yêu thích nghề nào đó và thực tế làm được việc hay không phải qua trải nghiệm công việc thực tế mới biết được”, thạc sĩ Trần Minh Hải khuyên.
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc cha mẹ trong vấn đề chọn ngành nghề của con cái, tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hữu Long, Phó giám đốc Phân viện miền Nam (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam), cho rằng: “Cha mẹ cần giữ vai trò đồng hành trong quá trình học tập của con, hỗ trợ cho con em mình về mặt thông tin chính xác, từ đó giúp con mình có định hướng tốt hơn về ngành nghề chứ không thể thay con quyết định. Đặc biệt, cha mẹ nên định hướng và khơi dậy những sở thích, tiềm năng để con có thể phát triển năng khiếu của mình”.
Hỗ trợ con khám phá, phát triển bản thân
Anh Lê Văn Sâm, ngụ tại số 89 Lạc Long Quân, ấp Kim Giao, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, là phụ huynh có 2 con đang học tại Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, chia sẻ: “Cha mẹ chỉ nên đóng vai trò là người đồng hành, hỗ trợ con trong việc xây dựng thái độ sống tích cực để khám phá, phát triển bản thân chứ không nên áp đặt thay con trong việc chọn ngành nghề”.
Theo anh Sâm, hầu hết cha mẹ đều mong muốn con cái sẽ học hành thật tốt để sau này có nghề nghiệp ổn định, tương lai tươi sáng. “Tuy nhiên, những điều mong muốn của cha mẹ chưa chắc đã trùng hợp với sở thích, ước mơ và đam mê của con. Bởi vì tư duy, góc nhìn của cha mẹ nhiều khi mang tính áp đặt, chủ quan”, anh Sâm nói.
Rồi anh Sâm dẫn chứng: “Những năm trước khi 2 con tôi chưa vào ĐH, tôi mong muốn con trai sẽ vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và con gái vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM để sau này trở thành cô giáo. Tuy nhiên khi quyết định chọn nguyện vọng thì 2 con có mong muốn hoàn toàn khác với tôi. Mới đầu tôi cũng không vui nhưng cuối cùng phải tôn trọng quyết định của con, vì suy cho cùng mình không học thay con. Và nghề nghiệp, tương lai của con phải do con lựa chọn và quyết định”.
"Hướng nghiệp Mùa xuân" giúp học sinh trải nghiệm kỹ năng chọn nghề
Chương trình "Hướng nghiệp Mùa xuân" năm 2021 được xem là một cách giúp giới trẻ định hướng nghề nghiệp trước bước chuyển quan trọng của cuộc đời.
Các học sinh tham gia trải nghiệm về thiết kế website
Chương trình "Hướng nghiệp Mùa xuân - Career Starter: Spring Edition 2021" của nhóm sinh viên đam mê giáo dục diễn ra vào 2 ngày chủ nhật (28/3 và 4/4) tại Hà Nội đã giúp nhiều bạn học sinh trung học phổ thông có thêm định hướng trong việc lựa chọn ngành nghề.
Chương trình tập trung vào việc hướng dẫn - thực hành xen kẽ, giúp học sinh tự định hướng như: Kỹ năng coaching (tự huấn luyện) để hiểu về khó khăn, mong muốn của mình.
Bên cạnh đó, các em cũng được cung cấp thông tin tổng quan về thị trường nghề nghiệp và thực hành xây dựng lộ trình phát triển với các mục tiêu, kế hoạch cụ thể. Quá trình thực hành, học sinh nhận được những chia sẻ, hướng dẫn hữu ích từ chuyên gia giàu kinh nghiệm hiện đang đảm nhiệm các vị trí quản trị trong doanh nghiệp; đồng thời các em được tham gia trực tiếp một số vị trí việc làm của các ngành nghề như: xây dựng kế hoạch kinh doanh, thiết kế website, tổ chức họp báo xử lý khủng hoảng...
Học sinh tham gia kỹ năng phản biện với trải nghiệm tổ chức họp báo của doanh nghiệp.
Tuy các kiến thức đều khá mới và mang tính chuyên ngành nhưng các em học sinh đánh giá đây là những trải nghiệm hữu ích. Trải nghiệm này không chỉ giúp các em xác định được lĩnh vực mình có năng khiếu mà còn giúp rèn luyện tư duy và các kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, lãnh đạo, phản biện...
Tổ chức định hướng và phát triển tiềm năng trẻ Youth Empowerment Organization Vietnam (YEO Vietnam) được thành lập vào tháng 5/2019 bởi các bạn trẻ đam mê giáo dục tại Hà Nội.
Chương trình hướng nghiệp thông qua trải nghiệm thực tế (Hướng nghiệp Mùa xuân - Career Starter: Spring Edition 2021) tập trung vào việc giúp các em có cơ hội trải nghiệm các công việc, khám phá mong muốn, đặc điểm của bản thân để tự định hướng ngành nghề phù hợp.
Ngoài chương trình này, YEO Vietnam tổ chức cũng đã thực hiện nhiều dự án khác về hướng nghiệp và phát triển cộng đồng học sinh và sẽ tiếp tục phát triển dự án tại các tỉnh thành để giúp đỡ nhiều em học sinh hơn nữa.
Thất nghiệp vì chọn nghề theo xu hướng Nếu thí sinh chỉ quan tâm tới ngành theo xu hướng ở thời điểm hiện tại thì vài năm sau, khi các em ra trường, có thể sẽ không còn nhiều nhu cầu lao động. SV công nghệ điện hệ cao đẳng Trường ĐH Tôn Đức Thắng thực hành nghề. TS Lê Đình Kha - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao...