Cúm A vào mùa, người dân trữ thuốc vì sợ khan hiếm

Theo dõi VGT trên

Miền Bắc chính thức bước vào đợt lạnh sâu kèm mưa phùn – điều kiện thuận lợi để vi-rút cúm A tiếp tục phát triển, lây lan.

Cúm A vào mùa, người dân trữ thuốc vì sợ khan hiếm - Hình 1

Bệnh nhân cúm A đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Không ít gia đình vì lo ngại căn bệnh này đã trữ thuốc Tamiflu sẵn tại nhà, trong khi đây là loại thuốc kê đơn và các bác sĩ cảnh báo nếu lạm dụng có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc sau này.

Nhập viện ồ ạt vì cúm A

Liên tục sốt cao tới 400C kèm theo ho, họng đỏ rát khi đưa tới Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, bé N.T.T. (ba tuổi rưỡi, TP.Hà Nội) đã trong tình trạng mệt lả. Kết quả xét nghiệm cho thấy, bé bị viêm họng và mắc cúm A. Mẹ của T. ngạc nhiên vì vào thời điểm này năm 2019, con mình cũng trải qua đợt cúm A, nay lại tái mắc.

Tương tự, tại BV đa khoa Đức Giang, ông N.H. (64 tuổi, TP.Hà Nội) cũng được kết luận mắc cúm A sau khi có các triệu chứng sốt, đau đầu, toàn thân nhức mỏi… Theo bác sĩ Nguyễn Đắc Hanh, Trưởng khoa Khám bệnh của BV, gần đây, BV tiếp nhận cả trăm ca ho, sốt đến khám mỗi ngày, trong đó phát hiện nhiều trường hợp mắc cúm A.

Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Khoa Nội nhiễm Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em ( BV Nhi Trung ương), cũng thông tin chỉ trong hai tháng qua, đơn vị này đã ghi nhận tổng số hơn 800 ca cúm nhập viện, chủ yếu là cúm A và cúm B. Riêng trong tháng 11, con số này lên tới gần 500 ca, tăng gần 20% số bệnh nhân so với trước. Hiện tại, Khoa Nội nhiễm cũng đang điều trị cho 50 bệnh nhân mắc cúm.

Bệnh nhân mắc cúm A có thể tự có diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, đối với trẻ em và người già có sức đề kháng kém, và mắc các bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, suy giảm miễn dịch… thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, gây biến chứng, thậm chí dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Điển hình như tại BV Nhi Trung ương, từ đầu mùa cúm tới nay đã ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc cúm A bị biến chứng não và viêm phổi nặng. Có trường hợp khi vào viện đã trong tình trạng lơ mơ, không thể đi lại và phải điều trị tích cực dài ngày.

Các chuyên gia cho biết, cúm A là bệnh thường xuất hiện khi chuyển giao thời tiết, thường gặp nhất mùa đông – xuân. Đặc biệt, trong thời gian này, các tỉnh miền Bắc đang chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, nhiệt độ giảm sâu và kèm theo mưa phùn, thậm chí tại nhiều vùng miền cao xuất hiện sương giá. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi-rút cúm A phát triển mạnh nếu không có biện pháp phòng, chống hiệu quả.

Không nên mua thuốc trôi nổi trên mạng

Cùng với số lượng các ca cúm A tăng lên trong một tháng nay, trên mạng xã hội cũng như nhiều “cửa hàng online”, thuốc Tamiflu đang trở thành “mặt hàng” được nhiều người tìm kiếm. So với năm 2019, giá thuốc Tamiflu hiện chưa bị thổi lên vài trăm tới một triệu đồng/viên. Mức giá bán phổ biến từ 50.000 – 70.000 đồng/viên nhưng cũng rất khan hiếm.

Mẹ của N.T.T. cho hay, do quầy thuốc của BV hết thuốc nên chị đã phải đi tìm tại nhiều cửa hàng mới có thuốc điều trị cho con. Chị N.T.H. (Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội) cũng có con gái bị cúm A. Sau khi gọi đơn vị xét nghiệm lấy mẫu tại nhà, chị đi tìm mua thuốc Tamiflu nhưng nhiều cửa hàng xung quanh không có. Chị lên mạng xã hội và tìm mua được năm viên thuốc “xách tay” với giá 400.000 đồng.

Điều đáng nói, không chỉ có những trường hợp mắc cúm A mà nhiều gia đình còn tích trữ sẵn Tamiflu trong nhà để phòng khi nhiễm bệnh. Trên mạng xã hội, nhiều bà mẹ bày tỏ sự mừng rỡ khi tìm mua được một vỉ Tamiflu cất giữ trong nhà. Bởi theo họ, cúm A rình rập thì “việc thủ thuốc trong nhà là không bao giờ thừa”.

Tuy nhiên, bác sĩ Đỗ Thiện Hải cho hay, Tamiflu không giống như thuốc kháng sinh khác. Loại thuốc này không phải để diệt vi-rút mà là để ức chế vi-rút nhân lên và giảm khả năng bám dính của vi-rút ở niêm mạc đường hô hấp. Cũng theo quy định, Tamiflu là thuốc phải kê đơn chứ không phải thuốc bán thông thường ở nhà thuốc. Do đó, phụ huynh không nên tự mua thuốc trôi nổi trên mạng mà cần có chỉ định chặt chẽ của y, bác sĩ.

Video đang HOT

Mặt khác, Tamiflu nếu sử dụng sau 48 giờ kể từ lúc có triệu chứng sốt thì hiệu quả điều trị không khác gì nhóm bệnh nhân không dùng. Thậm chí, nhiều chuyên gia khuyến cáo, nếu lạm dụng Tamiflu có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc sau này. Để phòng bệnh hiệu quả, các bác sĩ khuyên người dân thay vì tích trữ thuốc Tamiflu, gây ra tình trạng khan hiếm hàng thì nên tiêm phòng cúm đầy đủ hằng năm hoặc nhắc lại vào đầu mùa cúm.

Bên cạnh đó, nên tránh tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng. Khi trong gia đình có thành viên bị cúm, cần hạn chế tiếp xúc, tránh lây nhiễm và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch. Trong trường hợp trẻ mắc cúm A, gia đình chú ý kiểm soát nhiệt độ của bé, bù nước, tăng cường vệ sinh đường hô hấp của trẻ như xịt mũi, rửa mũi…

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu

Mặc dù thời điểm vào mùa dịch tay chân miệng đã bắt đầu cách đây 3 tháng nhưng hiện nay số bệnh nhi mắc tay chân miệng đến khám và nhập viện điều trị vẫn không ngừng tăng. Điều đáng nói là bệnh lý đã quá quen thuộc này năm nay có xu hướng gia tăng các biến chứng nguy hiểm.

Ở nhiều trường hợp biến chứng xảy ra sớm khi chưa có các biểu hiện bệnh phổ biến và diễn biến rất nhanh dẫn đến những hậu quả nặng nề.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu - Hình 1

Mỗi ngày Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em có từ 15-20 bệnh nhi đến khám và nhập viện điều trị tay chân miệng.

Số ca biến chứng tăng

Sáng 8-10, tại tầng 3 Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em -Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, tất cả các phòng điều trị không còn chỗ trống, trong đó phần nhiều là bệnh nhi điều trị tay chân miệng (TCM). Dễ nhận thấy các bé bị nổi mụn ở quanh miệng, tay, chân và lên cơn sốt - những triệu chứng điển hình khi trẻ mắc bệnh này. Tiếng quấy khóc của bệnh nhi từ các phòng bệnh lan ra hành lang càng khiến không khí thêm căng thẳng.

Dường như đã quá quen với việc phải tiếp nhận nhiều bệnh nhi trong các đợt cao điểm dịch bệnh như cúm A, sốt xuất huyết, sởi, TCM nên những ngày này các y, bác sĩ của Trung tâm làm việc với công suất tối đa để có thể theo dõi sát từng bệnh nhi theo từng cấp độ và lên phác đồ điều trị.

Trao đổi với phóng viên An ninh thế giới, bác sĩ - tiến sĩ Đỗ Thiện Hải - Trưởng Khoa Nội, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em cho biết, mỗi ngày Trung tâm có từ 15-20 bệnh nhi đến khám và nhập viện điều trị TCM, tăng so với cùng thời điểm năm 2019. Nguy hiểm hơn là năm nay số trẻ mắc TCM bị biến chứng cũng tăng lên.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, cha mẹ có thể theo dõi trẻ và phát hiện được những trường hợp bệnh tay chân miệng điển hình như:

- Trẻ có vết loét đỏ 2-3mm nền sạch ở vòm khẩu cái, niêm mạc má - nướu - lưỡi.

- Xuất hiện nốt đỏ có thể kèm phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông...

- Trẻ sốt, quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ.

Tại phòng 214, bệnh nhi H.M.T ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội sau một thời gian quấy khóc thì đã ngủ gà gật. Bà Nguyễn Thị Luyến đang trông cháu cho biết sáng 5-10 bé T. có biểu hiện ho, sốt. Gia đình nghĩ là bé bị ốm thông thường nên vẫn cho bé đi nhà trẻ. Chiều về, thấy tay bé xuất hiện nốt đỏ nên bố mẹ bé đi mua thuốc về bôi. Đến sáng 6-10, bé T. có biểu hiện run tay chân, đi loạng choạng nên gia đình đưa lên BV Nhi Trung ương khám.

Nhận thấy bé T. có biểu hiện bị TCM biến chứng nên các bác sĩ đã tiến hành chọc dịch não tủy để xét nghiệm. Kết quả là bệnh nhi bị tổn thương thần kinh, phải được theo dõi và điều trị sát sao tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em. Bà Luyến vẫn chưa hết bàng hoàng, không nghĩ rằng một bệnh lý thông thường như TCM lại có thể biến chứng nhanh và nguy hiểm như vậy.

Khác với bé T, trường hợp bé trai V.T.P (17 tháng tuổi) không xuất hiện triệu chứng điển hình nên khó phát hiện bệnh. Vừa dỗ dành cháu đang trong cơn hoảng sợ và quấy khóc kéo dài, bà Nhạc Thị Hương (Thanh Ba, Phú Thọ) kể rằng từ ngày 4-10 cháu P. sốt cao liên tục nhưng bố mẹ cứ nghĩ sốt thông thường nên hai ngày 4 và 5-10 chỉ cho bé ở nhà và uống thuốc hạ sốt. Đến ngày 6-10, khi bé vẫn sốt kéo dài thì gia đình mới cho con đi khám ở bệnh viện tuyến huyện.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu - Hình 2

Bác sĩ - Tiến sĩ Đỗ Thiện Hải - Trưởng khoa Nội, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Chiều 8-10, cháu bà được chuyển lên BV Nhi Trung ương trong tình trạng sốt cao, hoảng sợ, khóc nằng nặc kéo dài nhưng tay chân bé không hề có nốt đỏ. Chỉ đến khi khám, các bác sĩ mới phát hiện trong miệng bé nổi mụn. Theo các bác sĩ thì bé P. mắc TCM và đã biến chứng sang hệ thần kinh, hiện đang phải tích cực theo dõi và điều trị. Gia đình bà Hương lúc này vô cùng lo lắng và hối hận khi đã chủ quan để bé ở nhà quá lâu.

Quan niệm sai lầm về tay chân miệng

Bệnh TCM lây người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt phỏng, phân, chất nôn của người bệnh. Theo bác sĩ Đỗ Thiện Hải, trường hợp trẻ sốt, viêm loét miệng, phát ban ở đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn tay, mông, không có triệu chứng gì khác, đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường thì có thể chăm sóc tại nhà.

Nếu không có biến chứng thì sau 7-10 ngày trẻ sẽ phục hồi. Nhưng khi trẻ sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt không giảm và sớm xuất hiện biểu hiện lơ mơ chậm chạp, giật mình thì cần phải nhập viện ngay để theo dõi và điều trị.

Thạc sĩ Đỗ Thị Thúy Hậu - Điều dưỡng trưởng Khoa Nội cho chúng tôi biết thêm rằng đối với các trường hợp mắc TCM thể nhẹ có thể về nhà theo dõi, chăm sóc và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Các trường hợp ở lại viện điều trị đều nặng, nhiều ca có biến chứng nguy hiểm và diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Có rất nhiều ông bố bà mẹ do hiểu chưa đúng về bệnh này nên thường chủ quan và chậm trễ trong việc cho con đi thăm khám.

Như đối với trường họp chị Nguyễn Thị Trâm (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nghĩ rằng bệnh TCM chỉ lây lan ở nơi đông trẻ như trường mẫu giáo, nơi công cộng. Mặc dù gần nhà chị có vài trẻ mắc TCM nhưng con trai chị là bé N.M.K (20 tháng tuổi) chưa đi nhà trẻ thì chị nghĩ rằng con không thể mắc. Thế nên ngày 6-10 khi chị đang đi làm thì mẹ chị gọi điện thông báo bé K. bị sốt và quấy khóc, chị vẫn nghĩ đấy là ốm sốt thông thường. Đến khi nhập viện Nhi Trung ương thì con đã trong tình trạng hoảng sợ, bị kích thích và liên tục quấy khóc, phải dùng cả thuốc hạ sốt và thuốc an thần.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu - Hình 3

Bé gái P.B.N mới gần 4 tháng tuổi đã phải nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng độ 2 biến chứng sang viêm phế quản phổi.

Không ít bố mẹ chắc mẩm rằng trẻ trên 6 tháng tuổi đến dưới 3 tuổi mới hay bị TCM. Nhưng thực tế thì trẻ dưới 6 tháng và trên 3 tuổi vẫn mắc bệnh. Tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, bé gái P.B.N mới gần 4 tháng tuổi đã phải nhập viện điều trị bệnh TCM. Mẹ của bé N. là chị Hạnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang rất lo lắng.

Chị cho biết khi con có biểu hiện sốt cao liên tục, bỏ bú và có nốt đỏ ở tay chân thì chị không nghĩ con bị TCM. Đến khi nhập viện ngày 8-10 thì các bác sĩ chẩn đoán con chị mắc TCM độ 2 biến chứng, giật mình nhiều, quấy khóc kích thích, viêm phế quản phổi phải thở khí dung và truyền kháng sinh.

Nhiều bố mẹ cho rằng con đã mắc TCM một lần thì sẽ không mắc lần 2 nữa nên chủ quan trong việc chăm sóc, theo dõi và đưa trẻ đi khám bệnh. Đây là điều hết sức sai lầm, bởi bệnh TCM do nhiều loại virus gây ra, mỗi lần nhiễm bệnh chỉ tạo một kháng thể với một loại virus nhất định nên trẻ hoàn toàn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm virus khác. Tình trạng này dẫn đến nhiều trẻ bị nặng và bị biến chứng, nguy hiểm và khó điều trị.

Ghi nhận tại Trung tâm, có bé mới 13 tháng tuổi, chưa đi nhà trẻ nhưng đã 3 lần bị CTM. Mẹ của bé cho biết hai lần trước bị ở mức độ nhẹ, uống thuốc 3-5 ngày là khỏi nên gia đình chủ quan, không nghĩ lần này con mình bị biến chứng nhanh như vậy.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu - Hình 4

Các vết loét xuất hiện ở miệng, tay, chân là triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng.

Chưa có vaccine phòng bệnh

Khi trẻ mắc TCM, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dễ dẫn đến tử vong. Tại buổi khám chữa bệnh từ xa ngày 11-9, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã hội chẩn ca bệnh mắc TCM bị biến chứng tại Bắc Giang. Trước đó, ngày 3-9, bệnh nhi N.A.Đ (16 tháng tuổi) ở Tân Yên, Bắc Giang được đưa đến khám và điều trị tại BV Sản - Nhi Bắc Giang với các biểu hiện co giật toàn thân, li bì, sốt cao và quấy khóc vô cớ.

Người nhà bé Đ. cho biết trước đó 1 ngày bé Đ. bị sốt 38-39 độ C, mệt mỏi, biếng ăn nhưng không nôn trớ, không co giật, trên người không có mụn đỏ nên gia đình chỉ cho hạ sốt thông thường. Trong gia đình bé Đ. có chị gái 3 tuổi và em họ 1 tuổi ở cùng nhà bị loét miệng nhưng đã hết sốt, theo dõi tại nhà.

Khi nhập viện Sản - Nhi Bắc Giang, bé Đ. được chuyển thẳng lên Khoa Hồi sức cấp cứu vì lên cơn co giật. Khi khám họng, bác sĩ phát hiện vết loét ở hàm ếch, thành sau họng loét có giả mạc trắng. Tay chân bé vẫn không có tổn thương mụn nước. Bé Đ. được chẩn đoán mắc TCM giai đoạn 2b do virus EV71, nghi ngờ viêm não, chỉ định điều trị kháng sinh kết hợp hạ sốt và thuốc chống co giật.

Sau đó bé Đ. được chuyển lên BV Nhi Trung ương điều trị và được chẩn đoán mắc TCM có biến chứng viêm não, viêm màng não gây ra yếu chi, không thể tự đứng và tự đi được. Sau vài ngày điều trị ổn định, bé Đ. được chuyển sang BV Châm cứu Trung ương để châm cứu phục hồi chức năng do biến chứng thần kinh.

Trước những diễn biến phức tạp và hệ lụy xấu của bệnh TCM, rất nhiều các bậc cha mẹ mong ngóng sẽ có vaccine phòng bệnh. Trao đổi về điều này, bác sĩ Đỗ Thiện Hải cho biết bệnh TCM gây ra do nhiều loại virus thuộc nhóm đường ruột enterovirus, gồm có Coxsackie, Echo và các virus đường ruột khác, bệnh có thể gây thành dịch lớn. Trong đó hay gặp là virus đường ruột týp Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Đặc biệt virus EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong. Do có nhiều nhóm virus gây ra nên bệnh TCM việc sản xuất vaccine để phòng bệnh rất khó khả thi.

Hiện tại chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy việc điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng. Điều đó cho thấy việc phòng bệnh TCM cho trẻ rất quan trọng cần được cha mẹ chú ý. Cho trẻ ăn chín uống sôi, thường xuyên rửa tay, chơi đồ chơi sạch, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Nhiều trường hợp bệnh không điển hình nhưng diễn biến nhanh gây biến chứng nguy hiểm. Cần dựa vào các dấu hiệu sau để phát hiện sớm các tổn thương thần kinh và nhanh chóng đưa trẻ nhập viện:

- Trẻ quấy khóc vô cớ và khóc kéo dài. Biểu hiện này thường được cho là do trẻ bị đau miệng, trong khi thực tế đây là triệu chứng sớm của tổn thương thần kinh trung ương. Nếu không xử trí kịp thời, vài tiếng sau trẻ sẽ rơi vào trạng thái hoảng hốt, kích thích, tiếp theo là ngủ li bì, chậm chạp, giật mình.

- Trẻ có biểu hiện yếu chi, thậm chí liệt chi, mặc dù biểu hiện này chỉ mới diễn ra trong một thời gian ngắn khoảng nửa ngày hoặc 1 ngày.

- Trẻ nôn ói liên tục, sốt cao liên tục và hay giật mình, chới với khi ngủ hoặc thức, run chân tay, đi đứng loạng choạng không vững.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện ung thư từ vết máu trên áoPhát hiện ung thư từ vết máu trên áo
05:44:29 08/02/2025
Chuẩn bị vào khu chăm sóc cuối đời, người đàn ông bất ngờ được AI cứu mạngChuẩn bị vào khu chăm sóc cuối đời, người đàn ông bất ngờ được AI cứu mạng
07:04:41 09/02/2025
5 loại thực phẩm quen thuộc tăng ham muốn tình dục5 loại thực phẩm quen thuộc tăng ham muốn tình dục
06:52:59 09/02/2025
Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểmPhân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm
11:49:06 08/02/2025
Bé trai 7 tuổi hoại tử chân vì gia đình tự ý đắp thuốc namBé trai 7 tuổi hoại tử chân vì gia đình tự ý đắp thuốc nam
06:02:36 08/02/2025
Cứu sống trẻ sơ sinh bị vỡ dạ dày kèm xoắn ruột nguy kịch, hiếm gặpCứu sống trẻ sơ sinh bị vỡ dạ dày kèm xoắn ruột nguy kịch, hiếm gặp
06:20:25 08/02/2025
Bộ Y tế thông tin mới về bệnh cúm ở Việt NamBộ Y tế thông tin mới về bệnh cúm ở Việt Nam
06:50:40 09/02/2025
Cúm mùa hoành hành ở nhiều nướcCúm mùa hoành hành ở nhiều nước
07:02:02 09/02/2025

Tin đang nóng

Đưa vợ đi ăn bánh tôm Hồ Tây, tôi bị họ hàng lên mặt dạy dỗ: "Vợ chú như thế là hỏng"Đưa vợ đi ăn bánh tôm Hồ Tây, tôi bị họ hàng lên mặt dạy dỗ: "Vợ chú như thế là hỏng"
06:19:40 09/02/2025
Chồng rút ruột tiền lì xì của con, làm một việc khiến vợ tức điênChồng rút ruột tiền lì xì của con, làm một việc khiến vợ tức điên
05:52:58 09/02/2025
Phim Hoa ngữ bị chê nhiều nhất hiện tại: Nam chính xấu đến mức "ngũ quan bay tán loạn", nữ chính diễn dở thôi rồiPhim Hoa ngữ bị chê nhiều nhất hiện tại: Nam chính xấu đến mức "ngũ quan bay tán loạn", nữ chính diễn dở thôi rồi
06:16:17 09/02/2025
1 cặp diễn viên "phim giả tình thật" Vbiz sắp kết hôn?1 cặp diễn viên "phim giả tình thật" Vbiz sắp kết hôn?
06:46:32 09/02/2025
Dân tình đòi mỹ nam này giải nghệ ngay lập tức: Diễn dở còn thích phông bạt, phim mới lỗ nặng 3.500 tỷDân tình đòi mỹ nam này giải nghệ ngay lập tức: Diễn dở còn thích phông bạt, phim mới lỗ nặng 3.500 tỷ
06:16:56 09/02/2025
"Ma nữ đẹp nhất Thái Lan" Mai Davika bức xúc vì vướng tin đồn bỏ rơi người cha bệnh tật"Ma nữ đẹp nhất Thái Lan" Mai Davika bức xúc vì vướng tin đồn bỏ rơi người cha bệnh tật
07:07:37 09/02/2025
Chồng so sánh tôi với vợ cũ, bố chồng U60 đấm thùm thụp vào lồng ngực rồi đưa ra một quyết định khiến chúng tôi đứng hìnhChồng so sánh tôi với vợ cũ, bố chồng U60 đấm thùm thụp vào lồng ngực rồi đưa ra một quyết định khiến chúng tôi đứng hình
06:13:30 09/02/2025
Hỷ sự Vbiz đầu năm: Á hậu 99 bí mật tổ chức lễ dạm ngõ, dung mạo chú rể lần đầu được hé lộ!Hỷ sự Vbiz đầu năm: Á hậu 99 bí mật tổ chức lễ dạm ngõ, dung mạo chú rể lần đầu được hé lộ!
07:40:56 09/02/2025

Tin mới nhất

Không có sự gia tăng đột biến ca bệnh cúm

Không có sự gia tăng đột biến ca bệnh cúm

06:46:09 09/02/2025
Thời điểm hiện nay, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có nguy cơ bùng phát, trong đó có bệnh cúm. Thực tế cho thấy, nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng đó là bệnh nhẹ nên không đi khám.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn quả chanh thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn quả chanh thường xuyên?

11:46:37 08/02/2025
Giống như hầu hết các loại thực phẩm khác, việc tiêu thụ chanh ở mức độ vừa phải là rất quan trọng. Hàm lượng axit citric cao trong chanh có thể làm mòn men răng và dẫn đến sức khỏe răng miệng kém theo thời gian nếu tiêu thụ quá nhiều v...
Loại quả đầy lông nhưng được ví như 'vị thuốc mùa xuân', ở Việt Nam có cực nhiều

Loại quả đầy lông nhưng được ví như 'vị thuốc mùa xuân', ở Việt Nam có cực nhiều

10:33:14 08/02/2025
Hàm lượng chất xơ cao trong quả mơ giúp tăng cường nhu động ruột, giảm táo bón. Chất xơ trong quả mơ còn giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như viêm đại tràng, ung thư đại tràng.
6 loại hạt giúp sống khỏe, kéo dài tuổi thọ

6 loại hạt giúp sống khỏe, kéo dài tuổi thọ

10:25:06 08/02/2025
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các loại hạt rất quan trọng cho một chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt đối với những người trên 50 tuổi. Các loại hạt tốt cho sức khỏe tổng thể với các lợi ích phòng ngừa bệnh tật.
Tăng cường đốt cháy calo nhờ các gia vị trong nhà bếp

Tăng cường đốt cháy calo nhờ các gia vị trong nhà bếp

10:19:19 08/02/2025
Bạn có thể rắc gia vị quế lên bột yến mạch, pha trà, hoặc kết hợp trong các món sinh tố và món tráng miệng để tận hưởng hương vị đặc trưng cùng những lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
Nên ăn gì, tránh gì khi dùng thuốc trị gout colchicine?

Nên ăn gì, tránh gì khi dùng thuốc trị gout colchicine?

07:25:59 08/02/2025
Để ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh gout có thể dùng liệu pháp hạ axit uric (ULT) như allopurinol và febuxostat... Các loại thuốc này giúp ngăn ngừa nồng độ axit uric tăng quá cao.
Triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa cúm A ở trẻ nhỏ

Triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa cúm A ở trẻ nhỏ

06:14:51 08/02/2025
Việc chăm sóc trẻ mắc cúm A cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng.
Những điều cha mẹ cần biết để phòng tránh cúm A cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết để phòng tránh cúm A cho trẻ

06:12:53 08/02/2025
Theo bác sĩ Thúy, cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nặng và nguy hiểm thường gặp ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp.
Cụ ông ở Hà Nội mắc cúm mùa phải thở máy, 3 nhóm người cần đặc biệt lưu ý

Cụ ông ở Hà Nội mắc cúm mùa phải thở máy, 3 nhóm người cần đặc biệt lưu ý

06:11:04 08/02/2025
Ngoài trường hợp này, Trung tâm hiện đang điều trị cho nhiều bệnh nhân cúm có dấu hiệu trở nặng, trong đó đa phần là người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu và một số trường hợp là phụ nữ mang thai.
Gia tăng bệnh nhân nhập viện do giá rét

Gia tăng bệnh nhân nhập viện do giá rét

05:50:15 08/02/2025
Người cao tuổi và những người có bệnh nền như tim mạch, huyết áp cần tránh ra ngoài khi trời quá lạnh. Trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ và được đưa đi khám ngay khi có các triệu chứng như ho, sốt, khó thở, không nên tự ý dùng thuốc.
6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

21:00:27 07/02/2025
Hầu hết trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Mệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốc

Mệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốc

09:28:24 07/02/2025
Theo các bác sỹ, hiện tại Bộ Y tế chỉ công nhận 2 loại thuốc giảm cân (thuốc uống và thuốc tiêm) đã được chứng minh hiệu quả và an toàn. Các sản phẩm khác chưa được Bộ Y tế cấp phép, thậm chí một số sản phẩm đã bị phát hiện chứa chất cấ...

Có thể bạn quan tâm

Biệt thự nhà chồng Đỗ Mỹ Linh qua góc nhìn của người đi đường: "Cánh cổng hào môn" sừng sững trên "đất vàng"

Biệt thự nhà chồng Đỗ Mỹ Linh qua góc nhìn của người đi đường: "Cánh cổng hào môn" sừng sững trên "đất vàng"

Netizen

09:51:56 09/02/2025
Cả gia đình bầu Hiển năm nào cũng check in trước cánh cổng hào môn . Chỉ riêng chiếc cổng này cũng thể hiện sự bề thế của dinh thự.
Làm rõ nhân viên bảo vệ tấn công tài xế ô tô ở TP Hồ Chí Minh

Làm rõ nhân viên bảo vệ tấn công tài xế ô tô ở TP Hồ Chí Minh

Pháp luật

09:43:26 09/02/2025
Đang đậu xe chờ khách thì một người đàn ông mặc trang phục bảo vệ đến lớn tiếng la lối, chửi bới sau đó dùng tay tấn công liên tiếp vào mặt anh T....
Dự báo CHI TIẾT vận mệnh 12 con giáp năm 2025: Thân dồi dào may mắn, tiền bạc lẫn công việc đều lên hương

Dự báo CHI TIẾT vận mệnh 12 con giáp năm 2025: Thân dồi dào may mắn, tiền bạc lẫn công việc đều lên hương

Trắc nghiệm

09:42:24 09/02/2025
Vận mệnh chi tiết người tuổi Thân năm 2025 có gì đặc biệt?Hỷ sự liên tiếp: 3 con giáp ăn nên làm ra ngày 9/2 nhờ vận may trời ban Dự báo chi tiết vận mệnh
Nữ sinh mất liên lạc ở TPHCM chính thức lên tiếng

Nữ sinh mất liên lạc ở TPHCM chính thức lên tiếng

Tin nổi bật

09:39:47 09/02/2025
Trong thông báo trấn an gia đình, bạn bè và cộng đồng mạng, nữ sinh Lìu Ngọc Hằng mong muốn chấm dứt những tin đồn liên quan đến mình.
Tướng Nga: 90% tên lửa hiện đại phương Tây cấp cho Ukraine bị bắn hạ

Tướng Nga: 90% tên lửa hiện đại phương Tây cấp cho Ukraine bị bắn hạ

Thế giới

09:28:41 09/02/2025
ATACMS là loại tên lửa đạn đạo có thể tấn công mục tiêu cách xa hơn 300km và mang theo đầu đạn nổ phá mảnh nặng 227kg hoặc đầu đạn chùm để tấn công diện rộng.
Địa điểm du lịch gần Hà Nội đẹp mê ly, khách thoải mái check-in dịp Tết

Địa điểm du lịch gần Hà Nội đẹp mê ly, khách thoải mái check-in dịp Tết

Du lịch

09:05:00 09/02/2025
Dưới đây là gợi ý một số điểm du lịch gần Hà Nội để du khách vui chơi thỏa thích, check-in trong dịp nghỉ tết Nguyên đán 2025.
Phát hiện số vàng trị giá 1,7 tỷ đồng giấu bên trong máy xay sinh tố

Phát hiện số vàng trị giá 1,7 tỷ đồng giấu bên trong máy xay sinh tố

Lạ vui

08:46:50 09/02/2025
Theo Indiatoday , Tổng cục Tình báo hải quan (DRI) của Ấn Độ đã tịch thu số vàng trị giá khoảng 6 triệu Rupee (hơn 1,7 tỷ đồng) được giấu bên trong một máy xay sinh tố tại sân bay Jaipur, nhà chức trách cho biết hôm thứ Ba.
Game thủ Genshin Impact lại "đau đầu" với lỗi game mới, đang yên lành thì tự dưng bị quái "thổi bay" về miền cực lạc?

Game thủ Genshin Impact lại "đau đầu" với lỗi game mới, đang yên lành thì tự dưng bị quái "thổi bay" về miền cực lạc?

Mọt game

08:37:19 09/02/2025
Nếu đã từng trải nghiệm Genshin Impact thì độc giả sẽ nhận thấy rằng, các lỗi game trong trò chơi này xuất hiện là điều thường thấy. Bởi lẽ, nếu các tựa game đều sở hữu một kho nhân vật, quái vật
Bạn trai cũ hot boy của Thiều Bảo Trâm tìm cách vào showbiz Việt?

Bạn trai cũ hot boy của Thiều Bảo Trâm tìm cách vào showbiz Việt?

Sao việt

08:12:16 09/02/2025
Từ một cái tên ít được biết đến, Matthis bỗng chốc trở thành tâm điểm chú ý sau loạt tin đồn hẹn hò với các mỹ nhân Vbiz.
G-Dragon tung danh sách ca khúc trong album mới bermensch

G-Dragon tung danh sách ca khúc trong album mới bermensch

Nhạc quốc tế

08:02:09 09/02/2025
Album mới của thủ lĩnh BIGBANG G-Dragon dự kiến phát hành trên toàn thế giới vào ngày 25 tháng 2. Album có tổng cộng 8 ca khúc, bao gồm các đĩa đơn đã được phát hành trước
Anh Trai bị tố gian lận thi cử: Sự nghiệp âm nhạc mờ nhạt, liên tục "dính phốt" chấn động

Anh Trai bị tố gian lận thi cử: Sự nghiệp âm nhạc mờ nhạt, liên tục "dính phốt" chấn động

Nhạc việt

07:53:01 09/02/2025
Trước khi vướng ồn ào gian lận thi cử, Hải Đăng Doo từng lọt tầm ngắm netizen vì tin đồn có bạn gái nhưng vẫn xào couple , ghép đôi với các Anh Trai Say Hi.