Cục Y tế dự phòng đề nghị tăng cường kiểm dịch tại các cửa khẩu
Trước tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp, Cục Y tế dự phòng đề nghị tăng cường thực hiện việc kiểm dịch y tế đối với người, phương tiện nhập cảnh, quá cảnh và hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh.
Kiểm tra thân nhiệt hành khách ở cửa khẩu Nội Bài. (Ảnh: TTXVN)
Nhằm chủ động phát hiện sớm, ngăn chặn trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm qua các cửa khẩu, Cục Y tế dự phòng đã có công văn gửi Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế đề nghị tăng cường công tác kiểm dịch y tế phòng, chống dịch bệnh lan truyền qua cửa khẩu.
Đây cũng là hoạt động thực hiện theo Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 19/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Canh Tý và Công văn số 1696/TTg-KGVX ngày 17/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân. Đặc biệt trong dịp đầu Năm mới 2020, hoạt động giao lưu, đi lại, thương mại giữa các nước ngày càng gia tăng, nhiều nguy cơ các dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam qua các cửa khẩu.
Cục Y tế đề nghị tăng cường thực hiện việc kiểm dịch y tế đối với người, phương tiện nhập cảnh, quá cảnh và hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh truyền nhiễm… Khi phát hiện nguy cơ sẽ cách ly và xử lý kịp thời và có báo cáo cho các cơ quan quản lý để phối hợp chỉ đạo giải quyết.
Dịch Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo đang có diễn biến phức tạp. (Nguồn: NPR)
Video đang HOT
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, trong đó ghi nhận các bệnh nguy hiểm mới nổi như dịch Ebola tại Cộng hòa Congo; dịch MERS-CoV tại một số quốc gia khu vực Trung Đông; bệnh bại liệt tại Philippines, Myanmar, Trung Quốc; sốt vàng tại một số quốc gia khu vực Nam Mỹ và châu Phi; dịch tả tại Sudan, một số trường hợp viêm phổi cấp nghi do virus chưa xác định tác nhân gây bệnh tại Trung Quốc…
Theo thoidai
Nguy hiểm: Tamiflu bị thổi phồng như thần dược
Cúm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng Tamiflu đang được đồn thổi trên mạng là "thần dược trị cúm", giá bán gần 3 triệu đồng/vỉ.
Thời điểm mùa đông xuân, thời tiết lạnh ẩm ướt cộng với ô nhiễm môi trường là điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển. Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hiện chưa ghi nhận sự bất thường về số lượng bị cúm cũng như chủng virus cúm.
Lùng mua "thần dược" giá trên trời
Kết quả giám sát trọng điểm bệnh cúm tại khu vực miền Bắc cho thấy chủng gây bệnh chủ yếu là chủng cúm A (H1N1) và cúm B. Chưa ghi nhận chủng virus cúm mới, chưa thấy có đột biến gen làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng virus cúm lưu hành trên người tại Việt Nam.
Cục Y tế dự phòng cũng nhấn mạnh bệnh cúm hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất là chăm sóc, nâng cao thể trạng, theo dõi sức khỏe để không bội nhiễm và không lây bệnh cho người khác. Đặc biệt, hằng năm người dân cần tiêm vaccine để phòng ngừa bệnh trước khi cúm vào mùa.
Thời gian gần đây, loại thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị cúm là Tamiflu đang bị thổi phồng là "thần dược trị cúm" khiến người dân đổ xô tìm mua. Săn lùng ở các hiệu thuốc lớn nhỏ không được thì lùng sục trên mạng tìm cho bằng được. Ghi nhận trên một diễn đàn có lượng truy cập khá đông thì loại thuốc này được nhiều người mua bán tấp nập và chuyền tay nhau khi mua xài không hết.
Có nhiều loại thuốc Tamiflu với nhiều mức giá khác nhau như hàng công ty (nhập khẩu và phân phối qua công ty) hoặc hàng xách tay. Hàng xách tay chủ yếu từ Nga về với giá dao động 600.000-700.000 đồng/vỉ. Còn hàng công ty giá "chát" hơn, không dưới 2 triệu đồng/vỉ, giá bán lẻ mỗi viên khoảng 300.000 đồng.
Ngoài ra, nhiều người còn bán thuốc trên mạng với chia sẻ thuốc này có tác dụng điều trị dự phòng cúm. "Đối với người nhà tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân bị cúm, cho dù không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh vẫn nên sử dụng thuốc Tamiflu để điều trị dự phòng. Thời gian điều trị dự phòng kéo dài 10-42 ngày. Liều dùng điều trị dự phòng là mỗi ngày một viên Tamiflu 75 mg..." - một người bán thuốc xách tay từ Nga tên KL chia sẻ.
Một người bán hàng xách tay quảng cáo thuốc Tamiflu còn có tác dụng điều trị dự phòng cúm. (Ảnh chụp màn hình)
BV Nhi đồng 1 rất hiếm xài Tamiflu
Nhận định về tình trạng "săn" thuốc Tamiflu là bất thường trong thời điểm bày, BS Trương Hữu Khanh, chuyên Khoa nhiễm - thần kinh BV Nhi đồng 1 TP.HCM, cho hay: "Công dụng của thuốc Tamiflu đang bị thổi phồng quá mức. Người dân không trang bị đủ kiến thức rất dễ bị cuốn theo, không loại trừ đây là các hành vi trục lợi".
BS Khanh cho hay riêng tại BV Nhi đồng 1, mỗi ngày dù khám gần 6.000 trẻ ngoại trú nhưng thời gian gần đây, không một bé nào được chỉ định Tamiflu. Trong khu vực nội trú cũng rất hiếm có trẻ cần bàn dùng thuốc này.
Quay trở lại quá khứ, Việt Nam và các nước khác đã có một đợt dùng rất nhiều Tamiflu, đó là vào năm 2009. Lúc này loại cúm mới xuất hiện hay còn gọi là "cúm lợn" nên gần như mọi người trên thế giới chưa có miễn dịch với nó. Còn ở thời điểm hiện nay, nếu có cúm thì chắc chắn đó không phải là loại cúm mới, vì cúm mới chắc chắn sẽ lây ra toàn quốc và toàn thế giới chứ không thể loanh quanh một miền.
"Không phải là cúm mới thì không có mối đe dọa mới. Không đe dọa mới thì phải dùng đúng biện pháp điều chuẩn từ xưa đến giờ, nghĩa là không dùng Tamiflu tràn lan. Trong y khoa có rất nhiều hội chứng biểu hiện giống cúm và do rất nhiều virus khác nên dùng Tamiflu chắc chắn không tác dụng. Ngay cả nhiễm virus thì cũng điều trị triệu chứng là chính bằng cách nghỉ ngơi, uống đủ nước, giảm ho, giảm sổ mũi và hạ sốt khi cần" - BS Khanh khuyến cáo.
Cũng theo BS Khanh, người dân mua thuốc Tamiflu trên mạng rất dễ gặp phải hàng giả và trôi nổi, rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, Tamiflu chỉ có hàm lượng duy nhất dùng cho người lớn và rất khó dùng cho trẻ em, chỉ điều dưỡng và bác sĩ mới biết cách chia liều sao cho đúng lứa tuổi. Còn cách tự mua, tự chia liều như hiện nay sẽ rất dễ dẫn tới quá liều hoặc thiếu liều. Chưa kể dùng Tamiflu vô tội vạ sẽ gây ra kháng thuốc.
Để phòng ngừa cúm, người dân nên tiêm vaccine cúm mùa để tăng cường miễn dịch, đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đúng cách. Cần giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng; hạn chế tiếp xúc với người bị hoặc nghi ngờ bị mắc cúm, sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết. Đặc biệt, không tự ý mua, sử dụng thuốc Tamiflu. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi nên đến cơ sở y tế.
Khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Đã từng có những báo cáo nghiên cứu thuốc Tamiflu có một tác dụng phụ hết sức nguy hiểm là tạo ra ý định tự sát cho người uống. Do đó, người dân nên tỉnh táo, không nên đổ xô mua thuốc Tamiflu bằng mọi giá để trị cúm hoặc điều trị dự phòng cúm như quảng cáo trên mạng.
BS TRƯƠNG HỮU KHANH, BV Nhi đồng 1 TP.HCM
HOÀNG LAN
Theo PLO
Thói quen ăn mặn của người Việt: Rước bệnh vào thân Thông tin cảnh báo từ Cục Y tế dự phòng: thói quen ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Ở nước ta hiện nay cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết...