Củ nghệ tốt cho não như thế nào?
Củ nghệ có nhiều lợi ích cho sức khỏe và ngày càng được khám phá về những lợi ích tiềm năng đối với chức năng não.
Vậy nghệ tốt cho não bộ như thế nào?
1. Củ nghệ giúp bảo vệ tế bào thần kinh
Curcumin có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh, rất quan trọng để bảo vệ não khỏi stress oxy hóa và viêm.
Stress oxy hóa và viêm có liên quan đến các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, Parkinson. Khả năng trung hòa các gốc tự do và giảm viêm của curcumin có thể giúp bảo vệ các tế bào não khỏi bị tổn thương.
Tăng cường chức năng nhận thức: Các nghiên cứu cho thấy curcumin có thể hỗ trợ chức năng nhận thức và trí nhớ. Bằng cách thúc đẩy quá trình hình thành tế bào thần kinh mới và tăng một loại protein liên quan đến sự phát triển, tồn tại của tế bào thần kinh, curcumin có thể tăng cường khả năng học tập, duy trì trí nhớ và chức năng nhận thức nói chung. Những tác dụng này có thể đặc biệt có lợi cho người lớn tuổi hoặc những người có nguy cơ suy giảm nhận thức.
Cải thiện lưu lượng máu não: Curcumin có tác dụng tăng cường lưu lượng máu não, điều này rất cần thiết để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào não. Bằng cách thúc đẩy giãn mạch và giảm viêm mạch máu, curcumin có thể cải thiện lưu thông máu trong não, tăng cường chức năng nhận thức và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch máu não.
Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer: Bệnh Alzheimer được đặc trưng bởi sự tích tụ các mảng bám beta-amyloid và các đám rối protein tau trong não, dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh và suy giảm nhận thức.
Curcumin đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự hình thành và tích tụ các dấu hiệu bệnh lý này. Ngoài ra, đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của curcumin có thể giúp giảm tình trạng viêm thần kinh và stress oxy hóa, đây là những yếu tố chính góp phần gây ra bệnh Alzheimer.
Curcumin có thể giúp bảo vệ các tế bào não khỏi bị tổn thương.
2. Củ nghệ tốt cho sức khỏe tâm thần
Video đang HOT
Trong hành trình tìm kiếm giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện, vai trò của dinh dưỡng và các chất bổ sung tự nhiên đối với sức khỏe tâm thần, đã thu hút được sự chú ý đáng kể của các nhà khoa học.
Các chất dẫn truyền thần kinh là các chất truyền tin hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng, lo lắng và các khía cạnh khác của sức khỏe tâm thần. Curcumin đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến mức độ và hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh này.
Ví dụ, stress oxy hóa xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể, dẫn đến tổn thương tế bào.
Não, với mức tiêu thụ oxy cao và môi trường giàu lipid, đặc biệt dễ bị tổn thương do oxy hóa. Curcumin giúp trung hòa các gốc tự do và thúc đẩy hoạt động của các enzyme chống oxy hóa của cơ thể, mang lại tác dụng bảo vệ chống lại stress oxy hóa.
Viêm mạn tính cũng liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần, bao gồm cả trầm cảm. Curcumin ức chế sản xuất cytokine tiền viêm và ức chế các con đường truyền tín hiệu viêm, có khả năng làm giảm tình trạng viêm trong não. Bằng cách làm giảm tình trạng viêm, curcumin có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm và lo âu, thường trầm trọng hơn do các quá trình viêm.
Bên cạnh đó, serotonin và dopamine là những chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng. Nồng độ thấp của những chất dẫn truyền thần kinh này có liên quan đến chứng trầm cảm và lo âu. Curcumin giúp tăng cường nồng độ serotonin và dopamine, có thể giúp cải thiện tâm trạng, làm giảm các triệu chứng của chứng trầm cảm và lo âu.
Curcumin có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm và lo âu,
Mức độ giảm của yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF), một loại protein hỗ trợ sự sống còn, tăng trưởng và duy trì các tế bào thần kinh, có liên quan đến chứng trầm cảm và suy giảm nhận thức.
Curcumin làm tăng mức độ BDNF, thúc đẩy quá trình hình thành tế bào thần kinh (sự hình thành các tế bào thần kinh mới) và tính dẻo của khớp thần kinh… rất cần thiết cho việc học tập, trí nhớ và điều chỉnh tâm trạng.
Nghệ có thể được chế biến và sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như: Nghệ tươi, nghệ khô (bột nghệ), viên nang, trà nghệ, tinh dầu… Những dạng khác nhau này giúp bạn dễ dàng kết hợp nghệ vào thói quen hàng ngày để thưởng thức ẩm thực cũng như bổ sung giúp mang lại lợi ích cho sức khỏe.
7 thói quen hàng ngày làm ảnh hưởng tới mắt
Một số thói quen ảnh hưởng xấu đến mắt, nếu không thay đổi có thể dẫn đến tổn thương và biến chứng nguy hiểm tới thị lực..
Thói quen và lối sống hàng ngày làm ảnh hưởng đến cơ thể và đôi mắt. Một lối sống năng động với chỉ số BMI được kiểm soát, sẽ giúp cơ thể và tâm trí luôn trẻ trung, bảo vệ thị lực và trì hoãn tác động của lão hóa lên mắt.
Dưới đây là một số thói quen làm ảnh hưởng xấu tới mắt:
1. Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng
Nếu cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, stress oxy hóa trong mắt sẽ tăng lên, dẫn đến tổn thương thị lực, thủy tinh thể và võng mạc.
Một chế độ ăn giàu axit béo omega-3, vitamin A, vitamin D, kẽm và vitamin E - có trong các loại đậu, quả hạch, hạt, trứng, rau lá và dầu cá - giúp duy trì đôi mắt khỏe mạnh.
2. Thời gian sử dụng thiết bị quá nhiều ảnh hưởng đến thị lực
Thời gian sử dụng thiết bị quá nhiều có thể dẫn đến hội chứng thị giác máy tính, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Điều này gây khô mắt, dị ứng và co thắt cơ, dẫn đến đau mắt.
Quy tắc 20-20-20 có thể giúp giảm mỏi mắt bằng cách: Nghỉ 20 giây sau mỗi 20 phút và nhìn vào vật gì đó cách xa 20 feet (khoảng 6m).
Thời gian sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều ảnh hưởng đến thị lực.
3. Thói quen hydrat hóa kém
Không uống đủ nước sẽ dẫn đến mất nước, gây khô mắt và có thể dẫn đến nhiễm trùng, viêm nhiễm...
Cung cấp đủ nước cho cơ thể (trung bình 2 -2,5 lít nước/ngày), giúp cho đôi mắt khỏe mạnh hơn trong mùa hè.
4. Ngủ không đủ giấc
Cần ngủ khoảng 7 -9 tiếng để mắt được nghỉ ngơi. Thiếu ngủ có thể gây bọng mắt, dụi mắt... ảnh hưởng đến cả não bộ và cơ thể.
5. Không đeo kính râm
Tia UV là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng oxy hóa ở mắt, đặc biệt là vào mùa hè. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về mắt khác nhau như đục thủy tinh thể sớm, viêm võng mạch do ắng nắng và mộng mắt (mộng thịt).
Đeo kính râm chất lượng cao có khả năng chống tia UVA và UVB là điều cần thiết khi ra ngoài trời.
Tăng huyết áp ảnh hưởng đến thị lực, cần được kiểm soát bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc.
6. Bỏ qua các bệnh khác
Đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn tuyến giáp là những bệnh về lối sống cần được kiểm soát bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc. Nếu những tình trạng này không được kiểm soát đúng cách, có thể dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường, võng mạc tăng huyết áp... rất khó điều trị.
Do đó, cần kiểm soát tốt các bệnh này bằng cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống phù hợp.
7. Bỏ qua các triệu chứng và các bệnh về mắt khác
Chúng ta thường bỏ qua các bệnh về mắt và tự điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn. Khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn mới đi khám, nhiều khi đã dẫn đến tổn thương nghiêm trọng và mất thị lực. Do đó, khi có bất kỳ triệu chứng gì tại mắt, cần đi khám để được chữa trị thích hợp.
5 cách dùng nghệ tốt nhất cho sức khỏe Củ nghệ là loại gia vị có màu vàng, vốn là thành phần chủ yếu trong y học cổ truyền, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nhưng cách sử dụng nghệ như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu nhất? Curcumin là hợp chất chính trong củ nghệ có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, góp phần mang...