Củ gai khô có tác dụng gì cho bà bầu, cách dùng thế nào?
Củ gai khô có tác dụng gì cho bà bầu? Củ gai vị ngọt, lành tính, không độc có tác dụng an thai, cầm máu, giải độc, giải nhiệt hiệu quả cho bà bầu.
Củ gai hay còn gọi là tầm ma, tầm gai, cây gai bánh. Củ gai là phần rễ của cây gai, giống như củ khoai, củ sắn… Củ gai có hình trụ, dài từ 8 – 25cm, đường kính từ 0,8 – 2cm, màu nâu xám hoặc nâu sẫm Củ gai ở nước ta có nhiều ở Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ… Củ được đào về cùng cây gai. Củ gai và rễ gai được rửa sạch đất cát, dùng tươi hoặc sấy khô.
Vậy củ gai khô có tác dụng gì cho bà bầu hay bà bầu có nên sử dụng củ gai khô hay không?
Hình ảnh củ gai khô.
Hình ảnh củ gai tươi.
Củ gai khô có tác dụng gì cho bà bầu?
Củ gai khô có tác dụng gì cho bà bầu hay bà bầu có dùng được củ gai khô không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu.
Củ gai có vị ngọt, lành tính, không độc và có tác dụng an thai. Bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng được củ gai. Củ gai khô có tác dụng an thai và sử dụng được cho những mẹ bầu có thể trạng bình thường. Còn đối với những mẹ bầu dọa sảy, có dấu hiệu dọa sảy như ra máu, ra dịch màu nâu, tụ dịch màng nuôi, thai yếu hay có tiền sử thai lưu, sinh non… thì được khuyến cáo nên sử dụng của gai tươi. Củ gai khi được làm khô thì tác dụng dược liệu chỉ còn khoảng 30% so với củ gai tươi.
Vậy, tác dụng của củ gai đối với bà bầu là gì? Những tác dụng mà củ gai mang lại cho bà bầu đó là:
- Củ gai tác dụng an thai cho mẹ bầu
Củ gai có tác dụng an thai, ổn định thai nhi. Những mẹ bầu có hiện tượng xuất huyết âm đạo và đau bụng, thai nhi vẫn còn trong bụng chưa bị đẩy ra ngoài thì củ gai tươi có tác dụng giúp cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra.
Những mẹ bầu bị động thai, dọa sảy thai thì sử dụng củ gai tươi sẽ giúp an thai, định thai.
Cách sử dụng củ gai khô cho bà bầu:
Dùng khoảng 30g củ gai khô rửa bằng nước sạch, cho vào nồi đun với 800ml – 1l nước, đun sôi 15 phút là có thể dùng để uống được. Một ngày có thể đun 2 – 3 lần để uống.
Củ gai có tác dụng an thai cho mẹ bầu (Ảnh minh họa)
- Tác dụng giảm tình trạng ra máu khi mang thai
Đối với những mẹ bầu bị ra máu trong thai kỳ, có thể nấu củ gai với nấm, hạt sen, thêm vài ngọn ngải cứu, tía tô và ăn nóng có thể khiến tình trạng ra máu thuyên giảm.
Video đang HOT
- Củ gai giúp giảm ốm nghén
Mẹ bầu có thể nấu nước củ gai khô hoặc tươi, thêm vài thanh mí, cỏ ngọt, cam thảo hoặc đường phèn uống trong 3 ngày có tác dụng giảm tình trạng ốm nghén. Ngoài ra, mẹ bầu có thể nấu nước củ gai cùng đậu đen xanh lòng đã rang chín và uống.
- Củ gai có tác dụng đối với mẹ bầu dọa sảy, động thai
Đối với những mẹ bầu có dấu hiệu dọa sảy thai, bị động thai như ra huyết nâu đỏ, rau bị bóc tách 1 phần hay còn gọi là bong nhau, bong màng nuôi… thì uống nước củ gai có tác dụng cầm máu và ổn định thai.
Cách sử dụng củ gai cho mẹ bầu dọa sảy, động thai:
Sử dụng 150 – 200g củ gai rửa sạch, thái lát mỏng đun với 1l nước trong 30 – 40 phút rồi uống. Ngày đun 2 – 3 lần. Sử dụng trong 3 ngày đầu.
4 ngày sau đó sử dụng 100g củ gai nấu như trên. Phần củ gai sau khi đun lấy nước uống thì bà bầu nên ăn hết, không nên bỏ.
Củ gai giúp an thai (Ảnh minh họa)
- Củ gai có tác dụng giúp chuyển phôi thai làm tổ
Củ gai có tác dụng giúp chuyển phôi thai làm tổ trong tử cung thuận lợi hơn. Theo nguyên tắc phôi thai sẽ hình thành, làm tổ bám vào tử cung của mẹ trong 5 – 7 ngày kể từ ngày được thụ thai thành công. Bà bầu sử dụng củ gai có tác dụng giúp cho phôi thai bám vào tử cung thuận lợi hơn.
Cách sử dụng:
Dùng 100g củ gai tươi đun với 300 – 400ml nước, uống ngày 3 lần và uống trước khi chuyển phôi 3 ngày. Sau khi chuyển phôi thì uống liên tục trong 7 ngày.
Một số lưu ý khi bà bầu dùng củ gai
- Nếu bà bầu trữ nước củ gai trong tủ lạnh thì làm nóng lại trước khi uống. Không trữ nước quá lâu. Nên uống đến đâu đun đến đấy. Uống trong ngày.
- Củ gai tươi không bảo quản được trong ngăn đá tủ lạnh.
- Mua củ gai ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo sức khỏe.
Củ gai tuy có tác dụng an thai tốt cho bà bầu, tuy nhiên mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
Ngộ độc thực phẩm ở bà bầu: Tìm đúng nguyên nhân để xử lý đúng cách
Ngộ độc thực phẩm ở bà bầu không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ mà còn là nguy cơ cho thai nhi. Để giúp cho thai nhi luôn khoẻ mạnh, cần hết sức cẩn trọng khi lựa chọn và chế biến thức ăn cho bà bầu.
Ảnh minh họa
Ngộ độc thực phẩm ở bà bầu hoàn toàn có thể xảy ra và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến bào thai trong bụng mẹ.
Tùy thuộc vào độc tính của vi khuẩn có trong thức ăn mà sức khỏe của thai nhi bị ảnh hưởng nặng hoặc nhẹ. Với các bà mẹ đang mang thai trong 3 tháng đầu và tháng cuối bị ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến dọa sảy thai, sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non rất nguy hiểm.
Vì thế, trong quá trình mang thai, mẹ nên ăn các loại thực phẩm lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu của mình.
1. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở bà bầu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở bà bầu. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất gây ra. Một số vi khuẩn gây ngộ độc như E.coli, salmonella, campylobacter, listeria, nấm mốc và các hóa chất tồn dư trong thực phẩm.
E. Coli là vi khuẩn sống ký sinh trong đường ruột của gia súc, gia cầm. Sự có mặt của E. Coli thường gây ngộ độc thực phẩm trong trường hợp rau, thịt chưa được nấu chín kỹ. Nước uống nhiễm khuẩn E. Coli cũng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở bà bầu. Độc tính của E. Coli có thể gây viêm đường ruột, nhiễm trùng nước tiểu, phụ nữ mang thai khi bị ngộ độc dễ gây sảy thai.
Salmonella thường được tìm thấy trong trứng sống, sản phẩm trứng, thịt chưa nấu chín, gia cầm, nước bị ô nhiễm và các sản phẩm phô mai. Thực phẩm nhiễm khuẩn Salmonella gây ngộ độc và lây lan từ người sang người. Để tránh ngộ độc thực phẩm ở bà bầu tốt nhất nên nấu chín các loại thực phẩm trước khi ăn.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở bà bầu - Ảnh: Internet
Bà bầu cũng dễ bị ngộ độc khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn campylobacter jejuni. Chúng gây ra các triệu chứng tiêu chảy, sốt, chuột rút.
Vi khuẩn Listeriosis được tìm thấy trên rau và các sản phẩm từ sữa cũng rất nguy hiểm cho bà bầu. Khi bị ngộ độc thực phẩm do Listeriosis có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng ở phụ nữ mang thai.
Phụ nữ mang thai cũng không nên ăn các loại thực phẩm bị nấm mốc. Bởi nó có thể gây ngộ độc cấp tính và mãn tính vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé.
2. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở bà bầu
Ngộ độc thực phẩm ở bà bầu thường xảy ra do ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh. Các triệu chứng ngộ độ thường xuất hiện sau bữa ăn khoảng 30 phút. Một số trường hợp có thể lâu hơn từ 2 đến 3 giờ hoặc sau 1 ngày tùy nguyên nhân gây bệnh.
Biểu hiện đặc trưng của ngộ độc thực phẩm là tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, đi ngoài sống phân. Khi bị ngộ độc bà bầu có thể gặp phải các triệu chứng kèm theo như đau đầu, sốt, lạnh người, cơ thể mệt mỏi, mất sức... Một số trường hợp ngộ độc nặng hơn có thể xuất hiện triệu chứng đau nhức toàn thân, mê sảng, co giật...
3. Cách xử lý ngộ độc thực phẩm ở bà bầu
Khi phát hiện các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở bà bầu cần có biện pháp xử lý phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngay khi phát hiện bị ngộ độc thực phẩm, bà bầu cần bình tĩnh thực hiện theo các bước sau:
- Tìm cách nôn ói hết lượng thức ăn gây ngộ độc ra khỏi cơ thể. Điều này giúp ngăn cản sự hấp thụ chất độc vào ruột, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác hại của độc tố. Để nôn nhanh nhất, bạn có thể móc họng để kích thích. Ngoài ra nên uống nước muối ấm trước khi móc họng để hiệu quả hơn.
- Sau khi nôn hết thực phẩm gây ngộ độc, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để được theo dõi và điều trị kịp thời. Trong trường hợp ngộ độc trầm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn rửa sạch dạ dày bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm ở bà bầu - Ảnh: Internet
- Để giải độc cho cơ thể, có thể sử dụng than hoạt tính. Đồng thời tiến hành bù nước và điện giải cho người bị ngộ độc. Bà bầu nên bổ sung nước và thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nghỉ ngơi, thư giãn để mau hồi phục.
- Trong trường hợp thai nhi bị tác động, có dấu hiệu dọa sẩy thai, dọa sinh non, bà bầu cần được chăm sóc thai riêng biệt.
4. Các thực phẩm cần tránh để ngăn ngừa ngộ độc ở bà bầu
Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm ở bà bầu, bạn cần tránh các loại thực phẩm dưới đây.
- Các món gỏi, sống như sashimi, bò tái, lẩu cần được loại bỏ ra khỏi thực đơn của bà bầu. Các loại thực phẩm này có nguy cơ cao gây ngộ độc, đau bụng, nhiễm khuẩn và giun sán.
- Thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp. Các loại thực phẩm này thường có vi khuẩn listeria. Chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của người mẹ dẫn đến sảy thai, sinh non. Do đó, tốt hơn hết bà bầu nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này.
- Nội tạng động vật như tim, gan, lòng... tập trung nhiều độc tố dễ gây hại cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, món ăn này chứa nhiều cholesterol và vitamin A, ăn quá nhiều sẽ tác động tiêu cực đến sức khoẻ.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng. Một số thực phẩm như bơ, phô mai mềm, sữa tươi chưa quan tiệt trùng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là chế phẩm từ sữa dê, bà bầu cần tránh xa.
- Các món ăn chứa phèn chua, nhôm như quẩy. Loại thực phẩm này có thể gây ra bệnh down ở thai nhi nếu mẹ ăn nhiều. Do đó, bạn cần tránh trong quá trình mang thai.
Bà bầu nên chọn thực phẩm lành mạnh để phòng tránh ngộ độc - Ảnh: Internet
5. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở bà bầu
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở bà bầu, bạn nên rửa sạch trái cây, rau, củ bằng nước muối loãng trước khi ăn. Thực hiện đúng nguyên tắc ăn chín, uống sôi.
Không ăn thịt sống, tái, các sản phẩm chưa được chế biến và tiệt trùng. Không ăn thức ăn để qua đêm hoặc thực phẩm không được bảo quản kỹ, đã biến đổi về màu sắc và mùi vị.
Khi chọn thực phẩm cần lựa chọn thức ăn tươi, mới chế biến, có nhãn mác rõ ràng. Địa chỉ và cơ sở sản xuất uy tín, được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc đã hết hạn sử dụng.
Rửa sạch tay trước khi chế biến, ăn uống, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với chó, mèo, vật nuôi trong nhà để tránh nhiễm khuẩn.
Trên đây là một số điều cần lưu ý để phòng tránh ngộ độ thực phẩm ở bà bầu. Hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Mẹ bầu tắm mùa đông: Thuộc lòng những điều này để không bị mất con Nếu không có thói quen khoa học khi tắm, rất có thể mẹ bầu sẽ gây ra những tác động xấu tới thai nhi, thậm chí nghiêm trọng hơn còn có thể khiến thai nhi chết lưu trong bụng. Gần đây, trong một bữa ăn của những người bạn lâu ngày không gặp, chia sẻ của một cô bạn người Trung Quốc đang...