Cú đánh bida 3 băng không có trong sách giáo khoa
Chàng trai cũng không lường được đường đi của bi cái sau cú đánh của mình.
Các trường học khu vực miền núi nhìn nhận về sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6
Với nhiều ưu điểm vượt trội giúp định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học, kênh hình, kênh chữ bắt mắt, thu hút... sách giáo khoa (SGK) mới lớp 2 và lớp 6 đang nhận được những phản hồi tích cực.
Giờ học môn tiếng Anh của học sinh lớp 6 Trường Phổ thông cấp 2 Dân tộc nội trú huyện Ngọc Lặc.
Nhiều ưu điểm nổi bật
Năm học 2021 - 2022, thêm khối lớp 2 và lớp 6 ở tất cả trường học trong tỉnh được học theo SGK Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (sau khối 1 được áp dụng từ năm học 2020 - 2021). Sau gần 2 tháng trải nghiệm thực tế, các trường học ở miền núi đã có những phản hồi tích cực về các bộ sách này.
Giờ học tiếng Anh của các em học sinh (HS) lớp 6, Trường Phổ thông cấp 2 Dân tộc nội trú huyện Ngọc Lặc, đã diễn ra trong bầu không khí sôi nổi hơn với nhiều hoạt động nhỏ thú vị trong năm học mới này. Giáo viên môn tiếng Anh Nguyễn Thị Hằng, cho biết: SGK tiếng Anh lớp 6 năm nay sử dụng cuốn i-Learn Smart World của Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. Bộ sách năm nay có sự tiếp nối, phát triển của chương trình học các năm trước, HS được rèn luyện cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua các hoạt động nhỏ trong mỗi bài học và các học liệu là sách mềm. Giáo viên có thể sử dụng công nghệ để tiết học sinh động, tạo hứng thú cho HS.
Theo ông Phạm Tuấn Quảng, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Ngọc Lặc: Năm học 2021 - 2022, Ngọc Lặc có 2.730 HS khối 2 và 2.316 HS khối 6. Phòng GD&ĐT đang yêu cầu các nhà trường nhận xét, đánh giá về SGK mới lớp 2 và lớp 6, đồng thời đề xuất những cách dạy phù hợp, hiệu quả.
Theo đánh giá của cô giáo Phạm Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lang Chánh 1 (huyện Lang Chánh): Chương trình SGK mới lớp 2 năm nay có rất nhiều ưu điểm do chương trình được xây dựng mang tính tổng quát, phù hợp với yêu cầu đổi mới tư duy phương pháp dạy học. Cô Nguyễn Thị Thủy, giáo viên lớp 2C, Trường Tiểu học thị trấn Lang Chánh 1, chia sẻ: SGK lớp 2 mới rất phù hợp với HS, nhất là môn Toán, giúp các em tính nhẩm rất nhanh. Còn môn tiếng Việt giúp các em đọc tốt hơn rất nhiều so với những năm trước.
Từ tháng 5 - 2021, UBND tỉnh đã ban hành danh mục SGK lớp 2 và lớp 6 áp dụng trên địa bàn, trong đó, phần lớn SGK thuộc bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Theo phản hồi của nhiều giáo viên, sách mới có rất nhiều ưu điểm nổi trội, giảm tải những nội dung không còn phù hợp hoặc quá hàn lâm với HS; quy trình dạy sách mới rất rõ ràng, dễ thực hiện; tính cảm thụ của chương trình sách mới cao; SGK môn ngữ Văn lớp 6 thay đổi rất nhiều so với chương trình cũ, phát huy được tính chủ động, tích cực của HS, các tác giả chọn lựa được các văn bản rất gần gũi để các em có thể vận dụng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, phát huy được tính chủ động của người học; các môn học tích hợp liên môn bổ trợ kiến thức cho nhau, giúp HS củng cố kiến thức nền tảng và có thêm nhiều hiểu biết về văn hóa, xã hội; kênh hình, kênh chữ đảm bảo tính thẩm mỹ, gây hứng thú cho người học... Ngoài ra, giảng dạy SGK mới, giáo viên còn có các học liệu, sách điện tử để làm công cụ hỗ trợ.
Vẫn còn những điểm chưa hợp lý
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật không thể phủ nhận, nhưng theo nhiều giáo viên, SGK mới lớp 2 và lớp 6 vẫn còn những điểm chưa hợp lý như: Có những bài thiết kế dài, khiến giáo viên khó khăn trong việc chuyển tải đầy đủ kiến thức, kỹ năng, nhất là đối với lớp đông HS, trình độ không đồng đều; một số bài học chưa phù hợp với lứa tuổi; trang thiết bị, đồ dùng dạy học cung ứng chậm... Do vậy, các nhà trường cũng như giáo viên ở khu vực miền núi mong muốn sớm được đầu tư, cung ứng kịp thời trang thiết bị, đồ dùng dạy học để hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.
Cô giáo Ngô Thị Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kiên Thọ 1 (Ngọc Lặc), cho rằng: "SGK mới về thể thức thì đúng, nhưng về mặt nội dung một số bài học tính giáo dục chưa cao, không gần gũi, không dễ đi vào lòng người, nhất là với trẻ nhỏ; thỉnh thoảng vẫn còn một số hình ảnh bị méo mó, nếu người làm sách chau chuốt hơn thì sẽ tốt hơn".
Nhận xét kiến thức của chương trình SGK lớp 2 năm nay cô giáo Đỗ Thị Duyên, Trường Tiểu học Hải Long (Như Thanh), cho biết: So với năm trước kiến thức đưa vào chương trình SGK lớp 2 năm nay nhiều hơn, vì thế tốc độ làm việc của giáo viên và HS vất vả hơn. Khi dạy sách mới, giáo viên phải nghiên cứu nhiều hơn, HS ở nhà cũng cần rất nhiều sự quan tâm, phối hợp của phụ huynh để việc học tập đạt kết quả cao hơn, do các tiết luyện tập của HS trên lớp quá ít. Ngoài ra, SGK môn Giáo dục thể chất bài đọc rất dài, không phù hợp với lứa tuổi HS.
Thầy giáo Hoàng Thanh Phương, Hiệu trưởng Trường THCS Xuân Khang (Như Thanh), chia sẻ: Đối với HS miền núi, nhiều bài học khá dài, kiến thức nhiều. Môn Khoa học tự nhiên, nhà trường không có giáo viên được đào tạo cả 3 môn, do đó phải bố trí 2 giáo viên giảng dạy. Nhà trường kiến nghị nên đào tạo sớm giáo viên để có thể giảng dạy tốt môn học này trong thời gian tới.
Những phản hồi của giáo viên ở các nhà trường khu vực miền núi - những người trực tiếp giảng dạy là một kênh thông tin quan trọng để các tác giả, nhà xuất bản tham khảo, nghiên cứu và có những điều chỉnh phù hợp trong những năm tới để SGK được hoàn thiện hơn.
Phiên âm tên nước ngoài trong sách giáo khoa làm khó cả giáo viên Trong sách giáo khoa, tên các địa danh, người nước ngoài được Việt hóa theo phiên âm. Cách viết này khiến nhiều người không xác định được địa điểm, nhân vật nào đang được nhắc đến. Sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4 tập 1 có bài về cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài. Theo đó, các danh từ...