Cụ bà U90 bị 3 thoát vị hoành hiếm gặp
Ngày 2/10, Bệnh viện đa khoa Cần Thơ (BVĐKCT) cho biết, các bác sĩ (BS) của BV vừa nội soi thành công cho cụ bà 84 tuổi bị 3 thoát vị hoành rất hiếm gặp.
Theo đó, bệnh nhân Huỳnh Thị B. (SN 1936, ngụ TP Cần Thơ), nhập viện trong tình trạng mệt, đau thượng vị và nôn nhiều. Người nhà cho biết, mấy năm qua bệnh nhân thường đau thượng vị, mệt, khó thở và nôn, nhất là sau khi ăn.
Tuy nhiên, sau khi uống thuốc, nằm nghỉ một lúc các triệu chứng giảm nên ở nhà không đi khám. Lần này tình trạng nặng, kéo dài, thấy nguy kịch nên gia đình đưa cụ vào bệnh viện cấp cứu.
Các BS phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Tại BVĐKCT, bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị khe hoành, toàn bộ dạ dày nằm trong trung thất lệch sang bên trái. Đây chính là nguyên nhân làm cho bệnh nhân đau, mệt, khó thở và nôn ói trong suốt thời gian qua. Sau khi nâng đỡ tổng trạng, bệnh nhân được nội soi ngày 29/9.
Trong lúc nội soi ổ bụng, các BS phát hiện bệnh nhân có 3 lỗ thoát vị, gồm: Thoát vị khe thực quản, gần toàn bộ dạ dày chui lên lồng ngực thoát vị cơ hoành trái kiểu Bochdalek và thoát vị hoành sát sau xương ức kiểu Morgagni. Các bác sĩ đã đưa dạ dày, mạc nối lớn trở về ổ bụng, khâu đóng lại các lỗ thoát vị và tạo van chống trào ngược dạ dày – thực quản kiểu Nissen.
BSCK2 La Văn Phú thăm khám cho bệnh nhân sau nội soi.
BSCK2 La Văn Phú, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp BVĐKCT cho biết, đây là trường hợp thoát vị hoành nặng và hiếm gặp. Thoát vị hoành ở người lớn đa số là mắc phải do trước đây có chấn thương rách hoặc yếu cơ hoành.
Riêng bệnh nhân này cùng lúc có 3 lỗ thoát vị, trong đó thoát vị khe hoành có thể bẩm sinh hoặc mắc phải thoát vị hoành kiểu Bochdalek và Morgagni là 2 loại thoát vị hoành bẩm sinh, ít gặp ở người lớn.
Sau phẫu thuật, hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, các triệu chứng đau thượng vị, khó thở và nôn ói đã hết, có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Cũng theo BS Phú, thoát vị hoành là khi một hoặc nhiều cơ quan trong ổ bụng di chuyển lên trên, vào khoang lồng ngực thông qua bất kỳ khiếm khuyết nào của cơ hoành. Ở trẻ em, khuyết khuyết này có thể xẩy ra khi mới chào đời, gọi là thoát vị hoành bẩm sinh.
Cho dù là thoát vị hoành nào, nếu là thoát vị hoành cấp tính, các tạng từ ổ bụng chạy lên khoang lồng ngực, chèn ép tim, phổi gây ảnh hưởng đến hô hấp và tuần hoàn đều cần phẫu thuật cấp cứu để đảm bảo tính mạng, nhất là thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ em.
Phẫu thuật thành công một trường hợp có dạ dày nằm lạc chỗ hiếm gặp
Các bác sĩ BVĐK Cần Thơ vừa phẫu thuật nội soi đưa dạ dày xuống ổ bụng đúng vị trí cho một bệnh nhân có dạ dày nằm không đúng vị trí, gây nặng ngực, khó thở.
Ngày 29/9, Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp vừa phẫu thuật nội soi đưa dạ dày xuống ổ bụng đúng vị trí cho một bệnh nhân có dạ dày nằm không đúng vị trí, gây ra nặng ngực, khó thở.
Dạ dày, hay còn gọi là "bao tử", khi nằm đúng vị trí của nó là trong ổ bụng, vùng thượng vị, sẽ có nhiệm vụ chứa đựng và tiêu hóa thức ăn.
Ê kíp phẫu thuật nội soi đang tích cực để đưa dạ dày của bệnh nhân nằm đúng vị trí trở lại.
Tuy nhiên, có trường hợp bà H.T.B, 85 tuổi, ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, có dạ dày (bao tử) nằm không đúng vị trí "chui tuột" lên lồng ngực, nằm gần trọn trong trung thất, làm cho bà cảm thấy đau tức, nặng ngực, khó thở; nhất là mỗi khi ăn no. Các triệu chứng cứ lúc tăng, lúc giảm; có nhiều lúc ăn vào bao tử của bà chèn ép vào tim và phổi làm cho bà thở rất khó khăn. Lần này, tình trạng nặng nề hơn nên được người nhà đưa đến nhập viện, do đau vùng thượng vị, ăn vào khó thở kèm đau ngực, nôn ói.
Tại bệnh viện, sau khi chụp cắt lớp vi tính, kết quả cho thấy dạ dày của bà lại nằm gần trọn trong lồng ngực (Theo chuyên môn gọi là thoát vị khe hoành). Ngay sáng nay 29/9, bệnh nhân được các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp phẫu thuật nội soi đưa dạ dày xuống ổ bụng, xếp nếp đáy vị kiểu Nissen và khâu hẹp lỗ khe hoành. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, với sự nỗ lực hết mình, sự tận tình của ê kíp y bác sĩ bệnh viện, cuộc phẫu thuật thành công đưa dạ dày của cụ bà nằm trong trung thất trở về đúng vị trí.
Bác sĩ Chuyên khoa II La Văn Phú, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp của bệnh viện cho rằng, đối với trường hợp này, nếu mổ mở sẽ rất nặng nề, sau mổ nguy cơ nhiều biến chứng, nhất là viêm phổi hậu phẫu có thể dẫn tới tử vong./.
Điều trị dứt điểm chứng tăng tiết mồ hôi chân quá mức Nhờ thực hiện phẫu thuật nội soi cắt thần kinh giao cảm thắt lưng, cô T.P.H (26 tuổi) không còn bị tình trạng mồ môi liên tục đổ ướt đẫm bàn chân. Nhờ thế, cô có thể trở lại với múa, bộ môn nghệ thuật mà cô yêu thích. Bác sĩ Nguyễn Văn Việt Thành tư vấn cho người bệnh tại Bệnh viện...