Covid-19: Virus có lây qua đồ ăn? Làm thế nào tránh lây trên máy bay?

Theo dõi VGT trên

Trang tin của CNN tổng hợp những câu hỏi hàng tuần của độc giả về dịch Covid-19, và dưới đây là một số câu hỏi phổ biến nhất.

Làm thế nào để giữ an toàn khi đi máy bay?

Bạn không phải lo lắng về khoang máy bay phải ngồi. Giữ cho đôi tay sạch sẽ còn quan trọng hơn.

Theo bác sĩ chuyên khoa y tế lữ hành Richard Dawood, bạn phải luôn luôn chú ý đến vị trí đặt bàn tay của mình. Tay vịn tại sân bay, tay nắm cửa và cần gạt vào phòng vệ sinh trên máy là những thứ chứa vi khuẩn nhất.

“Bạn có thể chạm vào những thứ này miễn là sau đó có rửa hoặc vệ sinh tay trước khi sờ lên mặt, cầm nắm thực phẩm”, bác sĩ Dawood cho hay, “Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch khử trùng hoặc khăn lau tay sát trùng để lau tay vịn, điều khiển từ xa và bàn gập tại chỗ ngồi của mình.”

Không khí lưu thông trong khoang máy bay có làm hành khách nhiễm bệnh?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), hầu hết các loại virus không dễ dàng lây lan trên máy bay vì không khí lưu thông đã được sàng lọc. Ở hầu hết máy bay dân dụng hiện đại, chỉ có từ 10 đến 50% lượng không khí lưu thông có trộn lẫn với không khí bên ngoài.

Covid-19: Virus có lây qua đồ ăn? Làm thế nào tránh lây trên máy bay? - Hình 1

Hầu hết các loại virus không dễ dàng lây lan trên máy bay vì không khí lưu thông đã được sàng lọc (Ảnh: Getty)

“Không khí lưu thông trong máy bay thường đi qua một loạt các bộ lọc từ 20 đến 30 lần mỗi giờ,” CDC cho biết, “Hơn nữa, không khí thường chỉ lưu thông ở một số khu vực nhất định trong máy bay, nên sẽ hạn chế bán kính lây lan mầm bệnh qua các hạt dịch nhỏ. Do đó, môi trường không khí trong khoang máy bay không có lợi cho sự lây lan của hầu hết các bệnh truyền nhiễm.”

Dù vậy, hãy cố gắng tránh tiếp xúc với bất cứ ai có dấu hiệu ho hoặc hắt hơi thường xuyên. Và nếu bạn mắc phải các triệu chứng trên, hãy che toàn bộ miệng và mũi bằng mặt trong khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi.

Chính xác thì “người lớn tuổi” nghĩa là gì? Thuộc ngưỡng tuổi nào?

CDC cho biết “người lớn tuổi” và những người mắc bệnh mãn tính nghiêm trọng “có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn”.

Theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, bất cứ ai trên 60 tuổi và những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nên cố gắng tránh những nơi đông đúc – chẳng hạn như rạp chiếu phim, trung tâm mua sấm và thậm chí các nghi lễ tôn giáo.

“Những người trên 60 tuổi và những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nên là các đối tượng được ưu tiên hàng đầu,” Tiến sĩ William Schaffner, giáo sư Đại học Vanderbilt và cố vấn lâu năm của CDC, cho biết, “Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để tránh nhiễm bệnh là giảm việc tiếp xúc trực tiếp với người khác.”

Covid-19: Virus có lây qua đồ ăn? Làm thế nào tránh lây trên máy bay? - Hình 2

Các đối tượng dễ có nguy cơ nhiễm Covid-19 thường có độ tuổi trung bình 60 (Ảnh: Getty)

Nhưng tại sao tuổi 60 thường được sử dụng như một cái ngưỡng cho những đối tượng cần phải thận trọng hơn?

Video đang HOT

“Chúng tôi giờ đã biết nhiều hơn về những đối tượng có nguy cơ nhiễm Covid-19″, Tổng Y sĩ Mỹ Jerome Adams cho biết, “Độ tuổi trung bình của các ca tử vong bởi Covid-19 là 80, trong tuổi trung bình của các đối tượng cần sự chăm sóc y tế là 60.”

Virus Corona có lây qua đồ ăn không?

“Các chủng virus Corona thường được cho là lây từ người sang người qua dịch hô hấp. Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy Covid-19 có thể lây qua đồ ăn”, CDC cho biết, “Nhìn chung, do khả năng sống sót kém của các chủng virus Corona trên các bề mặt đồ dùng hoặc thực phẩm, nên chúng ít khi có khả năng lây lan từ các sản ph ẩm thực phẩm hoặc bao bì được vận chuyển trong một vài ngày hoặc vài tuần ở nhiệt độ đông lạnh.”

Nếu tôi có một hệ thống miễn dịch yếu, tôi có nên hủy kế hoạch du lịch của mình không?

Những người bị suy giảm miễn dịch “có nguy cơ cao nhiễm Covid-19, cũng như các bệnh khác như cúm. Tránh tiếp xúc với người bệnh là rất quan trọng”, cơ qua Y tế hạt Snohomish của tiểu bang Washington, Mỹ cho biết.

Hạt Snohomish là nơi báo cáo trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Mỹ vào tháng 1 vừa qua. Kể từ đó, hơn 700 người Mỹ đã bị xác nhận dương tính và ít nhất 26 người đã tử vong – chủ yếu ở bang Washington.

Ngay cả trước khi dịch Covid-19 bùng phát, những người có hệ thống miễn dịch yếu thường phải chịu các biến chứng nghiêm trọng hơn nếu chẳng may đổ bệnh khi đi du lịch.

“Dù tỷ lệ nhiễm trùng có thể không có sự khác biệt đáng kể giữa những người du lịch khỏe mạnh và những người có hệ miễn dịch yếu, thì những đối tượng thuộc nhóm 2 vẫn có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn”, các nhà nghiên cứu từ Đại học Y bang Washington cho biết.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Theo danviet.vn

Đi tìm sự thật: Liệu máy bay có thực sự là nguồn lây lan virus với rủi ro cực cao?

WHO cho rằng rủi ro lây nhiễm virus nằm ở 2 hàng ghế, nhưng thực tế có thể rất khác, vì hành khách thường không ngồi im. Dẫu vậy, rủi ro đến đâu thì cần phải nhìn lại.

Khi máy bay đã trở thành phương tiện quá phổ biến, thì chuyện một người nhiễm bệnh có mặt trên máy bay ở thời điểm một dịch bệnh nào đó lan rộng là điều cũng cực kỳ dễ xảy ra.

Dịch Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) cũng tương tự như vậy. Ở thời điểm hiện tại, virus đã lan ra hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 3600 người tử vong. Và một phần câu chuyện đưa virus lan ra nằm ở việc các nước không thể kiểm soát hoàn toàn người nhiễm virus đến đất nước của mình.

Kể từ khi dịch bệnh nổ ra, đa số các sân bay đã tiến hành rà soát, quét thân nhiệt hành khách để giảm thiểu nguy cơ, thậm chí là hủy chuyến và chặn nhập cảnh đối với những người đến từ vùng dịch. Nhưng trong trường hợp người bệnh lọt được lên máy bay thì sao? Virus sẽ lây lan thế nào trong một môi trường kín như máy bay?

Để có câu trả lời, chúng ta sẽ phải xét đến nhiều vấn đề.

Cách một dịch bệnh lây lan

Cách lây lan cơ bản của một căn bệnh, có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng nắm được. Đó chính là ho và hắt hơi. Khi người bệnh ho, nước bọt, dịch nhầy và các dịch thể khác sẽ văng ra. Nếu bạn chạm vào đó rồi đưa tay lên mặt, khả năng lây bệnh là cực kỳ cao.

Đi tìm sự thật: Liệu máy bay có thực sự là nguồn lây lan virus với rủi ro cực cao? - Hình 1

Đa số các trường hợp, các giọt dịch này rất khó lan tỏa qua không khí mà thường rơi ở rất gần nơi ho. Theo Emily Landon, chuyên gia kiểm soát dịch bệnh từ ĐH Y Chicago (Mỹ), bệnh cảm cúm thông thường có khả năng lây lan trong phạm vi 2m và 10 phút tiếp xúc.

"Thời gian và khoảng cách có ảnh hưởng rất lớn," - Landon cho biết.

Một dịch bệnh hô hấp cũng có thể lây lan thông qua các bề mặt vật thể bị dịch thể của người bệnh văng lên. Thời gian lây nhiễm kéo dài vài giờ đến hàng tháng, phụ thuộc vào vật liệu của bề mặt, và việc dịch thể ấy là gì (nước bọt hay đờm, nước mũi...).

Đối với dịch Covid-19, có một số bằng chứng cho thấy virus này lây được qua không khí bằng những phân tử nước siêu nhỏ - hay còn gọi là khí dung (aerosol). Tuy nhiên, Arnold Monto - giáo sư dịch tễ từ ĐH michigan cho biết đó không phải là cơ chế truyền bệnh chính.

"Khả năng lây qua khí dung là không cao, vì môi trường ấy sẽ khô rất nhanh. Bản thân virus lại cần độ ẩm, nên nó sẽ nhanh chóng ngưng hoạt động khi môi trường quá khô."

Dịch bệnh trên máy bay thì sao?

Tổ chức Y tế thế giới WHO định nghĩa, đối tượng có khả năng lây nhiễm trên máy bay là những người ngồi trong khoảng 2 hàng ghế trên và dưới người bệnh. Tuy nhiên, con người ta chưa chắc đã ngồi im một chỗ - đặc biệt là với các chuyến bay kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Họ có thể đi vệ sinh, duỗi chân, lấy đồ, ăn uống... nghĩa là đi qua nhiều nơi nữa.

Thực tế thì khi dịch SARS bùng nổ vào năm 2003, một hành khách từ Hong Kong (Trung Quốc) tới Bắc Kinh đã lây nhiễm cho những người ở ngoài phạm vi 2 hàng ghế của WHO. Một nghiên cứu trên tạp chí khoa học New England Journal of Medicine thậm chí còn đề cập rằng tiêu chuẩn của WHO "có thể để lỡ 45% bệnh nhân nhiễm SARS."

Đi tìm sự thật: Liệu máy bay có thực sự là nguồn lây lan virus với rủi ro cực cao? - Hình 2

Lấy cảm hứng từ sự việc này, một nhóm các chuyên gia từ ĐH Emory (Mỹ) đã quyết định tìm hiểu xem khả năng hành khách nhiễm bệnh trên máy bay có thể lây nhiễm ra đến phạm vi nào. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên 10 chuyến bay xuyên lục địa của Mỹ, quan sát hành vi của phi hành đoàn và hành khách. Họ đánh giá quá trình di chuyển của mọi người, và sự ảnh hưởng của điều đó đến thời gian và số người tiếp xúc trên máy bay.

"Giả sử bạn ngồi ở hàng ngoài cùng hoặc hàng giữa, còn tôi thì đi ngang qua đó để đến toilet," - Weiss, giáo sư sinh học từ ĐH Bang Pennsylvania cho biết. "Rõ ràng, chúng ta sẽ có tiếp xúc rất gần - nghĩa là trong vòng chưa đầy 1m. Nếu tôi nhiễm bệnh, bạn có thể bị lây. Và chúng tôi làm nghiên cứu để xác định điều này."

Đi tìm sự thật: Liệu máy bay có thực sự là nguồn lây lan virus với rủi ro cực cao? - Hình 3

Ảnh minh họa

Trong một nghiên cứu công bố vào năm 2018, hầu hết các hành khách trên chuyến bay dài sẽ rời khỏi ghế ngồi vào giữa chuyến - chủ yếu là đi vệ sinh hoặc lấy đồ trên khoang hành lý. Tổng cộng, 38% rời khỏi ghế 1 lần, và 24% nhiều hơn 1 lần. 38% ngồi im tại chỗ trong suốt chuyến bay.

Chính quá trình quan sát này đã giúp các nhà khoa học xác định được vị trí ngồi có rủi ro tiếp xúc thấp nhất. Theo đó, những người ngồi cạnh cửa sổ chỉ có 43% đứng dậy di chuyển, trong khi hàng giữa và hàng ngoài lên tới 80%.

Đi tìm sự thật: Liệu máy bay có thực sự là nguồn lây lan virus với rủi ro cực cao? - Hình 4

Ảnh: ĐH Emory

Qua biểu đồ trên, có thể thấy vị trí ngồi gần cửa sổ là ít có khả năng tiếp xúc với người bệnh nhất. Tuy nhiên cũng theo biểu đồ, các vị trí ngồi giữa và ngồi ngoài ngay cả trong phạm vi "2 hàng trên và dưới" của WHO cũng có tỉ lệ tiếp xúc khá thấp (khoảng 50%). Theo Weiss, lý do là vì hầu hết các pha tiếp xúc như vậy là trong thời gian quá ngắn, nên ảnh hưởng cũng không có nhiều.

"Nếu bạn ngồi ở hàng ngoài cùng, sẽ có khá nhiều người đi qua, nhưng người ta bước đi rất nhanh," - Weiss cho biết. "Xét về tổng thể, khả năng lây lan cho họ là thấp."

Đi tìm sự thật: Liệu máy bay có thực sự là nguồn lây lan virus với rủi ro cực cao? - Hình 5

Ảnh: ĐH Emory

Tuy nhiên, câu chuyện sẽ thay đổi nếu bệnh nhân lại là một thành viên của phi hành đoàn. Một tiếp viên sẽ phải đi dọc theo cabin khá nhiều lần với tốc độ chậm, tương tác với hành khách, và thậm chí tiếp xúc gần với những ai có nhu cầu cần phục vụ đồ ăn và thức uống. Cũng trong nghiên cứu trên, một thành viên tổ bay có nguy cơ lây nhiễm cho ít nhất 4,6 người, vậy nên các hãng hàng không luôn có quy định cấm tiếp viên không được bay khi tình trạng sức khỏe không tốt.

Với virus corona chủng mới thì sao?

Weiss cho biết, hiện tại chúng ta vẫn chưa thể biết chính xác cách dịch Covid-19 lây lan. Có thể qua dịch thể - nước bọt, nước mũi, qua đường bài tiết (tiêu chảy), hay thậm chí có thể là khí dung. Bản thân các nhà nghiên cứu cũng cho biết báo cáo này khó áp dụng cho các chuyến bay với thời gian quá dài (hơn 10 tiếng), hoặc với máy bay cỡ lớn với 3 dãy ghế chẳng hạn.

Landon lại nghĩ khác. Dù đồng tình rằng chúng ta chưa biết rõ về cách virus lây lan, nhưng cô tin rằng kết quả nghiên cứu này có tính ứng dụng cao. Hầu hết các loại virus corona trước kia (kể cả SARS) cũng lây lan thông qua giọt bắn, nên nhiều khả năng Covid-19 cũng vậy vì cả hai có nhiều điểm tương đồng.

Đi tìm sự thật: Liệu máy bay có thực sự là nguồn lây lan virus với rủi ro cực cao? - Hình 6

Quan trọng nhất, Landon cho rằng ai cũng cần phải tự bảo vệ mình khi ở trên máy bay, bằng những quy tắc giữ vệ sinh do cơ quan y tế ban hành. Ví dụ như rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch khử trùng bất kỳ khi nào chạm vào các bề mặt nơi công cộng - đây là điều quan trọng, vì virus mới được chứng minh có khả năng tồn tại trên các bề mặt vật thể trong thời gian lên tới 12 tiếng.

Nguồn: National Geographic

Theo toquoc.vn

https://danviet.vn/the-gioi/covid-19-virus-co-lay-qua-do-an-lam-the-nao-tranh-lay-tren-may-bay-1067185.html
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông lên cơn dại tử vong sau khi bị chó cắn 2 năm trướcNgười đàn ông lên cơn dại tử vong sau khi bị chó cắn 2 năm trước
11 giờ trước
Bệnh não mô cầu lây qua đường hô hấp, có thể gây tử vong trong 24 giờBệnh não mô cầu lây qua đường hô hấp, có thể gây tử vong trong 24 giờ
13 giờ trước
3 nhóm thực phẩm quan trọng nên ăn khi bị viêm phổi3 nhóm thực phẩm quan trọng nên ăn khi bị viêm phổi
hôm qua
Cấp cứu 3 chàng trai gặp tai nạn oái oăm sau đêm Valentine "máu lửa"Cấp cứu 3 chàng trai gặp tai nạn oái oăm sau đêm Valentine "máu lửa"
hôm qua
10 điều đơn giản giúp tăng tuổi thọ, bạn nên làm ngay10 điều đơn giản giúp tăng tuổi thọ, bạn nên làm ngay
hôm qua
7 động tác khởi động sau khi ngủ dậy tốt cho sức khỏe7 động tác khởi động sau khi ngủ dậy tốt cho sức khỏe
hôm qua
Đà Nẵng ghi nhận ca tử vong do bệnh sởiĐà Nẵng ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi
hôm qua
Viêm xoang dị ứng thời tiết chữa thế nào hiệu quả?Viêm xoang dị ứng thời tiết chữa thế nào hiệu quả?
18 giờ trước

Tin đang nóng

Nóng: Kim Sae Ron còn nợ 12,3 tỷ đồng trước khi qua đờiNóng: Kim Sae Ron còn nợ 12,3 tỷ đồng trước khi qua đời
8 giờ trước
Thông tin mới về phiên xử vụ Đàm Vĩnh Hưng kiện chồng ca sĩ Bích TuyềnThông tin mới về phiên xử vụ Đàm Vĩnh Hưng kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền
9 giờ trước
Lý Hùng 'thời xa vắng', Ngọc Trinh tóc ngắn vẫn xinh hút hồnLý Hùng 'thời xa vắng', Ngọc Trinh tóc ngắn vẫn xinh hút hồn
9 giờ trước
Công an xác minh clip người đàn ông khuyết tật bị hai thanh niên đi xe máy không mũ bảo hiểm tát vào đầuCông an xác minh clip người đàn ông khuyết tật bị hai thanh niên đi xe máy không mũ bảo hiểm tát vào đầu
9 giờ trước
Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chấp nhận bản án 30 tháng tù treoCựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chấp nhận bản án 30 tháng tù treo
6 giờ trước
Cuộc sống 'nương tựa nhau' của Ngọc Anh 3A và chồng Tây sau biến cốCuộc sống 'nương tựa nhau' của Ngọc Anh 3A và chồng Tây sau biến cố
9 giờ trước
Đu trend "Đại Lý", nhiều bạn trẻ bị công an mời làm việc vì tràn ra đườngĐu trend "Đại Lý", nhiều bạn trẻ bị công an mời làm việc vì tràn ra đường
6 giờ trước
Trộm đột nhập nhà nam ca sĩ 36 tuổi, lấy sạch 40 chỉ vàngTrộm đột nhập nhà nam ca sĩ 36 tuổi, lấy sạch 40 chỉ vàng
9 giờ trước

Tin mới nhất

3 thực phẩm yêu thích của cụ bà vẫn đạp xe khi 100 tuổi

3 thực phẩm yêu thích của cụ bà vẫn đạp xe khi 100 tuổi

21 phút trước
Dầu ô liu chứa nhiều chất chống oxy hóa như oleocanthal và oleacein, có tác dụng chống viêm trong cơ thể. Tình trạng viêm liên quan tới nhiều bất ổn sức khỏe mạn tính, bao gồm bệnh tim và tiểu đường loại 2.
Lợi ích sức khỏe ít người biết của vỏ bưởi

Lợi ích sức khỏe ít người biết của vỏ bưởi

26 phút trước
Hơn nữa, hương thơm của tinh dầu vỏ bưởi còn có khả năng kích thích sản xuất serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong việc điều hòa tâm trạng, mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu.
Hà Nội triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Hà Nội triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

30 phút trước
Các bác sỹ khuyến cáo phụ huynh tuân thủ đúng lịch tiêm chủng và đưa trẻ đi tiêm đúng hạn để bảo vệ sức khỏe của trẻ và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, như viêm phổi, viêm não, suy dinh dưỡng.
Bị cúm tại sao không dùng kháng sinh?

Bị cúm tại sao không dùng kháng sinh?

33 phút trước
Nếu mọi người dùng kháng sinh không đúng thì có 3 cái hại: Sử dụng kháng sinh không đúng sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Vi khuẩn sẽ trở nên kháng thuốc, gây khó khăn trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn trong tươn...
Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn hô hấp, nguy cơ tử vong cao

Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn hô hấp, nguy cơ tử vong cao

35 phút trước
Khi tiếp nhận, bệnh nhân tỉnh chậm, thở oxy qua ống nội khí quản, tim nhịp đều, mạch rõ, bụng mềm, không liệt, hai phổi thông khí rõ, đau vùng ngực và thượng vị.
Đột phá xét nghiệm máu giúp ngừa đau tim

Đột phá xét nghiệm máu giúp ngừa đau tim

14 giờ trước
Xét nghiệm mới này chỉ cần một mẫu máu nhỏ như bất kỳ xét nghiệm máu thông thường nào, khiến việc áp dụng rộng rãi trở nên dễ dàng.
Đột quỵ ở tuổi 26, chàng trai loại bỏ 1 món ăn ngay khi xuất viện

Đột quỵ ở tuổi 26, chàng trai loại bỏ 1 món ăn ngay khi xuất viện

15 giờ trước
Ngoài ra, đồ chiên rán thường được phủ bột, nước ướp chủ yếu chứa đường. Do đó, lượng đường trong máu tăng nhanh sau khi ăn. Tiêu thụ lâu dài có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Súc miệng nước muối có làm dịu đau họng, viêm họng?

Súc miệng nước muối có làm dịu đau họng, viêm họng?

15 giờ trước
Khô miệng cũng có thể khắc phục bằng việc súc miệng bằng nước muối vì nó có thể kích thích lại các tế bào lót miện để tạo ra nhiều chất nhầy tốt hơn trong các tế bào đem lại sự cân bằng tốt hơn.
4 cách làm tăng hiệu quả khi đi bộ

4 cách làm tăng hiệu quả khi đi bộ

15 giờ trước
Các bài tập sức bền như chống đẩy, chuỗi bài tập burpee (bài tập giảm mỡ thừa toàn thân), squats, plank... khi được kết hợp với đi bộ sẽ thúc đẩy việc tạo cơ mới, đốt cháy nhiều calo hơn, tăng cường sức khỏe tốt hơn.
Thời điểm tốt nhất để bổ sung sắt

Thời điểm tốt nhất để bổ sung sắt

15 giờ trước
Do đó, uống vào lúc nào cũng được, điều quan trọng là phải nhớ dùng đúng liều, uống vào lúc đói và bổ sung axit ascorbic (vitamin C) giúp cải thiện khả năng hấp thụ.
8 loại thực phẩm cần tránh khi mắc cảm lạnh

8 loại thực phẩm cần tránh khi mắc cảm lạnh

18 giờ trước
Giống như đường, rượu gây viêm và làm suy yếu các tế bào bạch cầu, cản trở chức năng của hệ thống miễn dịch. Rượu ngăn hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường, kéo dài tình trạng ho và cảm lạnh trong cơ thể.
Những tác dụng tuyệt vời của bột sắn dây với sức khỏe

Những tác dụng tuyệt vời của bột sắn dây với sức khỏe

18 giờ trước
Bột sắn dây là thực phẩm quen thuộc được nhiều người tin dùng, dưới đây là những tác dụng của bột sắn dây đối với sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Jisoo (BLACKPINK) "lên dây cót" khởi hành tour Châu Á, bất chấp bài mới thảm hại

Jisoo (BLACKPINK) "lên dây cót" khởi hành tour Châu Á, bất chấp bài mới thảm hại

Sao châu á

14 phút trước
Điểm dừng chân tại Manila của chuyến lưu diễn vào ngày 14.3.2025, tại nhà thi đấu Smart Araneta Coliseum. Người hâm mộ tại Manila kỳ vọng sẽ có một đêm đáng nhớ khi Jisoo mang đến sự quyến rũ của mình lên sân khấu tại thủ đô của Philipp...
Ngủ bao nhiêu tiếng da mới đẹp?

Ngủ bao nhiêu tiếng da mới đẹp?

Làm đẹp

16 phút trước
Một nghiên cứu năm 2022 được thực hiện đối với phụ nữ 30-55 tuổi thường có giấc ngủ ngon. Kết quả cho thấy chỉ cần 2 đêm giảm thời gian ngủ xuống 3 tiếng, làn da và khuôn mặt thay đổi đáng kể.
Sao Việt 18/2: Lệ Quyên gọi Lâm Bảo Châu là bạn đời, Mai Ngọc chăm tập dù bầu bí

Sao Việt 18/2: Lệ Quyên gọi Lâm Bảo Châu là bạn đời, Mai Ngọc chăm tập dù bầu bí

Sao việt

37 phút trước
Lệ Quyên tâm sự cô rất thích dùng hai từ bạn đời khi nhắc đến người yêu, MC Mai Ngọc dù đang mang bầu vẫn chăm chỉ tập gym để giữ dáng và tăng cường sức khỏe.
Không thời gian - Tập 43: A Chếnh thoát chết trong gang tấc, thủ trưởng Đại có đầu mối mới

Không thời gian - Tập 43: A Chếnh thoát chết trong gang tấc, thủ trưởng Đại có đầu mối mới

Phim việt

40 phút trước
Một kẻ lạ mặt đã xuất hiện ở nhà Chếnh để giết người diệt khẩu. Vì luôn cảnh giác cao độ nên Chếnh thoát chết trong gang tấc.
Trấn Thành lại nói gì đây?

Trấn Thành lại nói gì đây?

Hậu trường phim

50 phút trước
Tối 17/12, Trấn Thành chia sẻ thông tin phim Tết Bộ Tứ Báo Thủ lọt Top 5 phim Việt có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
5 kiểu quần 'hack' dáng tốt nhất để nàng đổi phong cách mỗi ngày

5 kiểu quần 'hack' dáng tốt nhất để nàng đổi phong cách mỗi ngày

Thời trang

1 giờ trước
Quần tây ống loe được căn chỉnh phom dáng kỹ lưỡng giúp người mặc được tôn eo, tôn vòng 3, giấu được khuyết điểm mà vẫn mang đến sự thoải mái
Mùa xuân ăn 5 loại rau tươi này vừa ngon lại siêu bổ dưỡng

Mùa xuân ăn 5 loại rau tươi này vừa ngon lại siêu bổ dưỡng

Ẩm thực

1 giờ trước
Người Trung Hoa có câu, Mùa mưa ăn năm loại rau tươi này khác nào thần tiên sống . Vậy năm loại rau tươi đó là gì, nấu như thế nào, các bạn hãy tham khảo nhé.
Giáo sư Trung Quốc nhấn mạnh hiệu quả và tiềm năng hợp tác song phương Việt - Trung

Giáo sư Trung Quốc nhấn mạnh hiệu quả và tiềm năng hợp tác song phương Việt - Trung

Thế giới

1 giờ trước
Theo Giáo sư Lưu Anh, trong thời gian tới, Việt Nam và Trung Quốc có tiềm năng và không gian hợp tác to lớn trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, an ninh, biển, văn hóa và hợp tác quốc tế...
'Sát thủ vô cùng cực hài': 'Bom tấn triệu đô' của Kwon Sang Woo chính thức đổ bộ rạp Việt tháng 3 này

'Sát thủ vô cùng cực hài': 'Bom tấn triệu đô' của Kwon Sang Woo chính thức đổ bộ rạp Việt tháng 3 này

Phim châu á

1 giờ trước
Sát thủ vô cùng cực hài (tên tiếng Anh: Hitman 2) - phim điện ảnh hài, hành động của Hàn Quốc với sự tham gia của Kwon Sang Woo, Jung Joon Ho, Lee Yi Kyung sẽ ra mắt rạp Việt vào ngày 14/3/2025
Chuyện người phụ nữ trung niên "xé túi mù" hồng hài nhi hot nhất hiện tại

Chuyện người phụ nữ trung niên "xé túi mù" hồng hài nhi hot nhất hiện tại

Phim âu mỹ

1 giờ trước
Mùa Valentine vừa qua, khán giả yêu thích dòng phim lãng mạn không thể bỏ qua tác phẩm Bridget Jones: Mad About The Boy (Tiểu Thư Jones: Suy Vì Anh) chính thức ra rạp từ ngày 14/2.
Nửa đêm bố chồng gõ cửa phòng ngủ con dâu, tôi kinh ngạc nhưng vẫn cố gượng dậy ra mở cửa thì bất ngờ với thứ trên tay ông

Nửa đêm bố chồng gõ cửa phòng ngủ con dâu, tôi kinh ngạc nhưng vẫn cố gượng dậy ra mở cửa thì bất ngờ với thứ trên tay ông

Góc tâm tình

2 giờ trước
Chồng tôi đi vắng, toàn thân tôi mệt mỏi đau nhức, khó nhọc lê bước ra mở cửa. Mẹ chồng mất khi chồng tôi còn rất nhỏ, bố không đi bước nữa, ở vậy nuôi 2 con ăn học thành đạt.