Công nhận kết quả dạy học trực tuyến: Giảm tình trạng “tự bơi”
Thông tư quy định về dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên được coi là hành lang pháp lý, chính thức công nhận hình thức dạy học trực tuyến.
Giáo dục trực tuyến giúp học sinh, sinh viên phát triển khả năng tự học. Ảnh: CT
Dù vậy, dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên vẫn là phương thức mới mẻ, các trường còn bỡ ngỡ và cần thêm thời gian để triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Không còn mạnh ai nấy làm
Trong thời gian tạm dừng đến trường vì Covid-19, Trường Tiểu học Kim Ngọc là một trong những cơ sở giáo dục điển hình của Vĩnh Phúc triển khai hiệu quả dạy học trực tuyến. Nhân tố quan trọng đem đến thành công này là tâm huyết của người đứng đầu nhà trường và sự nỗ lực, đồng lòng của tập thể sư phạm. Tuy nhiên, khó khăn cũng lộ rõ khi thực làm, tiêu biểu trong số đó là thiếu hành lang pháp lý.
“Dường như dạy học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế, khi dịch bệnh đến và học sinh phải tạm dừng đến trường thì mới triển khai. Vì chưa có quy định về dạy học trực tuyến nên thầy trò dạy – học nhưng không được công nhận kết quả. Khi đi học trở lại, thầy cô vẫn phải dạy lại nội dung đó. Suy nghĩ đằng nào cũng phải dạy lại ảnh hưởng đến tâm huyết, sự hết mình trong bài giảng của thầy cô. Từ động lực làm việc ấy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học trực tuyến” – thầy Đào Chí Mạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Ngọc chia sẻ.
Là người tâm huyết với dạy học trực tuyến, thấu hiểu thực tế triển khai, thầy Đào Chí Mạnh nhận thức rõ những thuận lợi khi Thông tư quy định về dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên được ban hành. Khẳng định đây là Thông tư hay, tác động đến chất lượng dạy học trực tuyến, cần thiết cho đổi mới giáo dục, thầy Đào Chí Mạnh cho rằng: Thực hiện quy định này không chỉ giúp nhà trường chủ động, ứng phó kịp thời với tình huống bất thường, mà sẽ có một cánh tay vô cùng hữu hiệu hỗ trợ nhà trường khi triển khai dạy học trực tiếp.
Cũng đánh giá cao Thông tư về dạy học trực tuyến, theo cô Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội), từ đây, các nhà quản lý giáo dục có căn cứ pháp lý để tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục trong nhà trường; tránh hiện tượng “tự bơi”, mạnh ai nấy làm với dạy học trực tuyến. Ban giám hiệu nhà trường có cơ sở để tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức… về dạy học trực tuyến cho đội ngũ.
“Khi công nhận chính thức dạy học trực tuyến có vai trò tương đương dạy học trực tiếp sẽ tháo gỡ rào cản tâm lý e ngại cho cả giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh; tạo sự đồng thuận, vào cuộc của các lực lượng này. Các nhà trường có thể chủ động, kịp thời hỗ trợ giáo viên, học sinh hoàn thành chương trình trong trường hợp không đến trường vì các lý do bất khả kháng. Kể cả học sinh nghỉ học vì lý do cá nhân vẫn có thể được trợ giúp trên kênh trực tuyến để hoàn thành chương trình” – cô Hoàng Thị Yến cho hay.
Học sinh tại tỉnh Hải Dương học trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19.
Cần sự vào cuộc của nhiều lực lượng
Với nền tảng sẵn có, Trường Tiểu học Kim Ngọc đang triển khai song song dạy học trực tiếp và trực tuyến. Trong đó, thầy cô có thêm nhiệm vụ xây dựng bài giảng điện tử, học liệu điện tử, câu hỏi kiểm tra để đưa lên hệ thống thư viện điện tử của trường. Học sinh có thể học bất cứ khi nào mình muốn, hoặc sử dụng ôn tập vào cuối tuần.
Chia sẻ của thầy Đào Chí Mạnh, giải pháp giảm áp lực công việc, cách tốt nhất có lẽ là cải tiến phương pháp thông qua chuyển đổi số. Giao bài trên thư viện điện tử, chỉ một thời gian ngắn có thể giao bài tập đến hàng nghìn học sinh.
Video đang HOT
Học sinh làm bài biết ngay đáp án nên giảm được công sức, thời gian rất lớn từ việc chấm, chữa bài. Không những thế, cách làm này giúp tăng cường năng lực tự học, giải quyết vấn đề của học sinh. Tuy nhiên, dạy học trực tuyến hiệu quả đòi hỏi cao sự tâm huyết, trách nhiệm của người thầy; cũng như năng lực, tâm huyết và sự quyết tâm của hiệu trưởng nhà trường.
Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã thông tin, tuyên truyền nội dung Thông tư về dạy học trực tuyến trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và học sinh. Đồng thời, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên các nội dung liên quan đến quản lý, tổ chức dạy học trực tuyến; đặc biệt các phần mềm dạy học trực tuyến.
Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đường truyền… phục vụ dạy học trực tuyến. Nhà trường sẽ tổ chức dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp ngay cả khi học sinh vẫn đến trường bình thường, nhằm tạo thói quen, kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học trực tuyến cho cả giáo viên và học sinh.
Giáo viên Trường TH Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội) tập huấn kỹ năng dạy trực tuyến. Ảnh: CT
Nhiều công việc đã, đang và sẽ được triển khai, nhưng cô Hoàng Thị Yến cho rằng, để dạy học trực tuyến hiệu quả, bên cạnh năng lực đội ngũ là sự bảo đảm về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đường truyền… Điều này rất cần sự vào cuộc của chính quyền, các cơ quan, tổ chức liên quan; sự đồng hành của cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh. Hoạt động thu chi học phí cho dạy học trực tuyến cũng cần được hướng dẫn để các nhà trường có căn cứ thực hiện và giáo viên yên tâm giảng dạy.
Năm 2021, Thừa Thiên – Huế đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng một số sở Giáo dục và Đào tạo trên toàn quốc, đi tiên phong thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục. Do đó, Thông tư về dạy học trực tuyến là hành lang pháp lý, cơ sở để ngành Giáo dục tham mưu lãnh đạo tỉnh có chính sách đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, cũng như bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ… hỗ trợ tốt nhất ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục.
Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên – Huế cho biết: Khó khăn trong triển khai dạy học trực tuyến trước hết là con người nên quan trọng nhất là sự cố gắng, nỗ lực, sự sẵn sàng của đội ngũ thầy cô giáo. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm cho dạy học trực tuyến còn khó khăn, cần đầu tư lớn; một trong những giải pháp là huy động nhiều nguồn lực bằng cơ chế xã hội hóa.
Triển khai hiệu quả dạy học trực tuyến - nguồn lực tối quan trọng
Tiếp tục triển khai dạy học trực tuyến (DHTT) thế nào, cần điều kiện gì để triển khai hiệu quả DHTT là vấn đề được đặt ra; đặc biệt khi hình thức này được công nhận chính thức từ Thông tư số 09 của Bộ GD&ĐT.
Giáo viên dạy học trực tuyến cho học sinh tại Nghệ An.
Nhận diện khó khăn
Trong thời gian nghỉ dịch, Trường Tiểu học Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội luôn đi đầu trong quận Thanh Xuân về giảng dạy trực tuyến, hiệu quả, kịp thời. Các điều kiện về nhân lực, vật lực để triển khai DHTT tại trường cơ bản được đáp ứng.
Dù vậy, theo cô Nguyễn Thanh Ngọc - giáo viên Trường Tiểu học Phan Đình Giót - đặc thù của khối tiểu học, học sinh còn nhỏ, nhất là học sinh lớp 1, 2, việc chủ động thao tác máy tính hiệu quả chưa cao, vì vậy rất cần sự hỗ trợ, đồng hành của phụ huynh.
Bên cạnh đó, qua quan sát thực tế ở nhiều trường tiểu học, đặc biệt những trường nông thôn, vùng cao, cô Nguyễn Thanh Ngọc cho biết vẫn còn nhiều khó khăn.
Ví dụ trường ở nông thôn, đội ngũ giáo viên tiếp cận công nghệ thông tin còn hạn chế. Cơ sở vật chất của nhiều trường chưa được trang bị đầy đủ. Thậm chí, phía gia đình học sinh cũng chưa có hỗ trợ cần thiết về thiết bị học tập trực tuyến cho con em tốt nhất. Nhiều học sinh ở với ông bà nên sự hướng dẫn từ người lớn trong quá trình học tập trực tuyến gần như không có, học sinh phải tự thao tác hoàn toàn...
Tại Nghệ An, thông tin từ ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT,DHTT được chính thức triển khai từ học kỳ II năm học 2019-2020. Trước đó, trong triển khai dạy học, các trường đã sử dụng những hình thức trực tuyến để hỗ trợ cho học sinh như: giao bài tập, trao đổi qua mạng xã hội, youtube, mail...
Nhưng các hoạt động trên chỉ mang tính chất bổ trợ, bổ sung nguồn tài liệu, kiến thức cho học sinh. Chỉ đến khi các trường phải nghỉ học đồng loạt do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Nghệ An mới chính thức triển khai một cái bài bản, đồng bộ, và có kế hoạch, mục tiêu cụ thể. Qua đó, vừa giúp không gián đoạn việc dạy học ở các nhà trường, đảm bảo chất lượng giáo dục và công tác quản lý.
Nói về khó khăn, ông Nguyễn Tiến Dũng nhắc đến hạn chế về hạ tầng kỹ thuật DHTT như phần mềm, công nghệ thông tin, đường truyền... Một số vùng khó khăn, vùng sâu đường truyền, sóng Internet không tới nơi. Địa hình phức tạp cũng gây nhiều khó khăn trong triển khai DHTT.
Thứ 2, thiết bị học tập của học sinh thiếu như máy tính, điện thoại thông minh. Nhất là học sinh vùng dân tộc thiểu số hầu như không có điều kiện để được mua sắm, trang bị những thiết bị này.
Thứ 3 là sự phối hợp giữa giáo viên - phụ huynh trong quản lý học sinh khi tự học ở nhà.
Thứ 4 là năng lực tự học của học sinh nói chung vẫn còn hạn chế. Vì đặc trưng của học trực tuyến đòi hỏi ý thức tự giác, năng lực tự học rất cao. Mà điều này đối với học sinh chỉ mới ở một mức độ nhất định.
"Mặc dù có nhiều khó khăn trong điều kiện DHTT, nhưng ngành Giáo dục Nghệ An nói chung, các nhà trường nói riêng đã triển khai tương đối hiệu quả cả về chất lượng và số lượng học sinh tham gia.
Riêng trong tháng 3, 4/2020: Nghệ An là tỉnh được VNPT thống kê đứng đầu toàn quốc về số lượng giáo viên - học sinh tham gia DHTT trên hệ thống LMS với gần 300.000 tài khoản của học sinh". - ông Nguyễn Tiến Dũng cho hay.
Đã có hành lang pháp lý
Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức DHTT trong cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Theo TS Nghiêm Xuân Huy, Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQG Hà Nội,tinh thần của Thông tư này cho thấy sự công nhận và vai trò tương đồng của giảng dạy trực tuyến và trực tiếp. Đây là điểm rất quan trọng để có thể triển khai DHTT đúng bản chất, phát huy hiệu quả và tính ưu việt của giảng dạy trực tuyến.
Các cơ sở giáo dục sẽ được chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, trong đó có DHTT và các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức DHTT. Đó là thuận lợi nổi bật mà Thông tư mang lại cho các cơ sở giáo dục.
Khẳng định Thông tư mà Bộ GD&ĐT vừa ban hành có ý nghĩa quan trọng và kịp thời trong giai đoạn này, ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng GD Trung học, Sở GD&ĐT Nghệ An nhấn mạnh trước hết đó là công nhận về tính pháp lí của hình thức DHTT.
Trong đó có công nhận về việc thực hiện chương trình và hình thức kiểm tra đánh giá định kì trực tuyến và kết quả triển khai DHTT theo chương trình năm học. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai tại các địa phương trong thời gian tới.
Về phía Sở GD&ĐT Nghệ An, ông Dũng cho biết sẽ chỉ đạo, hướng dẫn để từ năm học 2021-2022 duy trì cả 2 hình thức dạy học trực tiếp và DHTT trong các nhà trường.
Đối với DHTT, Sở sẽ có hướng dẫn để các nhà trường từng bước triển khai với các mức độ khác nhau như: DHTT hỗ trợ dạy học trực tiếp (thực hiện một phần nội dung bài học, chủ đề), DHTT thay thế DHTT (thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề).
"Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Điều được nhất khi kết hợp dạy học trực tiếp và DHTT sẽ giúp nhà trường, giáo viên linh hoạt, tự chủ trong tổ chức dạy học để thực hiện chương trình trong từng bối cảnh, tình huống cụ thể.
DHTT sẽ mở ra hình thức dạy học thứ 2 trong điều kiện không thực hiện được dạy học trực tiếp. Ngoài ra, việc dạy học sẽ không còn gói gọn trong không gian lớp học cụ thể mà có thể mở ra phạm vi rộng lớn hơn" - ông Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.
3 nguồn lực quan trọng
Để triển khai DHTT hiệu quả, cô Nguyễn Thanh Ngọc mong muốn sẽ được bồi dưỡng, tập huấn thêm những lớp học chuyên về CNTT; được tham dự nhiều cuộc thi về soạn bài giảng, phần mềm điện tử phục vụ cho giảng dạy, hoặc được tham gia những lớp học truyên đề về bài giảng mẫu phục vụ cho việc DHTT.
Với những trường vùng nông thôn, vùng cao thì cơ sở vật chất cũng là vấn đề mà đội ngũ giáo viên mong muốn được trang bị, đáp ứng, hỗ trợ đầy đủ hơn.
Sự động viên, định hướng thường xuyên của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cũng là yếu tố quan trọng để giáo viên luôn nỗ lực hết mình cho việc sáng tạo, đổi mới phương pháp trong DHTT.
Bên cạnh những yếu tố trên, cô Nguyễn Thanh Ngọc cho rằng, phụ huynh cũng phải hiểu được mục đích của DHTT là giúp học sinh nắm rõ được kiến thức cơ bản của từng bài học. Vì vậy, khi các con tham gia học tập trực tuyến, phụ huynh cần quan tâm chuẩn bị những trang thiết bị và sát sao hơn với những buổi học của con, giúp con có thể tập trung vào bài học hơn.
Tiếp đó, phụ huynh cộng đồng trách nhiệm với nhà trường, nhắc nhở và hướng dẫn con cách thức để học trực tuyến, giúp con thao tác thành thạo và hỗ trợ con trong việc trao đổi hay nộp bài cho giáo viên. Thường xuyên trao đổi với giáo viên để cùng nhau giúp con tiếp cận kiến thức qua DHTT hiệu quả nhất.
"Vai trò của phụ huynh trong việc học sinh học tập kiến thức qua DHTT rất quan trọng. Nếu được phụ huynh quan tâm hỗ trợ, đồng hành thì chắc chắn việc học tập của con sẽ hiệu quả và tiến bộ từng ngày" - cô Ngọc khẳng định.
Ở góc nhìn chuyên gia, TS Nghiêm Xuân Huy, cho rằng, để triển khai DHTT hiệu quả, 3 nguồn lực quan trọng các cơ sở giáo dục cần bảo đảm, đó là:
Thứ nhất: Về con người, cần chuẩn bị cho các thầy cô giáo sẵn sàng về nhận thức, kỹ năng, kiến thức để tổ chức DHTT. Mọi sự thay đổi trong giáo dục nên được bắt đầu từ người thầy.
Thứ hai: Về hạ tầng, các trường cần đầu tư trang thiết bị, công nghệ phù hợp. Đặc biệt là trang thiết bị để hỗ trợ giáo viên xây dựng nội dung giảng dạy, áp dụng phương pháp giảng dạy mới, thiết kế các hoạt động kiểm tra đánh giá mới...
Thứ ba: Về chính sách, các trường nên xây dựng cơ chế công nhận, ghi nhận nỗ lực của giáo viên trong DHTT; cơ chế hỗ trợ về tài chính và quy đổi khối lượng giảng dạy khi giáo viên tham gia giảng dạy trực tuyến.
Học trực tuyến mang lại "lợi ích kép" Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành, quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên có nhiều điểm mới. Dư luận bày tỏ sự đồng tình với những quy định trong thông tư này và cho rằng, học...