Lá sa kê có công dụng giải độc, tiêu viêm; vỏ cây có tính sát trùng; rễ có công dụng làm dịu cơn ho; trái sa kê được dùng làm bánh ăn rất thơm ngon.
Khi bị nổi nhọt, có thể dùng lá sa kê tươi và lá đu đủ tươi đem giã chung với nhau, cho thêm một ít vôi, rồi đắp lên nơi nổi nhọt.
Dân gian sử dụng lá sa kê tươi đem nấu nước uống để chữa phù thũng và dùng cho người bị viêm gan. Chẳng hạn người ta dùng 100 gr lá sa kê tươi, 50 gr diệp hạ châu (chó đẻ) tươi, 50 gr củ móp gai tươi, 50 gr cỏ mực khô đem nấu nước chung để uống.
Một số trường hợp có huyết áp cao, người ta dùng 2-3 lá sa kê tươi đã vàng vừa rụng xuống, cùng 50 gr lá chè xanh và 50 gr rau bồ ngót tươi đem nấu nước uống trong ngày.
Video đang HOT
Hai bài thuốc từ sa kê được biết đến nhiều là dùng trong trường hợp bệnh gout (gút) và bệnh tiểu đường. Với bệnh gút, dùng độ 100 gr lá sa kê tươi, 100 gr dưa chuột và 50 gr cỏ xước khô đem nấu nước uống trong ngày. Với bệnh tiểu đường (thể 2) thì lấy 100 gr lá sa kê tươi, 100 gr trái đậu bắp tươi, và 50 gr lá ổi còn non đem nấu nước để uống trong ngày.
Theo Thanhnien
Món ăn và bài thuốc hay từ hoa thiên lý
Thiên lí là một loài hoa giản dị, rất thân thuộc với nhân dân ta. Bà con ta trồng thiên lí vừa để làm cảnh, vừa lấy bóng mát, hưởng hoa thơm, vừa để hái hoa và những lá non nấu canh ăn, xào nấu làm nhiều món ăn ngon và làm thuốc.
Hoa thiên lí nở vào mùa hè, những buổi chiều hè oi ả, ngồi dưới bóng râm của giàn thiên lí, thoang thoảng hương thơm dịu, ăn bát canh nấu với hoa thiên lí ngọt mát thực là thú vị. Cũng vì vậy, từ lâu đời giàn thiên lí đã đi vào đời sống và thơ ca của nhân dân ta.
Điều rất đáng quý là cây hoa giản dị này còn là một cây thuốc. Từ lâu đời nhân dân ta đã dùng hoa và lá thiên lí làm thuốc.
Bát canh nấu với hoa và lá thiên lí non không những có giá trị dinh dưỡng mà còn được coi là một bài thuốc mát và bổ, còn trừ được giun kim. Có thể nấu canh thiên lí suông, hoặc nấu với giò sống, cua, tôm, thịt nạc đều tốt.
Canh giò sống hoa thiên lí
Đây là một thức ăn ngon và bổ, rất thích hợp trong những bữa cơm mùa hè của chúng ta. Cách chế biến cũng đơn giản, tốt nhất là nấu với nước xương hầm khi nước sôi cho giò sống vào, đợi giò nổi lên là chín, cho tiếp hoa thiên lí, rồi cho gia vị (mắm, muối, hạt tiêu...) đủ dùng.
Canh này ăn ngon ngọt, giầu chất dinh dưỡng, có mùi thơm hoa thiên lí rất quyến rũ, đồng thời được coi là một bài thuốc mát, giải nhiệt, tẩy giun kim thông dụng.
Canh cua hoa thiên lí
Cách làm cua và nấu cũng giống các loại canh cua khác, chỉ thay các loại rau thông thường bằng hoa thiên lí. Đun canh cua sôi, rồi thả hoa thiên lí vào, đun sôi lại, cho gia vị đủ dùng.
Canh này ăn ngon ngọt, có mùi thơm đặc trưng của hoa thiên lí và cũng có tác dụng chữa bệnh như trên.
Theo Thanhnien
10 điều kỳ diệu của hạt mù tạt Ngoài việc dùng cho những bữa ăn hằng ngày, mù tạt còn có những tác dụng chữa bệnh thần kỳ. Kiểm soát hen suyễn Hạt mù tạt chứa hàm lượng cao selenium và magiê, cả hai chất này có tác dụng chống viêm. Dùng hạt mù tạt thường xuyên sẽ có tác dụng kiểm soát, kiểm chế các triệu chứng của hen suyễn,...
Tin mới nhất
Nên ăn gì, tránh gì khi dùng thuốc trị gout colchicine?
07:25:59 08/02/2025
Để ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh gout có thể dùng liệu pháp hạ axit uric (ULT) như allopurinol và febuxostat... Các loại thuốc này giúp ngăn ngừa nồng độ axit uric tăng quá cao.
Cứu sống trẻ sơ sinh bị vỡ dạ dày kèm xoắn ruột nguy kịch, hiếm gặp
06:20:25 08/02/2025
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã kịp thời phẫu thuật cứu sống một trẻ sơ sinh bị bệnh đặc biệt nguy kịch.
Triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa cúm A ở trẻ nhỏ
06:14:51 08/02/2025
Việc chăm sóc trẻ mắc cúm A cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng.
Những điều cha mẹ cần biết để phòng tránh cúm A cho trẻ
06:12:53 08/02/2025
Theo bác sĩ Thúy, cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nặng và nguy hiểm thường gặp ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp.
Cụ ông ở Hà Nội mắc cúm mùa phải thở máy, 3 nhóm người cần đặc biệt lưu ý
06:11:04 08/02/2025
Ngoài trường hợp này, Trung tâm hiện đang điều trị cho nhiều bệnh nhân cúm có dấu hiệu trở nặng, trong đó đa phần là người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu và một số trường hợp là phụ nữ mang thai.
Bé trai 7 tuổi hoại tử chân vì gia đình tự ý đắp thuốc nam
06:02:36 08/02/2025
Tuy nhiên, hậu quả để lại từ việc tự ý điều trị bằng thuốc nam là rất nghiêm trọng. Cháu bé phải chịu những di chứng nặng nề, đồng thời quá trình hồi phục của trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, gian nan và tốn kém về thời gian cũng như chi phí.
Gia tăng bệnh nhân nhập viện do giá rét
05:50:15 08/02/2025
Người cao tuổi và những người có bệnh nền như tim mạch, huyết áp cần tránh ra ngoài khi trời quá lạnh. Trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ và được đưa đi khám ngay khi có các triệu chứng như ho, sốt, khó thở, không nên tự ý dùng thuốc.
6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp
21:00:27 07/02/2025
Hầu hết trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?
09:25:15 07/02/2025
Trong đa phần các trường hợp người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bấm huyệt làm phương pháp hỗ trợ điều trị, vừa an toàn lại hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau.
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp
09:02:10 07/02/2025
Các biến chứng chủ yếu là suy hô hấp, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát..., thậm chí làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhi mắc bệnh nền, gia tăng nguy cơ tử vong.
Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp
09:00:18 07/02/2025
Triệu chứng ho khan và cảm giác nuốt nghẹn thường gặp ở nhiều bệnh lý, nhưng nếu chúng kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, như trường hợp của ông Đ., việc thăm khám và chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng.
Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi
08:58:24 07/02/2025
Người mắc cúm A sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như: sốt cao, sốt kéo dài, đau họng, viêm họng, ho nhiều và kéo dài, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, chảy nước mắt khi ra ngoài sáng. Trẻ em nhiễm bệnh rất dễ gặp tình trạng nôn mửa, hoặc tiêu...