Công dụng của loài cây giảo cổ lam đối với sức khỏe con người
Giảo cổ lam là một trong những cây thuốc quý với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Công dụng của loài cây giảo cổ lam đối với sức khỏe con người
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, thân mảnh, cây thân thảo, từ những thế kỉ XVII ở Trung Quốc đã được các vua chúa sử dụng trong chế tác thần dược kéo dài tuổi thọ, làm đẹp cho cung phi, bởi thế người Trung Quốc đặt cái tên ưu ái “cỏ trường thọ” là một tên gọi khác chỉ loài cây thuốc quý này. Sau đó người Nhật Bản khi nghiên cứu tuổi thọ bình quân là 98 của một bộ lạc ở vùng núi cao, người dân vùng này đã dùng cây giảo cổ lam chế biến và uống hằng ngày, người Nhật gọi giảo cổ lam là “phúc ẩm thảo”.
Là một trong số ít loại dược liệu được nghiên cứu bài bản nhất, công dụng của giảo cổ lamđược cho là giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch,… Thậm chí trong giảo cổ lam còn chứa nhiều dược chất giống với nhân sâm. Thế nhưng, loài cây này chỉ phát huy tác dụng của mình khi biết dùng đúng cách.
Giảo cổ lam có mấy loại? Loại nào dùng tốt nhất?
Giảo cổ lam 3 lá: Loại này ít dùng
Cây tươi: Cây có ba lá, dây khá lớn, cây tươi nhấm có vị ngọt, không đắng
Khi phơi khô: Giảo cổ lam 3 lá không có mùi thơm, khi pha vị nhạt, không có vị đắng
Tác dụng: Hiệu quả điều trị của giảo cổ lam 3 lá không cao, ít dùng trong y học và hiện còn đang được nghiên cứu.
Giảo cổ lam 5 lá ( Ngũ diệp sâm – hay sâm 5 lá )
Cây tươi: Dây nhỏ, cây có 5 lá, khi còn tươi nhấm có vị đắng
Cây giảo cổ lam 5 lá mọc trên các vách núi đá vôi ở độ cao 1000m so với mực nước biển (Giảo cổ lam 5 lá mọc rất nhiều ở vùng núi đá vôi của tỉnh Hòa Bình), cây không mọc ở các loại đất thông thường
Khi phơi khô: Cây dậy mùi thơm đặc trưng
Khi pha với nước sôi: Uống có vị đắng nhưng rất dễ uống và ngọt hậu , trà rất thơm
Tác dụng: Đây là loại Giảo cổ lam được cả thế giới sử dụng bởi vì nó rất tốt cho sức khỏe, có thể nói là tốt nhất trong các loại giảo cổ lam hiện nay ( ở Nhật Bản và trung Quốc họ chỉ sử dụng loại Giảo cổ lam 5 lá)
Dẫn chứng: Giảo cổ lam có tên tiếng anh là Jiaogulan, bạn hãy vào Google.com.vn gõ từ tìm kiếm là: Jiaogulan sẽ chỉ thấy hình ảnh cây Giảo cổ lam 5 lá, bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy hình cây giảo cổ lam 3 lá hay 7 lá.
Nhìn chung, công dụng của giảo cổ lam được nghiên cứu bài bản nhất với loại 5 lá. Do đó, khi lựa chọn dược liệu này, bạn cần tìm đúng địa điểm bán đúng loại giảo cổ lam 5 lá, tránh trường hợp mua phải những loại 3 lá và 7 lá có tác dụng ít.
Video đang HOT
Giảo cổ lam 7 lá
Cây tươi: Dây lớn, cây có 7 lá, khi tươi có vị đắng
Giảo cổ lam 7 lá mọc và phát triển rất mạnh ở các vùng đồi núi, kể cả ở ven đường, bờ rào, bụi rậm. Ở Sapa giảo cổ lam 7 lá mọc nhiều như cỏ dại, nhiều đến nỗi người dân ở đây còn phải dẫy bớt đi để tránh chúng mọc lấn át các loại cây trồng khác.
Khi phơi khô: Cây không có mùi thơm đặc trưng
Khi pha uống: Giảo cổ lam 7 lá vị rất đắng và khó uống, trà không được thơm
Tác dụng của Giảo cổ lam 7 lá : Còn đang được các nhà Khoa học nước ta nghiên cứu, hiện nay trên thế giới chưa thấy quốc gia nào sử dụng Giảo cổ lam 7 lá làm thuốc, ngoại trừ Việt Nam ta.
Công dụng của loài cây giảo cổ lam đối với sức khỏe con người
Hạ mỡ máu, giảm cholesterol trong máu
Giảo cổ lam được chứng minh là có chứa hơn 100 loại saponin tác dụng đặc biệt tốt trong việc làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Các tài liệu nghiên cứu khoa học tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc đã ghi nhận thường xuyên uống trà giảo cổ lam có thể giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu, giảm triglycerid, giảm LDL (cholesterol xấu), tăng HDL (cholesterol tốt) với hiệu quả từ 63% đến 97%.
Năm 1999, nghiên cứu của GS. Phạm Thanh Kỳ đăng trên tạp chí Dược liệu đã chỉ ra dùng giảo cổ lam trong vòng 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần tới 71% so với người không sử dụng. Năm 2005, trường ĐH Sydney (Úc) cũng công bố nghiên cứu của tác giả Samer Magalii khẳng định Giảo cổ lam giúp giảm triglycerid tới 85%, giảm LDL 35%, giảm cholesterol toàn phần 44%, có tác dụng hạ mỡ máu tương đương với thuốc tân dược atorvasatin.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả
Giảo cổ lam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 rất hiệu quả do có chứa chất phanoside giúp ổn định đường huyết, làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, ổn định nồng độ đường trong máu.
Năm 2011, Hội Đái tháo đường Thụy Điển phối hợp với Bộ môn Dược lý, trường ĐH Y Hà Nội thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Các bệnh nhân được thử nghiệm đều có chỉ số đường huyết rất cao từ 9-14 mmol/l, được sử dụng giảo cổ lam 6g/ngày (tương đương 3 gói trà giảo cổ lam 2g) trong 12 tuần.
Kết quả, sau 12 tuần, các bệnh nhân đều giảm đường huyết xuống 3mmol/l so với nhóm không sử dụng giảo cổ lam. Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học khuyên người bệnh tiểu đường tuýp 2 rất nên uống giảo cổ lam thường xuyên để ổn định đường huyết trong máu.
Giúp ổn định huyết áp
Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã đưa ra bằng chứng vô cùng thuyết phục khẳng định giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp. Các nhà khoa học cho hay uống giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric, một chất có vai trò tích cực trong việc kiểm soát huyết áp.
Để làm rõ hơn, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên 223 bệnh nhân huyết áp cao được chia làm 3 nhóm: một nhóm dùng giảo cổ lam, một nhóm dùng nhân sâm, nhóm còn lại dùng thuốc hạ huyết áp imdapamide.
Kết quả, nhóm dùng giảo cổ lam giảm chỉ số huyết áp 82%, nhóm dùng thuốc imdapamide giảm 93%, nhóm dùng nhân sâm chỉ giảm 41%. Như vậy có thể khẳng định sử dụng giảo cổ lam hàng ngày có ý nghĩa rõ ràng trong hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao.
Tác dụng rất tốt cho bệnh tim mạch
Các nhà khoa học Việt Nam còn phát hiện chất adenosin trong Giảo cổ lam 5 lá có tác dụng rất tốt cho tim mạch (làm giảm những cơn đau tim rõ rệt), có khả năng tạo năng lượng mạnh, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, ổn định huyết áp, tăng cường máu lên não, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.
Tác dụng giảm béo
Giảo cổ lam cũng có tác dụng giảm béo nhờ vào khả năng hoạt hóa men AMPK, một men có vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng của cơ thể, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và tăng cường chuyển hóa đường, đạm, mỡ, giúp giảm lượng mỡ thừa, từ đó giảm cân hiệu quả.
Giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già
Uống trà giảo cổ lam hằng ngày tăng cường lượng máu lên não, cho giấc ngủ sâu hơn và tỉnh táo hơn
Giảm căng thẳng, chống lại quá trình lão hóa
Người làm văn phòng sử dụng trà giảo cổ lam là cách giảm stress hiệu quả, làm chậm quá trình lão hóa da, tóc.Tham khảo: nấm linh chi giảm stress rất tốt
Tác dụng tăng lực
Nghiên cứu chỉ ra giảo cổ lam tăng lực co cơ tới 11,112kg cao hơn Quercetin và phylamin. Tác dụng này tốt cho các vận động viên tham gia thi đấu nâng cao thành tích.
Tăng cường hệ miễn dịch chống một số loại ung thư
Chất flavonoid có trong giảo cổ lam là chất chống oxi hóa mạnh. Chống độc và giảm tổn thương gan, tăng khả năng thải độc của gan. Bên cạnh đó còn có nấm linh chi hay cây cỏ mực cũng có tác dụng tăng miễn dịch.
Lưu ý:
Không dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú, người sau phẫu thuật cấy ghét và dang sử dụng thuốc chống thải loại.
Nên uống vào buổi sáng và chiều không sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ vì giảo cổ lam làm kích thích sự hưng phấn của hệ thần kinh có thể gây ra hiện tượng mất ngủ.
*** Việc sử dụng giảo cổ lam phải được sự hướng dẫn và cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý sử dụng.
Theo thoidai
Món ăn bài thuốc từ quả bí ngô
Ăn bí ngô có thể giảm đau đầu chóng mặt, đẹp da, sáng mắt, trị tiểu đường, chữa sán xơ mít, giúp ngủ ngon.
Bí ngô còn gọi là bí thơm, bí đỏ hay bí rợ, là loại cây thảo, thân có lông dày, mềm, tua cuốn chia thành nhiều nhánh. Lá hình tim, tù. Hoa đơn độc màu vàng, không thơm. Quả to, hình trụ hay chùy, vỏ màu lục đen hoặc vàng, đỏ.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, bí ngô là thực phẩm nhiều dinh dưỡng vừa là một cây thuốc quý. Dây bí ngô mọc lan trên mặt đất. Hiện nay có nhiều loài mà quả có hình dáng và màu sắc khác nhau như hình cầu, hình cầu dẹt, hình trụ, vỏ nâu, vỏ vân, vỏ sẫm màu... thịt đỏ, thịt hồng, thịt vàng, có loại nặng trên 100 kg. Trong số đó có khá nhiều loài lai giống.
Với y học cổ truyền, bí ngô có vị ngọt, tính hơi ôn, tác dụng bổ trung ích khí, thanh nhiệt, nhuận phế, sinh tân dịch, thường chữa đau đầu chóng mặt, mắt kém, viêm gan, thận yếu. Hoa bí, ngọn bí, lá bí tác dụng thanh nhiệt, mát phế, kiện tỳ, tiêu đàm, liễm mồ hôi, sử dụng tốt với chứng ho đàm, táo bón, viêm mật, kiết lỵ, khó ngủ, tiểu đường, tim mạch, huyết áp. Có thể xào, nấu canh, hoặc nấu cháo bí ngô ăn hàng ngày.
Cây có sự thích nghi cao với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, được trồng ở khắp các vùng miền trong nước ta. Hầu như tất cả các bộ phận của bí đỏ đều được sử dụng. Từ lá non, ngọn bí, nụ hoa, quả non, quả già đều sử dụng làm thực phẩm rất ngon và bổ. Rau bí được sử dụng để chữa các chứng đau đầu chóng mặt.
Ba dưỡng chất chính trong bí ngô là chất xơ, viatmin A và vitamin C. Vitamin C chống lại các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, các đốm nâu, bảo vệ làn da chống lại các tác hại của ánh nắng mặt trời và ngăn ngừa tình trạng mất nước, khô da.
Vitamn A giúp sáng mắt, ngừa đục thủy tinh thể hiệu quả. Chất xơ trong quả rất thích hợp cho những người muốn giảm cân hay thừa cân, béo phì.
Ngoài ra, bí ngô chứa một số chất khoáng và canxi, natri, kali. Với người già và người bệnh huyết áp, những chất này giúp ngăn ngừa loãng xương và tăng huyết áp. Ngoài ra, bí ngô còn chứa magie, phốtpho, sắt, đồng, mangan, crôm và nhiều yếu tố khác giúp xương phát triển. Một số công dụng khác kể đến như tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho sự phát triển của thai nhi, chữa hen suyễn, ngăn ngừa tiểu đường, phòng ung thư do chứa nhiều chất chống oxy hóa và beta- carotene.
Bí ngô có thể chế biến thành nhiều món như hầm thịt, xào, nấu canh rau, nấu cháo ăn hàng ngày.
Lương y Sáng cho biết hạt bí ngô rất giàu chất physterol và những axit béo omega 3, omega 6, tác dụng giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và huyết áp. Chất axit glutamine cần thiết cho hoạt động não bộ, có vai trò quan trọng trong việc trợ giúp phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não, bồi dưỡng não.
Hạt bí còn được chứng minh trị sán xơ mít và sán Ostriocephalus, giun đũa, phù thũng chân tay ở phụ nữ sau sinh. Phụ nữ thiếu sữa sau sinh, lấy 20 g hạt bí tươi, bóc bỏ vỏ lấy nhân, giã nhuyễn, thêm đường trắng pha với nước nóng uống vào buổi sáng và tối khi bụng đói, liên tục trong 3-5 ngày. Phụ nữ bị tụt đầu vú, đau nhói, lấy tua cuốn của dây bí và một chút muối ăn, tất cả giã nát, hãm nước sôi, vắt nước cốt để uống.
Món ăn bài thuốc từ bí ngô:
Bí đỏ hầm đậu phụng hạt sen chữa tiểu đường, bí đỏ 200 g, đậu xanh 100 g, xương heo 100 g hầm ăn cho thêm gia vị vừa đủ, chữa mất ngủ.
Bí ngô hầm đậu phụng hoặc hầm xương thịt gà, vịt, ngừa đau đầu chóng mặt.
Bí ngô 200 g, đậu xanh 100 g, xương heo 100 g, hầm ăn chữa đái tháo đường.
Quả bí xanh 50-100 g hầm với thịt vịt 50 g và gia vị vừa đủ ăn trong nhiều ngày ngừa tiểu đường.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Tam giác mạch giúp hạ mỡ máu và đường huyết Theo y học cổ truyền, tam giác mạch có tác dụng khai vị, khoan tràng, hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường huyết... Tam giác mạch Tam giác mạch còn có tên kiều mạch, lúa mạch đen, mạch ba góc. Thân đứng nhẵn, màu lục hoặc đỏ, phân cành nhiều; lá mọc so le, tam giác nhọn; chùm hoa ở nách lá...