Công an vào cuộc vụ logo Bộ Y tế bị biến thành ‘rắn ngậm phong bì’
Ngày 17/9, mạng xã hội lan truyền hình ảnh logo Bộ Y tế bị biến thành con rắn ngậm phong bì thay vì quấn quanh cây gậy trong một cuộc thi do Bộ tổ chức.
Logo lạ này xuất hiện trên phông nền lễ khai mạc kỳ thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2022 của Bộ Y tế. Địa điểm tổ chức tại Đại học Y Hà Nội.
Ngoài ra, hình ảnh logo lạ còn xuất hiện trên tài liệu hướng dẫn ôn thi môn ngoại ngữ của Bộ Y tế (ban hành nội bộ) trong kỳ thi.
Logo chính thức của Bộ Y tế có hình tượng con rắn quấn quanh cây gậy. Trong khi đó, phiên bản logo lạ lại chỉ có một vòng chữ S và ngậm phong bì.
Kỳ thi do Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế, đầu mối tổ chức. Trao đổi với VietNamNet tối 17/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết đã mời Cục An ninh chính trị nội bộ (A03, Bộ Công an) điều tra làm rõ.
“Khi nào có kết luận, chúng tôi sẽ gửi” – ông Tuyên nói.
Video đang HOT
Trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế vào tháng 2/2019 đăng tải bài viết “Biểu tượng của Bộ Y tế”. Theo đó, logo Bộ Y tế có bố cục hình tròn, 1/4 hình tròn phía trên thể hiện cờ đỏ sao vàng – Quốc kỳ Việt Nam, 3/4 hình tròn màu xanh đậm thể hiện sự bình an, tin cậy.
Logo biểu tượng của Bộ Y tế. Nguồn: moh.gov.vn
Hình tượng “con rắn quấn quanh cây gậy” là biểu tượng của ngành y đã được quốc tế hóa, màu trắng là màu của ngành Y tế.
Bốn nét hình cung lan tỏa từ trung tâm ra ngoài bao quanh hai bên logo, thể hiện sự thống nhất, liên hoàn của 4 cấp trong ngành y tế từ Trung ương (Bộ) đến tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường).
Chữ Bộ Y tế tiếng Việt và tiếng Anh được sắp xếp hợp lý trong tổng thể của bố cục.
“Logo Bộ Y tế mang biểu tượng khúc triết về ý tưởng nội dung, mạch lạc và giản dị trong hình tượng, dễ nhận biết và rất Việt Nam khi giao dịch quốc tế”, thông tin của Bộ Y tế nêu.
Bộ Y tế lý giải vì sao trẻ từ 5-11 tuổi cần tiêm vaccine Covid-19?
Trẻ mắc Covid-19 cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu Covid-19, thậm chí có những trường hợp bị viêm đa hệ dù hiếm.
Việc tiêm vaccine vừa giúp bảo vệ trẻ vừa giảm sự lây nhiễm.
Chính phủ đã đồng ý mua 21,9 triệu liều vaccine Pfizer để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều về việc có cần thiết phải tiêm cho trẻ lứa tuổi này không?
Về vấn đề này GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết đối với việc sử dụng vaccine, đặc biệt là vaccine được cung ứng, cấp phép trong tình huống khẩn cấp chúng ta đặt ra 3 vấn đề.
Thứ nhất là việc cần thiết phải tiêm. Trẻ lứa tuổi 5-11 tuổi nếu tiêm vaccine thì khi nhiễm sẽ có ít triệu chứng cũng như triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn. Khi mắc Covid-19 dù ở lứa tuổi nào thì bệnh cũng có các biểu hiện từ không có triệu chứng đến có triệu chứng cho đến nhập viện nặng, tử vong.
Vaccine được lựa chọn để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi là vaccine Pfizer (Ảnh minh họa: Tiến Tuấn).
Với trẻ em qua theo dõi thì thấy trẻ cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu Covid-19, kể cả di chứng (được gọi là các di chứng cấp tính của Covid-19). Thậm chí có những trường hợp viêm đa hệ ở trẻ em, đây là biểu hiện nghiêm trọng, viêm cả các cơ quan khác. Những trường hợp hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới.
Ngoài ra, theo GS Lân, việc tiêm vaccine không chỉ bảo vệ bản thân trẻ mà còn giảm đi sự lây nhiễm. Hiện nay qua theo dõi với biến thể Omicron, việc lây nhiễm nhiều hơn ở trẻ em đặc biệt chưa tiêm chủng. Vì vậy, việc tiêm chủng này có ý nghĩa rất lớn, hạn chế lây nhiễm và giảm đi được lây nhiễm cho những người trong gia đình, đặc biệt là những người có nguy cơ cao, chống chỉ định tiêm chủng và những trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng.
Và khi được tiêm chủng, trẻ cũng sẽ tự tin hơn khi tham gia các hoạt động khác.
Thứ hai là về vaccine.
Vaccine được lựa chọn là Pfizer đã được WHO, FDA Hoa Kỳ cũng như Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu phê duyệt. Số nước sử dụng tăng lên hằng ngày và đến nay là 44 nước và 3/4 số nước đó đã sử dụng vaccine.
Đối với vaccine, vấn đề thử nghiệm lâm sàng là vấn đề hết sức thận trọng, đầy đủ. Với vaccine này, các lứa tuổi lớn- 18 tuổi trở lên thử nghiệm trước, sau đấy là lứa tuổi 12-17, và sau đấy là 5-11. Quá trình này được làm một cách hết sức thận trọng, bài bản qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Thứ ba là việc triển khai, tổ chức của Việt Nam, theo GS Lân chúng ta đã có kinh nghiệm từ việc cung ứng đến việc tiêm chủng. Với chương trình tiêm chủng mở rộng, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm tiêm cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên.
"Hiện nay Bộ Y tế đang đốc thúc sớm nhất để có vaccine. Hy vọng khi có vaccine với kinh nghiệm tiêm chủng, các kế hoạch đã đưa ra thì chúng ta sẽ tiêm sớm nhất để làm thế nào có miễn dịch bảo vệ trẻ", GS Lân nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong bối cảnh số ca mắc biến thể Omicron tăng trên toàn cầu, kết quả phân tích, đánh giá các dữ liệu tổng hợp cho thấy đa phần trẻ em nhiễm biến thể Omicron đều không xuất hiện triệu chứng hậu Covid-19. Tuy nhiên, nhiều trẻ em vẫn còn mệt mỏi, đau đầu và bị sốt nhẹ. Những trẻ này cần phải được theo dõi y tế, đặc biệt là được bác sĩ nhi khoa thăm khám thêm trong trường hợp cần thiết.
Tiêm 1,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 dịp Tết, Bộ Y tế yêu cầu khẩn đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân Bộ Y tế cho biết thực hiện chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân, cả nước tiêm 1,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong kỳ nghỉ Tết. Để hoàn thành mục tiêu bao phủ vaccine, Bộ Y tế yêu cầu khẩn các tỉnh, thành đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân. Ngày 8/2, Bộ Y tế có văn bản khẩn gửi các tỉnh,...