Con vào lớp 1 nên cho học chữ lúc nào: Cô giáo tiểu học ở Hà Nội trả lời chi tiết và chia sẻ loạt kinh nghiệm hay ho
Là cô giáo tiểu học, đồng thời là mẹ của bé Sushi năm nay gần 4 tuổi rưỡi, cô Lương Ngọc Anh (Hà Nội) gợi ý thời điểm phù hợp để dạy chữ cho con.
Nên cho con học chữ vào lúc nào là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1. Nhiều phụ huynh có suy nghĩ nên dạy trẻ biết chữ từ sớm, để khi chúng vào lớp 1 có thể đọc thông viết thạo hoặc vì sợ con “thua trên vạch xuất phát”. Cũng có người quan niệm vào lớp 1 mới bắt đầu học bởi sợ con nhanh chán khi học chính thức hay lo ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của con.
Là cô giáo tiểu học, đồng thời là mẹ của bé Sushi năm nay gần 4 tuổi rưỡi, cô Lương Ngọc Anh (Hà Nội) gợi ý thời điểm phù hợp để dạy chữ cho con. Đồng thời hướng dẫn những hoạt động cần thiết tại nhà để chuẩn bị kỹ năng, kiến thức cho trẻ tiền lớp 1.
Cô Lương Ngọc Anh.
Cô Ngọc Anh chia sẻ: “Từ khi Shi còn nhỏ, mình ít cho con dùng điện thoại hay ipad. Vì hàng ngày, trong quá trình giảng dạy, mình cũng gặp khá nhiều các bạn nhỏ đang chịu ảnh hưởng tiêu cực do việc xem điện thoại quá nhiều nên mình ý thức khá rõ việc này.
Bố mẹ có thể hiểu đơn giản, 1 đứa trẻ xem điện thoại, tức là con đang xem thụ động, nghe thụ động, các giác quan cũng không được vận dụng hết để rèn luyện như 1 đứa trẻ được vẽ, tô màu, ghép hình, đạp xe, chơi trò chơi học tập…”.
Để thay thế các thiết bị điện tử, cô Ngọc Anh cho con tham gia các hoạt động bổ ích khác:
Cho con tiếp xúc rất nhiều sách, truyện. Kể cả loại không có chữ, chỉ có tranh, để con tập quan sát và làm quen với sách. Mỗi ngày đều đọc truyện cho con vào giờ rảnh rỗi và đặc biệt là trước khi ngủ. Truyện gì không quan trọng. Thói quen đọc truyện hàng ngày mới là quan trọng.
Cho con chơi xếp hình. Cái này phụ thuộc vào độ tuổi, có bạn có khả năng xếp hình lúc 2,3 tuổi, có bạn chỉ kiên nhẫn xếp khi 5,6 tuổi. Bố mẹ nên tôn trọng khả năng của con, không ép bé. Bé Shi mới chỉ ngồi xếp hình tập trung được vài tuần nay nhưng cũng xếp được tranh khoảng 60 miếng. Bé trai nào tập trung được để chơi Lego cũng rất tốt!
Bạn nào tỉ mỉ, cho con tô tượng, hoặc vẽ tranh, tô màu. Cô Ngọc Anh nhận thấy các học sinh lớp 1 của mình thích học Mĩ thuật hơn các môn học khác. Bố mẹ có thể bật các video trên Youtube hướng dẫn vẽ đơn giản, cho con vẽ theo.
Chơi đất nặn. Trẻ con có thể sáng tạo cực nhiều từ đất nặn. Nếu mà kinh tế không nhiều thì có bộ của Mic hay Hồng Hà. Nếu tốt hơn thì có các bộ đất dẻo không dính tay, có khuôn nữa. Con có thể nặn hàng trăm thứ từ vài hộp đất. Khả năng sáng tạo cũng được tăng lên đáng kể.
Video đang HOT
Sushi được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị.
App học tiếng Anh. Cô Ngọc Anh cho bé Sushi đi học Grapeseed từ năm 4 tuổi. Hoặc bố mẹ cho con học app online khác, nhiều loại mà phí khá rẻ Tranh thủ lúc cho phép con xem ipad, lồng ghép vào việc học app luôn. Hơi “ăn gian” với trẻ con tí. Nhưng mà… kệ!
Trò chơi vận động. Cái này cực kì quan trọng! Mỗi đứa trẻ có nhu cầu vận động khác nhau nên nếu con hiếu động, mà bố mẹ muốn làm sao để con bớt nghịch là điều vô lý. Điều này như kiểu bắt người sống nội tâm giờ phải hướng ngoại, hoặc ngược lại.
Bố mẹ cần theo dõi, tìm hiểu để nắm bắt nhu cầu vận động của con. Cho con vận động lượng thời gian phù hợp, để con thấy ĐỦ! Khi nào con giải toả hết được năng lượng trong cơ thể, tự khắc con sẽ tập trung trong các hoạt động rèn luyện trí não.
Trò chơi vận động đa dạng: Đạp xe, nhảy dây, chạy nhảy, đi xe, trượt patin,… hay các môn năng khiếu nhảy, múa, võ… đều tuyệt vời cả!
Vậy thời điểm học chữ phù hợp là khi nào?
Cô Ngọc Anh cho rằng thời điểm sẵn sàng học chữ ở mỗi đứa trẻ là khác nhau. Bố mẹ nên thử giới thiệu với con, xem con đã muốn tiếp nhận hay chưa. Không nên ép trẻ!
“Ví dụ hồi 3 tuổi rưỡi, Sushi chưa muốn học chữ. Mình chờ đợi thôi. Khi con 4 tuổi, mình thấy con tiếp nhận khá tốt, xem truyện thường hỏi mẹ xem Đây là chữ gì? Nên mình bắt đầu cho con làm quen.
Sau 1 tháng học chữ, Sushi cũng thuộc gần hết bảng chữ cái, biết đánh vần các tiếng có 2 âm, biết viết vài nét và số cơ bản.
Mỗi chữ cái mình cho con làm quen từ 1 – 2 ngày. Mỗi ngày 15 phút thôi. Thời lượng này có thể tăng dần, tuỳ vào sự tập trung của con. Nhưng bố mẹ biết là sự tập trung cần phải rèn luyện đúng không. Nên chúng ta sẽ làm liên tục và đều đặn với con. Bảo đảm sau 1 tháng, con sẽ tự giác như một thói quen. Các cô giáo ở lớp cũng chỉ rèn các con đều đặn, liên tục và thường xuyên như vậy thôi, không có gì quá phức tạp cả” , cô Ngọc Anh nói.
Sau 1 tháng học chữ, Sushi cũng thuộc được gần hết bảng chữ cái, biết đánh vần các tiếng có 2 âm, biết viết vài nét và số cơ bản.
Shushi viết sau 1 tháng được mẹ cho làm quen với việc học chữ.
“Mình không yêu cầu cao siêu ở con. Mình chỉ xem học tập là một hoạt động tự nhiên và vui vẻ, mình tôn trọng thời điểm con đón nhận những hoạt động đó”.
“Để không áp lực khi dạy con, mình chỉ có 2 bí quyết thôi. Một là hiểu con, hiểu đúng mức độ nhận thức của con để có phương pháp dạy học phù hợp. Hai là, nếu thay đổi mọi phương pháp mà vẫn chưa thấy con tiến bộ, tốt nhất nên GIẢM MONG CẦU ở mình, kiên nhẫn và đón nhận vui vẻ” , cô Ngọc Anh nói thêm.
Lớp học đặc biệt của người thầy mang quân hàm xanh
17 năm qua, người dân ở phường Vĩnh Phước (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã quen với hình ảnh Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng (Đồn Biên phòng Cầu Bóng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa) đều đặn 5 tối/tuần miệt mài dạy chữ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Từ đây, nhiều cuộc đời, nhiều số phận đã đổi thay từ lớp học xóa mù chữ tình thương này.
Lớp học xóa mù chữ của Thiếu tá Tưởng duy trì suốt 17 năm qua.
Lớp học xóa mù chữ
Lớp học xóa mù chữ của Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng được hình thành từ năm 2004 khi anh về Đồn Biên phòng Cầu Bóng công tác và được giao nhiệm vụ phụ trách địa bàn phường Vĩnh Phước. Lớp học là Nhà văn hóa tổ dân phố 19 (phường Vĩnh Phước).
Đúng 19h, khác hẳn với sự nhộn nhịp vào ban ngày, cả khu phố đã chìm vào yên lặng, không tiếng ti vi, không tiếng nhạc, không tiếng người, không tiếng xe qua lại. Có lẽ, người dân ở đây đã dành tặng cho thầy, trò Thiếu tá Tưởng sự im lặng đáng quý ấy để tập trung vào việc dạy và học.
17 năm qua, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, Nhà văn hóa tổ dân phố 19 luôn sáng đèn. Không đồng phục, cặp sách, cũng chẳng có lớp trưởng nhưng hàng chục cô cậu học trò lô nhô cao thấp vẫn vui vẻ ngồi chung phòng để học nhiều lớp khác nhau.
Lớp học chia thành 3 dãy bàn. Bên trái là lớp 4 - 5, ở giữa là lớp 2 - 3, còn bên phải là lớp 1. Tấm bảng được chia làm 3 cột, ứng với bài học cho 3 dãy bàn, cũng là 3 lớp khác nhau trong cùng phòng học.
Vào giờ học, thầy Tưởng kiểm tra chữ viết, tập đọc cho các em lớp 1, rồi yêu cầu các em viết bài. Đến lượt lớp 2 - 3, thầy kiểm tra bài cũ, giảng bài mới và ra bài tập. Rồi lại đến lớp 4 - 5, thầy cũng làm trình tự như lớp 2 - 3.
Duy trì lớp học nhiều trình độ này không hề đơn giản. Bởi thế, suốt 2 giờ, thầy phải liên tục đi lên đi xuống bao quát cả lớp, tới bàn này giảng lại một bài toán, xuống bàn kia hướng dẫn trò đồ lại con chữ, lên bảng viết, giảng bài cho lớp lớn. Thỉnh thoảng, thầy lại phải huy động cây thước mỏng đập mạnh xuống bàn, nhắc nhở các em trật tự, tập trung học tập.
Trò chuyện với chúng tôi, Thiếu tá Tưởng cho biết, hầu hết các em đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Nhiều em bố mẹ đi tù do vi phạm pháp luật, bố mẹ bỏ nhau hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Từ nhỏ, các em đã phải phụ giúp gia đình kiếm sống bằng việc bưng bê ở các nhà hàng, bán vé số dạo, làm việc ở quán bi da...
"Mong muốn các em biết được con chữ để học điều hay, lẽ phải, sống có ích cho xã hội nên năm 2004, khi về nhận công tác ở Đồn Biên phòng Cầu Bóng, tôi đã đề xuất ý kiến với chỉ huy đồn và chính quyền địa phương cho mở lớp học", Thiếu tá Tưởng nói.
Học trò ở lớp học của Thiếu tá Tưởng luôn nhận được sự giúp đỡ về vật chất của các tổ chức, cá nhân.
Thời gian đầu, anh trực tiếp cùng với chính quyền, đoàn thể địa phương đến từng gia đình vận động cho các em đi học. Nghe tin có lớp học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nên mọi người đều chung tay đóng góp. Người đóng góp sách cũ, người cho tập vở mới... làm đồ dùng học tập cho các em. Sự đóng góp, động viên của mọi người khích lệ anh thêm cố gắng vì các em.
Do đã quen với cuộc sống tự do nên khi vào lớp, các em khá bướng bỉnh và khó bảo. Không những thế, độ tuổi của các em không đồng đều nên các em lớn tuổi thường tỏ ra ái ngại khi ngồi chung lớp với các em nhỏ. Vậy là người thầy mang quân hàm xanh này phải nói chuyện, động viên từng em và đôi khi phải rất nghiêm khắc. Cùng với đó, anh còn phải có giáo án riêng cho từng em và kiên trì từng bước chỉ bảo các em.
17 năm qua, lớp học tình thương của Thiếu tá Tưởng đã giúp hơn 160 em từ 6 - 18 tuổi biết đọc, biết viết, thành thạo tính toán. Hàng năm, các em đều được thi, kiểm tra chất lượng theo kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Nha Trang, kết quả 100% học sinh đều đạt yêu cầu.
Tấm gương tiêu biểu của lực lượng biên phòng
Đến với lớp học của thầy Tưởng, các em không chỉ biết về kiến thức, kỹ năng sống mà còn trở nên tiến bộ hơn về đạo đức, lối sống. Nhiều em được giác ngộ, cảm hóa trở nên ngoan ngoãn, không phá phách nghịch ngợm, không bỏ nhà phiêu dạt hay vi phạm pháp luật.
Ngoài giờ lên lớp, Thiếu tá Tưởng còn tạo điều kiện để các em được giao lưu với trẻ em các địa phương khác; tổ chức chơi bóng đá, cầu lông, tham gia biểu diễn văn nghệ; tìm hiểu pháp luật, phòng chống ma tuý, phòng chóng HIV/AIDS...
"17 năm dạy học, đến bây giờ có trường hợp tôi dạy lại con của học trò. Niềm vui lớn nhất của tôi không chỉ dạy chữ mà chính là dạy các em trở thành người tốt; giúp đỡ các em có kiến thức để tiếp tục học nghề sửa xe máy, may mặc... kiếm được đồng tiền chính đáng, giúp đỡ gia đình", Thiếu tá Tưởng chia sẻ.
Theo Đại tá Nhữ Mai Pháo - Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, những năm qua, Đồn Biên phòng Cầu Bóng luôn là một trong những lá cờ đầu trong lực lượng biên phòng tỉnh về công tác vận động quần chúng. Đặc biệt, việc tổ chức và duy trì lớp học tình thương suốt 17 qua để góp phần giúp các em nhỏ khó khăn, bất hạnh có thêm nghị lực và không bị thất học là một điểm sáng trong công tác này của đơn vị.
"Việc duy trì lớp học 17 năm cho thấy Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng là người nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao và rất kiên nhẫn. Công việc thiện nguyện của đồng chí góp phần lan tỏa sâu rộng hình ảnh đẹp về người chiến sĩ biên phòng, giúp các cháu, các em khi lớn khôn có nhận thức tốt hơn. Thiếu tá Tưởng là một tấm gương tiêu biểu của lực lượng biên phòng tỉnh. Đồng chí đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa tặng bằng khen...", Đại tá Pháo cho biết.
Sau 2 tháng cho con lớp 1 luyện chữ cùng gia sư, bà mẹ ở TP. HCM tá hỏa khi xem vở của con Nhìn những trang vở của con, bà mẹ này thực sự không thốt nên lời. " Các mẹ ơi, các mẹ nghĩ sao khi mình thuê gia sư dạy lớp 1 con mình như này? Bé viết ở trường tuy không đẹp nhưng còn đọc được, cô gia sư dạy viết gần 2 tháng nay, dạy kiểu gì mình tá hỏa khi xem...