Con trai thoát chết ngoạn mục, người mẹ lên tiếng cảnh báo các phụ huynh về tai nạn kinh hoàng đứa trẻ nào cũng có thể gặp phải
Khi nhớ lại hình ảnh con trai mình nằm dưới nền đất lạnh, toàn thân cứng đờ, tím tái… người mẹ này vẫn không khỏi hoảng sợ.
Cô Maribeth Leeson, một bà mẹ đến từ Indiana (Mỹ) đã kể lại tại nạn đuối nước kinh hoàng mà con trai mình gặp phải. Bài đăng trên Facebook của cô đã thu hút sự quan tâm lớn của cư dân mạng với hơn 252 nghìn lượt thích, 341 nghìn lượt chia sẻ và 82 nghìn bình luận.
Cô Maribeth bắt đầu câu chuyện của mình bằng một câu nói đơn giản: “Con trai tôi bị đuối nước 3 ngày trước. Cơ thể màu xám, vô hồn của con được kéo ra khỏi hồ bơi và đó là cơn ác mộng tồi tệ nhất của bất cứ người mẹ nào. Thằng bé đã chết”.
Cô Maribeth bên con trai mình, bé Adam.
Maribeth giải thích cô đã đưa con đến một bữa tiệc bên hồ bơi, với rất nhiều trẻ em và người lớn. Cô nghĩ rằng bé Adam sẽ an toàn khi chơi chèo thuyền, xung quanh hồ còn có nhiều người lớn nữa nên cô đã quay đi trong chốc lát để giúp con gái 3 tuổi của mình mặc đồ bơi.
Chia sẻ với chương trình Good Morning America, người mẹ này cho biết: “Thằng bé không giống như sắp chết đuối chút nào, nên không ai chú ý đến điều đó. Lúc đấy nhìn con giống như đang nín thở và đi bộ dưới nước vậy. Nếu lúc đó có ai thấy Adam vùng vẫy tay họ sẽ la hét gọi sự giúp đỡ”.
Dù xung quanh có nhiều người lớn nhưng không ai nhận thấy bé Adam đang bị đuối nước.
Sau đó bé Adam được kéo lên bờ và được mọi người hồi sức tim phổi (CPR), anh chị em của bé đứng xung quanh thì khóc lóc không ngừng. Chứng kiến cảnh đó cô Maribeth vô cùng hoảng loạn và liên tục la hét:
“Lúc này giữa những tiếng la hét trong đầu tôi xuất hiện hàng triệu suy nghĩ. Tôi nhìn thấy cô con gái nhỏ 3 tuổi của tôi chỉ đứng đó và nhìn tôi đầy bối rối. Và làm thế nào tôi có thể nói với chồng rằng tôi đã để đứa con trai 5 tuổi chết đuối?”.
Video đang HOT
Maribeth cố thuyết phục mình rằng cô đang ở trong một giấc mơ khủng khiếp và muốn tự mình tỉnh dậy. Thế nhưng đúng lúc này cô nhận ra cơn ác mộng tồi tệ nhất của mình đang xảy ra: “Cậu con trai tóc vàng vui tính, ngọt ngào, đẹp trai… của tôi đã chết”.
Gia đình cô Maribeth.
Trong lúc bạn mình đang thực hiện CPR cho bé Adam, cô Maribeth đã cố gắng nói chuyện với con trai mình. Đột nhiên, cậu bé dần tỉnh lại trước sự kinh ngạc của mọi người xung quanh:
“Tôi thấy con nôn mửa và nước tuôn ra từ miệng, mắt thì sưng vù trông như miếng cao su. Một số người thấy vậy liền thốt lên: ‘Thằng bé vẫn còn sống’ và khuyến khích tôi tiếp tục nói chuyện với con. Bạn tôi vẫn tiếp tục thực hiện CPR , còn tôi tiếp tục nói và con bắt đầu dần mở mắt ra”.
Sau đó bé Adam được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt của một bệnh viện gần đó và ở lại đến khi hồi phục hoàn toàn thì được về nhà với bố mẹ.
Sau lần chết đuối hụt đó, bé Adam đã đưa phòng chăm sóc đặc biệt ở viện và dần hồi phục lại.
Bây giờ, khi đang ở nhà với con trai, Maribeth cho biết cô muốn chia sẻ câu chuyện của mình để không có cha mẹ nào gặp phải câu chuyện này:
“Tôi không bao giờ nghĩ đến khả năng con tôi có thể bị đuối nước ngay trước mặt nhiều người lớn đang dõi theo. Tôi nghĩ thằng bé ổn trong 5 phút đầu bởi con chỉ có thể chơi ở mức nước nông, và lúc đó xung quanh còn có nhiều người nữa.
Trước khi đi đến bất kỳ hồ bơi nào, cha mẹ hãy chắc chắn rằng con cái bạn biết chúng sẽ không được bơi cho đến khi nào có người lớn chịu trách nhiệm cho việc trông coi chúng.
Hãy học hỏi từ những sai lầm của tôi để bạn không bao giờ gặp phải chuyện đáng tiếc này”.
Nguồn: News
Theo afamily
Bác sĩ ơi: Trẻ bị đuối nước phải xử trí cấp cứu như thế nào?
Sự việc cả 8 trẻ bị đuối nước ở sông Đà (Hòa Bình) vừa xảy ra khiến tôi rất xót thương và lo lắng cho con nhỏ. Tai nạn đuối nước thường xảy ra với con nít, đặc biệt là ở khu vực gần sông hồ.
Thời gian vàng để cấp cứu cho trẻ bị đuối nước chỉ có 4 phút - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Xin bác sĩ hướng dẫn cách sơ cấp cứu để cứu trẻ trong trường hợp bị đuối nước. Ngô Bảo Minh (45 tuổi, ngụ Đồng Tháp)
Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM):Trường hợp trẻ không may bị đuối nước thì việc quan trọng để cứu mạng trẻ chính là cách sơ cứu ngay tại chỗ của gia đình, những người phát hiện.
Thời gian vàng để cấp cứu cho trẻ bị đuối nước chỉ có 4 phút. Trong thời gian này, người thân phải cấp cứu để kịp thời hồi sức tim phổi, cung cấp máu, ô xy lên não. Nếu quá 4 phút trẻ sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, sau 10 phút thì trẻ chết não. Cho dù cứu được trẻ thì để lại di chứng nặng nề như sống thực vật.
Để cứu trẻ đuối nước, cần:
Khi phát hiện trẻ bị đuối nước, tốt nhất người cứu phải biết bơi giỏi mới nên nhảy xuống nước cứu trẻ. Do quá hoảng loạn nên người đuối nước không kiểm soát được bản thân mình, nếu người cứu không bình tĩnh hoặc kỹ năng bơi lội kém sẽ dễ dẫn đến đuối nước tập thể.
Trong trường hợp người cứu không biết bơi hay bơi yếu, cần dùng vật dụng nổi quăng ra cho trẻ làm phao. Sau đó tìm cách vớt lên, đưa vào bờ từ từ và tiến hành sơ cứu.
Sơ cứu ban đầu rất quan trọng. Bước đầu, phải đánh giá tình trạng đuối nước, lay xem trẻ còn cử động hay không. Nếu trẻ không cử động có khả năng trẻ bị ngưng tim, ngưng thở. Lúc này cần đánh giá trẻ nhanh để hồi sức tim phổi.
Dùng cách ấn tim thổi ngạt: Người sơ cứu ấn hai tay vào giữa ngực, ấn tim, độ mạnh vừa phải mỗi lần ấn tim và tầm 15 cái. Sau khi ấn, kiểm tra nếu bệnh nhân không thở, lồng ngực không di chuyển thì phải hà hơi thổi ngạt theo tỉ lệ 30/2, tức 30 lần ấn tim và 2 lần thổi ngạt.
Để ít xảy ra tai biến, cần đặt trẻ nằm trên một vị trí bằng phẳng và cứng.
Với người dân, thường không chuyên sơ cấp cứu thì khó nhận biết hiệu quả cách ấn của mình. Vì vậy, lưu ý khi ấn thì một tay để lên vị trí ấn, một tay để ở cổ, nách hoặc bẹn để kiểm tra mạch có nảy không, nếu có tức là ấn tim hiệu quả. Sau 15 lần ấn tim, kiểm tra lồng ngực bệnh nhân mà thấy lồng ngực không di động cần ấn tim kết hợp thổi ngạt bệnh nhân.
Thổi ngạt đúng cách là ngửa cổ bệnh nhân, bóp mũi thông đàm nhớt sau đó đặt miệng thổi trực tiếp. Nếu lồng ngực không nhô lên thì phải kiểm tra xem miệng bệnh nhân có bị mắc dị vật không.
Hoạt động ấn tim, hà hơi thổi ngạt nên làm cho đến khi nào trẻ tự thở được.
Song song đó, phải gọi cấp cứu và nhanh chóng chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Lưu ý, tất cả những việc này phải làm đồng thời cùng lúc. Vừa sơ cứu, vừa gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế; trong thời gian chờ cấp cứu, đưa trẻ đi cấp cứu vẫn phải ấn tim thổi ngạt vì nếu ngưng sẽ làm lượng máu, ô xy lên não không đều, nguy hiểm đến trẻ.
Đặc biệt, tuyệt đối không thực hiện các biện pháp sơ cứu đuối nước theo dân gian như: lăn lu, dốc ngược trẻ lên sốc nước hay vác lên vai chạy sốc cho bé ói ra. Những cách này hoàn toàn không có hiệu quả mà còn gây biến chứng, trì hoãn việc cấp cứu. Bởi lẽ, ngạt nước, đuối nước là trạng thái ngưng tim, ngưng thở, sơ cứu quan trọng nhất là làm cách nào để đưa máu, ô xy lên não, phục hồi hệ thống tuần hoàn, kéo dài thời gian cho bệnh nhi.
Theo thanhnien
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn cố gắng nín thở? Kỷ lục thế giới về việc nín thở là hơn 20 phút! Hãy tìm hiểu những gì xảy ra với cơ thể khi bạn cố gắng nín thở, theo Reader. Ảnh minh họa: Shutterstock Nín thở trong thời gian dài, còn được gọi là ngưng thở tự nguyện, phần nào là một môn thể thao khắc nghiệt. Thợ lặn chuyên nghiệp thường tập...