Con lớn lên sẽ cảm ơn cha mẹ nếu từ nhỏ được làm 3 điều ‘vô nghĩa’ này
Có những điều trong mắt người lớn là tốn thời gian, vô nghĩa nhưng kỳ thực lại mang về tác dụng vô cùng to lớn với trẻ.
Cha mẹ nào cũng muốn con tập trung học hành, chăm chỉ trau dồi kiến thức để có cơ hội thành công sau này, cuộc đời vì thế cũng suôn sẻ, bớt vất vả. Thế nhưng, vì quá kỳ vọng vào con, đôi khi cha mẹ bỏ qua hoặc không xem trọng những điều tưởng chừng “nhỏ nhặt” khác.
Trên thực tế, trong sự phát triển của trẻ em, không có gì là “vô ích”, đặc biệt là 3 điều sau đây, trong mắt người lớn dường như vô dụng, nhưng đối với trẻ đóng một vai trò tích cực.
Cho phép trẻ em có sở thích “vô dụng”
Trong bộ phim tài liệu “ Little Junior”, cậu bé 11 tuổi Ân Nhiên ( Trung Quốc) đặc biệt thích nghiên cứu sâu bọ, thậm chí ở nhà còn dành một nơi để nuôi sâu. Cha mẹ bé cũng rất khuyến khích sở thích của con trai. Ân Nhiên trong quá trình khám phá sâu bọ kết giao với rất không ít nhân vật uyên bác, học được rất nhiều kiến thức chuyên môn. Có cha mẹ thì hoàn toàn ngược lại, xem những sở thích ngoài học hành của con là vô nghĩa, ép con từ bỏ những thứ “vớ vẩn”, chỉ chuyên tâm chuyện nâng cao thành tích.
Một đứa trẻ nếu sớm tìm được sở thích là điều may mắn. Tuy nhiên, nếu không có sự hỗ trợ của cha mẹ, may mắn này có thể trở thành một bi kịch.
Mỗi đứa trẻ có những thế mạnh khác nhau. Một số giỏi vẽ, một số thích làm thủ công, một số quan tâm đến lập trình, một số mê mẩn với nghiên cứu côn trùng. Không bao giờ có sở thích “vô dụng”, ngay cả khi đứa trẻ không thể trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này, trong quá trình khám phá, trẻ cũng sẽ gặt hái được rất nhiều điều: Con được tôn trọng, hiểu được tình yêu, hiểu thế nào niềm vui.
Vì vậy, cha mẹ không nên cản trở trẻ có sở thích “vô dụng”, hãy là một người ủng hộ vững chắc đằng sau con mình.
Cho phép con dành thời gian “vô ích” để đọc sách
Trẻ em được làm quen với việc đọc sách từ sớm có thành tích học tập tốt hơn trong tất cả môn ở cấp tiểu học cho đến đại học. Sách sẽ mang đến cho trẻ một kho kiến thức khổng lồ, cải thiện khả năng hiểu biết, khả năng phân tích, khả năng logic.
Video đang HOT
Có một câu hỏi từng thu hút: “Bắt đầu đọc sách từ trường tiểu học, đến khi tốt nghiệp đại học, suốt 16 năm, rất nhiều sách, đọc và sẽ quên, như vậy liệu có gì hữu ích?”. Một trong những câu trả lời được lời khen ngợi là: “Giống như bạn đã ăn bữa ăn trong 16 năm, thức ăn vào dạ dày và đi ra ngoài một lần nữa. Nhưng trong 16 năm, cơ thể của bạn phát triển từng ngày”.
Những cuốn sách đã đọc cũng vậy, mặc dù bạn quên chúng, nhưng miễn là bạn đọc, sẽ có một phần trở thành kiến thức của riêng bạn. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 năm 2013 trên tạp chí Tâm lý học chuyên nghiệp của Hiệp hội Tâm lý Học Hoa Kỳ cho thấy, khả năng đọc của một người ở tuổi lên 7 có liên quan trực tiếp đến tình trạng kinh tế xã hội của họ sau khi lớn lên.
Giai đoạn 3-12 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển khả năng đọc. Cha mẹ phải hướng dẫn trẻ đọc nhiều, càng đọc nhiều sách, càng hấp thụ chất dinh dưỡng, sự phát triển nội tâm của đứa trẻ cũng mạnh mẽ.
Tất nhiên, cha mẹ khi lựa chọn sách cho con phải phù hợp với nhu cầu của con nhưng đồng thời phải có định hướng của người lớn. Sự định hướng này phải tinh tế, khéo léo để con không có cảm giác bị cha mẹ ép đọc. Có thể thuyết phục con thử đọc những thể loại khác nhau để đánh giá sách cho khách quan, không nên quá định kiến hoặc cực đoan, một chiều trong việc chọn sách.
Cho phép trẻ “lao động vô ích”
Đối với việc cho trẻ em làm việc nhà, nhiều bậc cha mẹ không đồng ý, họ muốn con dành thời gian để học hành cải thiện điểm số. Nhiều phụ huynh cũng có suy nghĩ: Lớn lên con tự khắc sẽ biết làm mọi thứ.
Nhưng, các học giả Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát và đi đến kết luận rằng: So những đứa trẻ làm việc nhà với những đứa trẻ chỉ đợi cha mẹ phục vụ, tỷ lệ việc làm ở tuổi trưởng thành là 15:1 và tỷ lệ tội phạm là 1:10. Trẻ em thích làm việc nhà có chỉ số sức khỏe tâm thần và chỉ số hạnh phúc gia đình cao hơn. Ngay cả trong học tập, trẻ em thường làm việc nhà có xu hướng xuất sắc hơn.
Nếu bạn nghĩ rằng trẻ làm việc nhà chỉ đơn giản là làm việc, bạn đã sai. Lấy hành động mua thức ăn nấu cơm mà nói cũng đã ẩn giấu rất nhiều điều để học hỏi. Xây dựng thực đơn, mua nguyên liệu khảo sát khả năng lập kế hoạch của trẻ, khả năng linh hoạt; Quá trình nấu ăn kiểm tra xem trẻ em có phân bổ thời gian một cách khoa học hay không, rèn luyện khả năng thực hành của trẻ; Bày biện, cũng có thể nhìn thấy trẻ làm mọi thứ cẩn thận, thậm chí thẩm mỹ.
Sự phát triển của một đứa trẻ được tích lũy và phát triển bởi vô số những điều nhỏ dường như vô dụng. Đừng đánh giá thấp bất kỳ hành động và hành vi dường như vô dụng, không có mục đích, ngược lại, cần quan sát, phân tích, tích cực hướng dẫn và giúp đỡ con mình.
7 tuyệt chiêu giúp con nhanh chóng đến trường mỗi sáng
Với 7 tuyệt chiêu dưới đây, bố mẹ có thể giúp bé nhanh chóng đến trường mỗi sáng mà không lo muộn giờ học, giờ làm.
Sử dụng đèn báo thức
Việc bắt chước mặt trời mọc sẽ giúp sản xuất hormone thức tỉnh. Điều này giúp người lớn và trẻ nhỏ bước ra khỏi giường với tâm trạng sảng khoái và vui vẻ.
Thiết bị này sẽ cung cấp ánh sáng tăng dịu để thức dậy không bị căng thẳng. Nhiều thiết bị được trang bị thêm âm thanh của thiên nhiên: tiếng chim hót, tiếng sóng biển hoặc tiếng gió.
Bật bài hát phù hợp cho mỗi ngày
Cha mẹ hãy chọn 3, 4 bài hát quen thuộc với trẻ và bật chúng theo thứ tự, bắt đầu với những bài nhẹ nhàng và dần dần thay thế bằng những bài vui nhộn. Những âm thanh mê hoặc sẽ giúp trẻ tỉnh táo và bật ra khỏi giường nhanh hơn.
Lập danh sách việc cần làm vào buổi sáng giúp trẻ ngăn nắp, độc lập hơn
Đối với mỗi nhiệm vụ con bạn đã hoàn thành (rửa mặt, đánh răng, dọn giường), bạn có thể dán những miếng dán có hình thù ngộ nghĩnh để con có thể nhìn rõ những gì đã làm được và chưa làm được.
Sử dụng đồng hồ để quản lý thời gian tốt hơn
Ví dụ, 5 phút để đánh răng và chải đầu, 10 phút cho bữa sáng, 10 phút để mặc quần áo. Vì vậy, trẻ sẽ dễ dàng hơn trong việc định hướng thời gian của mình và hiểu được mình có thời gian hay không.
Chuẩn bị cặp sách, quần áo vào tối hôm trước
Chuẩn bị cẩn thận mọi thứ cần thiết nhất cho một ngày ở trường vào tối hôm trước vừa giúp bố mẹ và con bớt một việc vào buổi sáng vừa là cách để dạy bé về trách nhiệm và tổ chức.
Đây là thói quen rất cần thiết với tất cả mọi người chứ không phải chỉ riêng với trẻ, để đảm bảo những vật dụng cần thiết sẽ không bị quên ở nhà.
Chuẩn bị bữa sáng từ tối hôm trước
Để buổi sáng không bị cập rập, bạn nên chuẩn bị bữa sáng vào tối hôm trước. Có thể là sơ chế sẵn nguyên liệu hoặc nấu trước, sáng hôm sau chỉ nấu lại.
Những món con trẻ yêu thích được nấu thơm phức vào bữa sáng cũng là một động lực để "dụ" trẻ ra khỏi giường.
Tạo cuộc thi giữa các con
Nếu nhà bạn có 2 con đang trong độ tuổi đi học thì hãy tạo trò chơi "Ai nhanh hơn". Lưu ý, bạn không nên so sánh các con với nhau mà chỉ để tâm đến tốc độ hành động của chúng và khích lệ vui vẻ.
Bạn có thể tạo những giải thưởng nhỏ nhưng làm hài lòng tất các con. Chẳng hạn như để đứa trẻ chiến thắng chọn một trò chơi gia đình để chơi vào buổi tối hoặc chọn một cuốn sách để đọc cùng nhau.
5 tác hại nghiêm trọng của việc kiểm soát con cái quá mức Kiểm soát một chút thì vui, còn kiểm soát "nhiều chút" sẽ dễ gây phản tác dụng lắm. Ai cũng muốn bảo vệ con cái mình nhưng quan trọng là bạn cần biết vạch ra ranh giới. Duy trì ranh giới này sẽ giúp mối quan hệ giữa bạn và con cái trở nên tốt hơn, đồng thời tạo không gian cho con...