Con gái giành Huy chương Tin học, Hot mom Tia Liêu chia sẻ: Thế hệ Alpha gắn liền với thiết bị điện tử, bố mẹ không nên ngăn cấm con cực đoan
“Các ngành – lĩnh vực liên quan đến CNTT cũng đang là xu thế. Vậy nên để con tiếp xúc sớm cũng là điều nên làm”, hot mom Tia Liêu chia sẻ.
Ở tuổi 33, chị Tia Liêu (Hà Nội) trở thành hình mẫu được nhiều bà mẹ trẻ hướng tới. Nữ giám đốc event/booking bar 1900 vừa có sự nghiệp, lại vừa có gia đình hạnh phúc bên chồng và 3 con nhỏ. Cách sống hiện đại, năng động được Tia Liêu áp dụng cả vào cách nuôi dạy con. Các con của hot mom đều được dạy song ngữ từ nhỏ và hiện có thể bắng Tiếng Anh như gió. Đặc biệt, cả 3 bé đều có những năng khiếu riêng và được mẹ khuyến khích phát triển.
Chị cả Miu cách đây không lâu mới đạt Huy chương Bạc kỳ thi Olympic Tin học Quốc tế cấp Quốc gia (môn lập trình). Được biết, cô nhóc không hề đi học thêm mà đều là mày mò, tự học.
Hot mom Tia Liêu.
Chia sẻ về điều này, chị Tia Liêu cho biết, dù con còn nhỏ nhưng vợ chồng chị không cấm con tiếp xúc với máy tính, các thiết bị điện tử một cách cực đoan. Hot mom hiểu được các con mình thuộc thế hệ Alpha – một thế hệ sinh ra đã gắn liền với công nghệ và lớn lên cùng công nghệ. Tất nhiên, hot mom không để con sa đà đến mức nghiện máy tính, iPad. Điều chị làm là tạo không gian, điều kiện, để công nghệ giúp con phát triển, mang lại lợi ích trong cuộc sống và việc học tập.
Bà mẹ 8x đã có những chia sẻ xoay quanh câu chuyện tự học lập trình của con và những ảnh hưởng của công nghệ tới thế hệ Alpha.
- Chị có thể chia sẻ quá trình Miu tự học Tin, cũng như việc gia đình đã hỗ trợ bé như nào nào trong việc học?
Đúng là Miu đã tự học lập trình. Thực ra mình có đăng ký cho con một lớp lập trình ở trường nhưng thời gian cũng không nhiều, chỉ 1 buổi/ tuần. Chưa kể thời gian con không đến trường, các lớp ngoại khóa cũng đều tạm hoãn lại. Nhưng có lẽ vì Miu thích nên con hay xem video trên YouT ube, lập trình scratch với các code đơn giản như một trò chơi.
Lúc đầu mình cũng không để ý nhiều, nghĩ là con chơi game thôi. Mình thấy hay nên cũng kệ con. Một thời gian sau thì cô giáo dạy con ở lớp ngoại khóa có đề xuất với mình là để con đi thi và cô sẽ hỗ trợ thêm. Mình bất ngờ thực sự. Thời gian trước khi con đi thi, gia đình cũng không dành quá nhiều thời gian. Con cũng chỉ ôn 1-2 buổi/ tuần ở trường. Có lẽ do con thích nên mọi chuyện cũng nhẹ nhàng hơn.
Chị cả Miu cách đây không lâu mới đạt Huy chương Bạc kỳ thi Olympic Tin học Quốc tế cấp Quốc gia (môn lập trình).
- Chị nhận thấy việc học lập trình đã đem lại những lợi ích nào cho Miu, từ việc học tập đến cuộc sống hàng ngày?
Hot mom Tia Liêu hỏi con 3 câu gợi mở: Nghe các nhóc trả lời mà ai cũng phục 1 điều
Nếu nói lập trình mang lại lợi ích trong cuộc sống hàng ngày cho Miu thì vẫn xa vời quá. Chỉ là mình nghĩ, bọn trẻ sinh ra trong thời kỳ 4.0, Công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành một điều tất yếu của cuộc sống. Các ngành – lĩnh vực liên quan đến CNTT cũng đang là xu thế. Vậy nên để con tiếp xúc sớm cũng là điều nên làm. Thỉnh thoảng nhờ vài code linh tinh, con có thể tự làm trò chơi, hack và chèn vài ảnh trêu mẹ. Điều này cũng khá thú vị.
- Chị thấy việc cho con tiếp xúc sớm với tin học mang lại lợi ích ra sao? Có mặt lợi và cũng có mặt hại chứ?
Video đang HOT
Như mình đã từng đề cập, Gen Z và Gen Alpha sinh ra trong kỷ nguyên của công nghệ và chuyển đổi số. Việc các bạn ấy thành thạo từ những kỹ năng cơ bản của máy tính cho đến khả năng có thể làm được những kỹ năng cao cấp hơn là lợi thế rất nhiều cho công việc và tư duy sau này.
Thậm chí có nhiều trường cấp hai ở Việt Nam yêu cầu sinh viên học, làm bài tập, ghi chép hoàn toàn trên laptop. Hay tại trường người nhà mình học ở Mỹ, học sinh đều được phát iPad từ ngày đầu tiên nhập học và sử dụng nó hàng ngày. Các khóa học lập trình từ sớm có thể giúp các con nhiều hơn trong tương lai. Bởi nhiều công việc bây giờ đều đòi trình độ tin học nhất định. Mình nghĩ kiến thức tin học cũng 1 phần giúp con định hướng được nghề nghiệp tương lai (bớt hoặc thích thêm được một lĩnh vực).
Tất nhiên có lợi thì cũng có hại. Học tin sớm đồng nghĩa với thời gian con ôm máy tính sẽ nhiều hơn. Tụi trẻ có niềm vui mới thì sẽ lại càng bỏ qua các hoạt động ngoài trời.
3 bé Miu, Moon, Mon được tiếp xúc công nghệ từ sớm với tần suất hợp lý.
- Nhiều phụ huynh ngại cho con tiếp xúc với máy tính sớm vì ngại những ảnh hưởng không tốt. Chị nghĩ sao về điều này?
Thực ra đó là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên cần nhìn nhận lại một cách khách quan hơn. Thế giới của các bạn nhỏ khác thế giới của thế hệ trước như chúng ta. Thế giới của các bạn ấy từ khi sinh ra đã gắn với các thiết bị điện tử rồi. Đúng là thời gian các bạn ấy dành cho thiết bị điện tử sẽ nhiều hơn, tuy nhiên với mình thì việc sử dụng có mục đích và hiệu quả mới là điều mình quan tâm. Còn nếu con lạm dụng không mục đích như chơi game vô độ, xem YouTube,… thì mình sẽ hạn chế.
Con vẫn cần các hoạt động hằng ngày để cải thiện các kỹ năng cuộc sống và chạy nhảy để lớn khôn. Mình nghĩ là chúng ta nên nhìn vào ý nghĩa outcome thay vì nhìn vào số lượng đơn thuần. Ví dụ như hãy nhìn vào những gì con làm với máy tính thay vì số giờ con dùng với máy tính.
- Chị quy định thời gian dành cho máy tính của các con như nào?
Mình áp dụng các quy tắc này:
- Đặt giới hạn về thời gian sử dụng thiết bị hàng ngày cho Miu, Moon, Mon và yêu cầu 3 bé tuân theo các giới hạn đó.
- Thiết lập những vùng “không có màn hình” trong sinh hoạt gia đình. (Ví dụ: Không sử dụng điện thoại thông minh tại bàn ăn tối hoặc trong xe hơi,…)
- Không sử dụng màn hình trong phòng ngủ khi đến giờ đi ngủ. (Trước giờ đi ngủ 1 tiếng, con sẽ đọc sách hoặc vẽ tranh hay gì đó)
- Làm gương cho các con bằng cách thể hiện việc sử dụng công nghệ có trách nhiệm.
- Cung cấp các hoạt động giải trí khác với con: Tô màu, cắt dán, quan sát và thí nghiệm sinh học, vật lý đơn giản, giao việc nhà cho con,…
- Chị có dự tính cho Miu học thêm các khóa lập trình, khoa học máy tính chuyên nghiệp không?
Có lẽ là có, nếu con muốn. Mình cũng đang đăng ký vài lớp lập trình online cho con học trong thời gian rảnh rỗi.
Bố 'đập' iPhone, cho con nghỉ học online: Lỗi tại phụ huynh, tội nhà trường?
Nhiều ý kiến tán đồng quyết định cho cô con gái đang học lớp 10 tạm dừng học online của một gia đình ở Hà Nội, cũng như lo ngại trước nhiều dấu hiệu tâm lý bất thường khi con sử dụng các thiết bị điện tử một thời gian dài.
Hơn 1.000 ý kiến đã được gửi về chỉ vài giờ sau khi bài viết "Ông bố Hà Nội 'đập nát' iPhone, cho con nghỉ học online" được đăng tải. Câu chuyện khiến độc giả VietNamNet xôn xao với nhiều ý kiến trái chiều.
Phụ huynh "đập" điện thoại... không hết lỗi?
Không ít độc giả cho biết từng rơi vào tình cảnh tương tự như trong bài viết.
"Tình cảnh này giống hệt nhà tôi, 7h30 con dậy ngồi máy tính học trực tuyến, bố làm bữa sáng, 9h con ra lấy vào vừa ăn vừa học. Bữa trưa gọi con vội vàng ăn xong lại vào ngồi máy liên tục đến khi đi ngủ chỉ dừng để ăn. Ngồi máy tính quá nhiều, bố can thiệp thì con lí do làm bài, và cần giải trí, nhắc nhở thì lí sự rất nhiều (một phần do tâm lý tuổi 15). Lên giường còn ôm theo laptop, nhắc nhở còn cãi láo, cơn giận bùng lên, laptop bị đập nát. Bây giờ tôi rất bế tắc, không dám nhắc nhở nhiều vì con sẵn sàng im lặng" - anh Nguyễn Văn Minh viết.
Nhiều người tán đồng việc cho con tạm dừng học online, nhưng cũng có người phản đối việc đập iPhone của anh Dương.
Độc giả Trần Phong khẳng định đây là lỗi của phụ huynh bởi: "Đây là các con lợi dụng việc học trực tuyến sử dụng điện thoại máy tính đến quá khuya để chát chít, Facebook, và các trang mạng xã hội thôi. Tóm lại bố mẹ cần quan tâm đến con cũng như thời gian học của con nhiều hơn".
Độc giả Hai Nguyen thì cho rằng việc học online là bất khả kháng, thế nên không thể đổ lỗi cho ngành giáo dục. Theo anh, các thầy cô và các con cũng hoàn toàn bỡ ngỡ chứ không riêng gì phụ huynh: "Bạn có quyền lựa chọn thay đổi để đồng hành cùng con hoặc bạn có quyền bỏ cuộc".
Không dừng ở đó, độc giả này cho rằng, nên chấp nhận sự thật là các thiết bị điện tử sẽ sớm chiếm thời gian của các bé. Chấp nhận là bước đầu tiên để có thể đồng hành với các con.
"Tôi có 2 con đang học online, tôi mừng vì các con được an toàn trước Covid và hoàn toàn hài lòng với chức năng quản lý screen time đối với trẻ em của Apple".
Con trẻ 'mụ người' vì học online?
Bạn Long Hoàng cho rằng: "Nhà trường đang dồn ép quá nhiều cho các cháu. Bên cạnh đó, áp lực thi cử buộc các cháu lúc nào cũng kè kè điện thoại, máy tính. Đối với việc học online cũng cần có thời gian và số môn học phù hợp, tạo tâm lý thoải mái".
Bạn Nhung chia sẻ: "Tôi vẫn suy nghĩ thà học chậm và muộn 1,2 năm còn hơn để các con bị ảnh hưởng nặng nề cả sức khỏe thể chất và tinh thần".
Không ít phụ huynh lo lắng các con sẽ trở thành... game thủ sau thời gian dài học online. Bạn Langthang1102 cho biết: "Tôi nghĩ hãy thử làm một bài test các phụ huynh xem, học online xong nếu không dạy con có biết gì không? Tôi cá trên 50 % là không thu được gì từ việc học này".
Tán đồng ý kiến này, bạn Bách Việt tâm sự: "Nhà em thật sự hết cách với các cháu do học online rồi; không chỉ thành game thủ mà tính cách các cháu cũng thay đổi tiêu cực, mắt cận, cáu bẳn".
Còn câu chuyện của gia đình bạn Trọng Đạt cũng nghiêm trọng không kém: "Con tôi học lớp 9 cũng vậy, học online cả ngày lẫn đêm (học chính học thêm chát với bạn bè); vợ tôi phải mang cơm vào phòng học cho cháu vừa ăn vừa học, cả tháng không ra khỏi nhà vì học online; dạo này tâm lý của cháu trở lên cáu bẳn, cục tính, tôi thấy học online hiệu quả không cao".
Nhiều độc giả đều bày tỏ sự lo lắng về cả tinh thần và thể chất của trẻ nhỏ khi học online kéo dài mà không có sự kiểm soát tốt.
"Tôi có cậu con trai năm nay học lớp 9, cháu cũng cắm mặt vào máy tính từ 7h45 sáng, trưa thấy bố mẹ đi làm về thì nghỉ một chút, chiều ngồi ôm máy đến 10h tối ăn cũng muốn ngồi ôm máy, bảo nghỉ thì con lý do này nọ, sinh gắt gảu. Tôi cũng sợ con bị ảnh hưởng tâm sinh lý và sức khoẻ" - độc giả Nguyễn Mạnh gửi về VietNamNet.
Còn độc giả Hoàng Thị Hiền thì viết: "Các con vừa học, vừa vào nhóm chát của lớp, của nhóm riêng. Bài tập thì hết trong SGK, đến bài nhóm, rồi cô còn giao thêm ở ngoài. Thậm chí văn cô còn bảo soạn trước các bài chứ không phải một bài..... Thật sự cảm thấy sợ và lo lắng"
"Học online nên có sự giảm tải về nội dung và thời gian"
Đó là ý kiến của nhiều phụ huynh, ví như bạn Anh Quân : "Học online nên có sự giảm tải về nội dung và thời gian. Học như hiện nay thì hoàn toàn không ổn. Bộ Giáo dục nên nghiên cứu và có sự điều chỉnh cho phù hợp. Quá nhiều nội dung, không cần thiết...".
Trong khi đó, độc giả haxim...@gmail.com cho hay đồng ý với quan điểm của phụ huynh trong bài viết.
"Học sinh vừa học vừa chat nhóm, vừa chơi game trên máy, giáo viên thì không thể kiểm soát được các học sinh của mình đang làm gì..... Hơn nữa nhờ có máy tính hoặc điện thoại được sở hữu một mình, phụ huynh thì đi làm, bận việc không thể ngồi giám sát suốt thời gian học của con, nên vì cũng ở lứa tuổi hiếu kỳ, các con đã xem và vào nhiều trang mạng nguy hại không phù hợp với lứa tuổi..... Rất nhiều vấn đề làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển tâm sinh lý cũng như mặt đạo đức của học sinh. Tôi mong rằng dù biết phải đối ứng khi dịch bệnh không thể đến trường, nhưng việc học online không nên chạy chương trình như khi đến trường. Việc học có thể kéo dài hơn so với mọi năm không có dịch. Thậm chí vào những tháng hè nếu không có dịch thì có thể cho học sinh đi học bình thường và coi như những tháng nghỉ dịch thay là nghỉ hè".
Độc giả Nguyên Hải cũng đồng ý: "Mình kịch liệt phản đối cho con học online hai ca cả sáng và chiều. Như thế là quá tải với các con. Các con không thể nhìn máy tính, điện thoại liên tục như vậy".
Độc giả Mimosa còn đưa thời khoá biểu chi tiết của con như minh chứng cho sự căng thẳng và quá tải khi học online: "Hiện tại con mình ngồi từ 7h25 -11h55 sáng, chiều từ 14h đến 16h30 thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Mỗi tiết cách nhau 5 phút, nên không kịp đứng dậy vì chào cô môn này xong, phải vào lớp tiếp theo không thì không kịp điểm danh. Ngoài ra còn bài tập trên máy, dự án trên máy, sách trên máy... Nhìn con thương quá! Thấy mắt con mỏi, nhìn mờ lại phải tranh thủ massage mắt cho con".
Bạn Letudung phân tích và cả... động viên các phụ huynh: "Đã xác định là "Tình huống khẩn cấp" mới phải "dạy và học online" - nhưng tư duy là học online nhưng phương pháp là offline thì nó phải vậy thôi. Không bàn về thiết bị, công nghệ - vốn đã quá nhiều vấn đề; nhưng rõ ràng học online thì nội dung phải được giảm tải, thiết kế cho nó phù hợp. Học online thì người điều hành lớp học là các thầy cô giáo - nhưng rất xin lỗi vì nhiều thầy cô đâu có rành về công nghệ, phương pháp và tâm lý dạy online đã được trang bị đầy đủ đâu... Có vấn đề là lại đổ tại công nghệ, zoom... trong khi cái quan trọng nhất là phương pháp thực hiện thì ngành giáo dục vẫn lúng túng lắm".
Trong khi đó, độc giả Lê Thu Hà - phụ huynh của một nữ sinh lớp 9 than phiền về chương trình học quá nặng, nhiều kiến thức không cần thiết.
"Con có xu hướng học tốt các môn xã hội như Văn, Anh, Sử. Tôi kèm thêm cho con Toán với mục đích thi tốt cấp 3. Tuy nhiên, cảm thấy thực sự sốt ruột vì suốt ngày nghe cô giáo nhắn tin báo kết quả học tập các môn Lý, Hóa. Vì vậy, bắt buộc tôi phải học lại kiến thức 2 môn này dạy cho con. Sau thời gian tìm hiểu, tôi đang thắc mắc tại sao chương trình học Lý, Hóa bây giờ nặng hơn rất nhiều so với kiến thức cách đây hơn 20 năm.
Có cần thiết cho các con học nặng thế không? Hơn nữa, bài tập ra rất nhiều. Vậy mục tiêu đào tạo là gì? Như tôi 1 học sinh khối khoa học tự nhiên đến khi đi làm không sử dụng bất kì kiến thức lý hóa gì thì nếu con gái theo khối khoa học xã hội sau này lại càng không. Thiết nghĩ, Bộ Giáo dục phải có chiến lược đào tạo rõ ràng tránh tràn lan, dàn trải. Các con học online rất mệt mỏi mà các môn cũng quá nặng và nhiều bài tập nữa...".
Cách để trẻ vừa học vừa chơi qua thiết bị điện tử Để xử lý tình trạng trẻ nghiện thiết bị điện tử, phụ huynh có thể áp dụng nhiều cách kiểm soát và kết hợp với hoạt động giáo dục. Chia sẻ với The NewYork Times , giáo sư tâm lý tại Đại học Stanford, chuyên gia về chứng nghiện - Keith Humphreys cho biết rất nhiều trẻ em, thanh thiếu niên sẽ phải...