Con em chúng ta có thực sự giỏi khi giấy khen phủ kín lớp học?

Theo dõi VGT trên

Hình ảnh lặp lại như mọi năm đó là ngập tràn giấy khen tại các lớp học, trường học mà phụ huynh đăng lên mạng xã hội để “khoe”. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu có đúng học sinh ngày càng học giỏi hay chuyện “lạm phát” giấy khen vẫng đang tồn tại nơi trường học?

Con em chúng ta có thực sự giỏi khi giấy khen phủ kín lớp học? - Hình 1

Hình ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội trong lớp chỉ có 1 học sinh không có giấy khen (Ảnh đã được làm mờ gương mặt học sinh so với bản gốc). Ảnh: TL

Giấy khen phủ kín lớp học

Cộng đồng mạng đang chia sẻ, xôn xao bàn luận về một bức ảnh chụp tại một lớp học tiểu học, điều đặc biệt trong bức ảnh đó là cả lớp học tất cả đều có giấy khen, chỉ duy nhất một học sinh không được. N.am s.inh ngồi bàn đầu không có tấm giấy khen, nét mặt có vẻ buồn bã. Hiện tại, chưa xác minh được nguồn gốc bức ảnh chụp ở trường nào, lớp nào, địa phương nào. Cũng chưa thể khẳng định, em học sinh không được giấy khen hay đây liệu có phải là hình ảnh được cắt ghép không.

Tuy nhiên đây không phải lần đầu xảy ra những chuyện tương tự. Năm học trước (2018 – 2019) tại một lớp học của một trường THCS (ở TP Vũng Tàu)- nơi có 42/43 học sinh giỏi trong một lớp, chỉ duy nhất một học sinh tiên tiến, cũng nhận được chú ý của dư luận.

Thời điểm hiện tại, nhiều trường học đã tổ chức bế giảng năm học 2019 – 2020, một năm học đặc biệt khi kéo dài tới tận 15/7 mới kết thúc, tức chậm hơn so với các năm trước khoảng 2 tháng. Một năm học mà học sinh nhiều nơi được nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài cả 3 tháng, học sinh học qua hướng dẫn của giáo viên, sử dụng phần mềm, ứng dụng học trực tuyến và học trên truyền hình. Dù gần như cả học kỳ II là học trực tuyến, song nhiều nơi đ.ánh giá năm học vẫn thành công, học sinh đầy đủ kiến thức và số lượng học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, tiên tiến không nhiều thay đổi so với năm học trước. Kết thúc năm học, nhiều phụ huynh hân hoan khi con có giấy khen, nhưng cũng không ít phụ huynh ngậm ngùi khi con không có giấy khen.

Phụ huynh Lê Thanh Thảo (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có con học tiểu học tâm sự: “Tôi vừa đi họp phụ huynh xong, cô giáo vui mừng thông báo dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, học sinh nghỉ nhiều, chuyển sang học online, làm phiếu bài tập… song kết quả cũng rất tốt, cả lớp đảm bảo kiến thức, hoàn thành tốt các môn học. Cả lớp chỉ có vài bạn không được giấy khen, còn lại là được nhận giấy khen (toàn diện hoặc từng môn). Tôi chỉ nghĩ giấy khen là để khích lệ là chính, song nếu vài bạn không được thì rõ ràng chưa đúng thực chất, cả lớp nhận giấy khen, bố mẹ vui mừng mà chỉ vài bạn không có dễ bị tổn thương khi trao quà, giấy khen, chụp ảnh”.

Video đang HOT

“Tôi cảm thấy không vui khi con được giấy khen, cũng chẳng buồn nếu con không được giấy khen vì tôi muốn con đi học được thoải mái vừa học vừa chơi và không cần hình thức danh hiệu. Thú thực, con năm nào cũng được giấy khen đến mức con cũng không vui sướng bởi con nhận ra trong lớp bạn nào cũng được và trong đó có cả những bạn học trung bình vẫn được “linh động” có giấy khen. Bên cạnh đó, tôi cũng không đồng tình với một số giáo viên, ban phụ huynh có sự phân biệt học sinh có giấy khen và không có giấy khen bằng cách đưa tất cả các con lên chụp ảnh, những bạn không được ngồi dưới buồn bã. Những học sinh trung bình không có quà, không có sự động viên, khích lệ nào”, phụ huynh Việt Cường (Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.

Chỉ là bệnh thành tích?

Theo ghi nhận, hiện nay không chỉ việc “hào phóng” ban phát giấy khen học sinh sau một năm học, tại nhiều trường học ở thành phố cũng tổ chức rất nhiều cuộc thi, câu lạc bộ và có chấm thi, tổ chức trao giải, giấy chứng nhận cho học sinh để phụ huynh “mát mặt” đăng lên mạng xã hội để khoe. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng thúc ép con đi thi các cuộc thi để cốt có giải, cộng điểm trong chuyển cấp khiến học sinh dù không muốn vẫn cứ phải đi thi, kết quả không được như mong muốn lại thành áp lực, chán nản… Nhắc đến chuyện danh hiệu, giấy khen, không ít phụ huynh ngao ngán trước thực trạng “bệnh thành tích” hiện nay.

Chia sẻ về một phần nguyên nhân vì sao học sinh hiện nay có phần được “ưu ái” hơn trước khi có học bạ “đẹp” và nhận nhiều giấy khen, lãnh đạo một Trường THCS&THPT tại Hà Nội (không nêu tên) cho biết: “Ngoài áp lực về chỉ tiêu phải đạt trong năm học, có một số giáo viên vì “thương” học sinh nên đã có mong muốn học sinh có được điểm cao, xếp loại học lực khá – giỏi để các em có được lợi thế trong các cuộc thi, xét tuyển đầu cấp, thậm chí là vào đại học, cao đẳng. Do đó, cũng nên xóa bỏ cách tuyển sinh dựa trên học bạ, điểm phổ thông để học sinh có cơ hội như nhau trong tuyển sinh”.

Công tác lâu năm trong ngành giáo dục, chỉ ra một thực tế việc “lạm phát giấy khen, danh hiệu” dành cho học sinh ở nhiều trường học hiện nay là “ảo”, GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội khuyến học Việt Nam cho biết, một lớp học mà chỉ có một vài em không được tiên tiến, hoặc cả lớp giỏi mà có một hai em chỉ tiên tiến cho thấy không đúng thực chất, kể cả học trường chuyên, lớp chọn. Một lớp học, bao giờ cũng có học sinh giỏi, khá và cả trung bình, khá và giỏi hết là bất thường, biểu hiện của “bệnh thành tích” trong ngành giáo dục từ lâu nay dù nỗ lực nhưng vẫn chưa xóa được.

Cũng theo vị Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam: “Bệnh thành tích không phải bây giờ, mà đã có từ trước và đến nay càng phổ biến, hàng năm đều tăng số lượng học sinh khá, giỏi. Chất lượng ảo, chưa đúng thực chất còn tạo ra hệ lụy, các em không học tốt thật sự vẫn được khen, thưởng đã mất dần ý chí ham học, phấn đấu”.

Bộ GD&ĐT đang Dự thảo Thông tư quy định Đ.ánh giá và xếp loại học sinh tiểu học. Dự thảo áp dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới kế thừa quan điểm “đ.ánh giá vì sự tiến bộ của học sinh” của Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT. Theo đó, công tác đ.ánh giá cần coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. “Không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh”, dự thảo Thông tư quy định.

"Trẻ học không giỏi lớn lên sẽ lãnh đạo bạn học giỏi: Ít lắm!"

Bỗng dưng nhà nhà sợ nhận học giỏi và học kém lại có chuyện để kể. Hiện tượng rộ lên trong những ngày gần đây, khi thời điểm kết thúc năm học cận kề, gợi ra nhiều suy nghĩ trái ngược nhau.

Những hình ảnh cả lớp được nhận giấy khen, chỉ chơ vơ một vài học sinh không có, dù chưa rõ ràng về nguồn gốc nhưng đang thu hút sự bàn tán của các phụ huynh và những người quan tâm tới giáo dục. Bày tỏ ý kiến về vấn đề này, anh Nguyễn Đức Sơn cho rằng không nên có cái nhìn khiên cưỡng. Dưới đây là ý kiến của anh Sơn.

Trẻ học không giỏi lớn lên sẽ lãnh đạo bạn học giỏi: Ít lắm! - Hình 1

Có giấy khen không đồng nghĩa học giỏi và chẳng liên quan gì sau này ra đời sẽ thành công. Nhất là nền giáo dục mắc bệnh nan y về cuồng thành tích. Nhưng đừng vì thế mà kết luận tất cả các em có giấy khen đều gà công nghiệp.

Học giỏi không có nghĩa làm giỏi. Nhưng học giỏi thật sự không dễ đâu. Đầy doanh nhân xuất sắc mình biết hồi học sinh học rất giỏi. Không có giấy khen không có nghĩa khi nào cũng kém. Nhưng đừng vì bệnh thành tích của những giấy khen mà bỗng dưng gán đủ thứ hay ho cho người ngồi tay không. Khiên cưỡng hết sức.

Sau này em học kém sẽ làm chủ và đi thuê mấy em học giỏi? Cũng có đầy.

Nhưng mặc nhiên kết luận em không giấy khen sau này sẽ làm chủ nghe buồn cười quá!

Với cá nhân nào đó thì vẫn đúng đấy nhưng tôi không tin số đông học kém ra đời sẽ thành công hơn học giỏi.

Quan điểm cá nhân của một người cấp 1 và cấp 2 học dốt đến trung bình. Chưa bao giờ được bằng khen.

Nhớ lại hồi đó, tôi chẳng bị kỳ thị gì cả. Chỉ có điều vì kém nên tôi luôn có cảm giác tự ti và không vui khi đến lớp.

Tôi ước giá như hồi đó mình đừng học dốt như vậy.

Bỏ qua những chiếc giấy khen. Tôi thích những người học giỏi thật sự. Giỏi thật sự rõ ràng họ thông minh hơn tôi.

Cho dù vào đời có người thành công, có người không.

Phản đối bệnh thành tích tệ hại là đúng rồi. Nhưng vô tình cổ vũ cho những em lười học cũng chẳng hay gì.

Nguy hiểm hơn là các bạn non nớt nghĩ rằng chả cần học đâu lớn lên giỏi là làm ông chủ thôi.

Vĩ nhân thì đúng là không phụ thuộc mấy vào trường học. Nhưng 99.99% nhân loại là người thường mà.

Học giỏi thật sự - nên tự hào. Nhưng đừng mặc định học giỏi sẽ thành công. Học không giỏi, cũng bình thường.

Nhưng đừng mặc định cho trẻ học không giỏi lớn lên sẽ lãnh đạo bọn học giỏi. Ít lắm, trừ khi có tài đặc biệt nào đấy.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trò hề "tẩy trắng" của nữ diễn viên gen Z sau khi l.ộ c.lip bóc bộ mặt thật
06:25:18 16/06/2024
Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!
06:29:24 16/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!
06:32:42 16/06/2024
Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?
06:42:46 16/06/2024
Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ
06:41:58 16/06/2024
Siêu phẩm trinh thám đứng top 1 rating cả nước suốt 4 tuần, dàn cast diễn đỉnh khó tin gây ám ảnh tột độ
06:03:30 16/06/2024
Những loài động vật có khả năng dự đoán thời tiết, thiên tai
01:24:30 16/06/2024
Điều bí ẩn nhất trong MV mới của Sơn Tùng
06:43:05 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cách xây bể phốt đúng tiêu chuẩn

Sáng tạo

08:38:20 16/06/2024
Bể phốt là một hạng mục vô cùng quan trọng khi xây nhà, vậy khi xây dựng bể phốt cần phải lưu ý gì và xây dựng bể phốt thế nào cho đúng tiêu chuẩn?

Chúng tôi bị mắng "giàu có mà để mẹ ngủ ngoài hiên giữa đêm khuya", mẹ chồng liền đưa ra cuốn sổ chứa 7 tỷ khiến cả họ kinh ngạc

Góc tâm tình

08:25:36 16/06/2024
Tại sao mẹ chồng lại phải sống khổ thế? Sau ngày bố chồng mất, nhiều lần chúng tôi mời bà đến sống cùng để thuận tiện chuyện cơm nước và trông coi.

Tỉnh Rostov ở Nga bị hàng chục UAV của Ukraine tấn công ồ ạt

Thế giới

08:20:36 16/06/2024
Theo Bộ này, phòng không Nga đã b.ắn hạ 70 UAV ở tỉnh Rostov, 6 chiếc ở tỉnh Voronezh, 6 chiếc ở tỉnh Kursk, 2 chiếc ở tỉnh Belgorod, 2 chiếc ở tỉnh Volgograd và một chiếc ở bán đảo Crimea.

Cánh gà đừng rán hay chiên mắm, nấu thế này vừa ngon lại vô cùng hợp vị trong bữa cơm mùa hè

Ẩm thực

08:19:36 16/06/2024
Vào mùa hè nóng nực, lựa chọn phương pháp nấu ăn này không chỉ có thể giữ được chất dinh dưỡng của món ăn mà còn tránh được cảm giác khó chịu do khói dầu gây ra.

'Anh Trai' Lou Hoàng ra mắt MV được ấp ủ 4 năm

Nhạc việt

08:12:36 16/06/2024
Đây là dự án trở lại được Lou Hoàng ra mắt trước thềm chinh chiến tại chương trìnhAnh Trai Say Hi sắp tới. Đặc biệt, nam ca sĩ còn tái hợp cùng Xoài Non sau dự án Bắt Cóc Con Tim gặt hái được nhiều thành công vào năm 2022.

Code Đấu Phá Mobile Funtap mới nhất và cách nhập

Mọt game

08:10:02 16/06/2024
Đấu Phá Mobile: Tam Niên Chi Ước là tựa game hành động nhập vai dựa trên IP Đấu Phá Thương Khung huyền thoại, có bản quyền chính thức và được Funtap phát hành tại Việt Nam.

Chân dung t.iền đạo gây sốt tại Euro 2024 vì quá điển trai: Chị em xem xong đều nhất loạt thành fan của Tây Ban Nha

Sao thể thao

07:27:39 16/06/2024
Trong trận đấu tâm điểm giữa Tây Ban Nha và Croatia tại vòng bảng Euro 2024 vào đêm 15/6, t.iền đạo đội trưởng Alvaro Morata chính là cái tên đã gỡ nút thắt với bàn thắng tinh tế ở phút 29

Tử vi ngày 16/6/2024: Ba con giáp rớt đài, tài lộc tiêu hao, cuối tuần ảm đạm

Trắc nghiệm

07:21:18 16/06/2024
Nguy cơ đang rình rập ba con giáp này trong ngày mới (16/6/2024). Bạn làm gì cũng cần cẩn thận nếu không muốn vướng vào rắc rối, mâu thuẫn.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 75: Hân bắt đầu rung rinh trước sự quan tâm của chồng cũ

Phim việt

06:52:06 16/06/2024
Với kế hoạch cua lại vợ cũ , lần này Đức Anh chuyển chiến thuật, mua thức uống bổ dưỡng gửi đến cho Hân. Có vẻ như chiến thuật của Đức Anh đang đi đúng hướng và Hân không còn quá căng thẳng với anh như trước nữa.

Lo 'bị lỗ' khi lên hình, 'Vàng Anh' Minh Hương giảm liền 10kg, giữ dáng thon gọn nhờ bí quyết này

Làm đẹp

06:47:38 16/06/2024
Vàng Anh Minh Hương không chỉ là diễn viên, cô còn là một BTV, MC trên sóng truyền hình. Ở t.uổi 39, người đẹp vẫn giữ được sắc vóc trẻ trung nhờ giảm cân khoa học

Taylor Swift và màn trình diễn ấn tượng tại The Eras Tour

Nhạc quốc tế

06:42:42 16/06/2024
So với buổi biểu diễn hoàn hảo mở màn tour Eras tại Arizona, Mỹ vào tháng 3 năm ngoái, các buổi diễn gần đây của Taylor Swift từ ngày 7 đến ngày 9/6 tại Scotland vừa qua còn nhận được đ.ánh giá cao hơn nữa.