Coi trọng môn Ngoại ngữ, tại sao thi vào lớp 10 chỉ nhân hệ số 2 với Toán, Văn?
Là phụ huynh có con đang ở giai đoạn ôn thi vào 10, tôi đề xuất năm học sau sẽ có sự thay đổi để Ngoại ngữ ngang hàng Toán, Văn trong tính điểm.
Từ năm học 2020-2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT nên đã có một số thay đổi so với trước đây.
Theo hướng dẫn của Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT, môn Ngoại ngữ đã có vị thế ngang hàng với môn Ngữ văn và môn Toán trong việc xếp loại, công nhận danh hiệu học tập cho học sinh.
Tuy nhiên, kỳ thi tuyển sinh ở năm học 2021 – 2022 vừa qua và kể cả kỳ thi tuyển sinh 10 cho năm học 2022 – 2023 tới đây của Hải Phòng vẫn tính điểm hệ số 2 đối với môn Văn và Toán, còn môn Ngoại ngữ thì tính điểm hệ số 1 như trước đây.
Cụ thể, mới đây nhất, theo phương thức tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2022 – 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, các thí sinh đăng ký dự thi vào trường trung học phổ thông công lập (trừ Trường chuyên Trần Phú) phải dự thi 3 bài thi: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ.
Trong đó, phương thức xét tuyển sẽ được tính theo công thức: Bài thi Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận và hệ số điểm bài thi là 2; Bài thi Ngoại ngữ theo hình thức trắc nghiệm và hệ số điểm bài thi là 1.
Về quy định trên, một số ý kiến cho rằng xu hướng phát triển của xã hội hiện nay hướng tới hội nhập và môn Ngoại ngữ là hành trang thiết yếu của quá trình này.
Việc giữ nguyên cách tính điểm hệ số 2 với môn Ngữ Văn, Toán vô tình khiến học sinh học lệch và hạn chế sự phát triển của môn Ngoại ngữ.
Tuy nhiên, thực tế ở Hải Phòng hay nhiều địa phương khác, môn Ngoại ngữ sẽ khó có vị thế ngang hàng với môn Ngữ Văn và Toán khi hệ số điểm bài thi đến kỳ thi vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022 – 2023 vẫn giữ nguyên như cũ.
Học sinh tham gia Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2021 – 2022 (Ảnh: LT)
Video đang HOT
Cô P.H.Y, giáo viên dạy môn tiếng Anh tại khối trung học cơ sở chia sẻ: “Khi xã hội phát triển, môn Ngoại ngữ đã trở thành hành trang không thể thiếu đối với học sinh.
Tại các cuộc thi tuyển đầu vào trung học phổ thông, đại học đều có điều kiện ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ. Điều này thể hiện rất rõ vị thế của môn học này.
Dù còn nhiều khó khăn và thách thức đối với học sinh và giáo viên nếu thay đổi hệ số thi nhưng nếu không dám làm thì đến bao giờ mới có kết quả?
Ngoại ngữ không chỉ quan trọng khi học phổ thông mà còn góp % thành công cao hơn khi đứng trước cơ hội vào trường đại học tốt hơn hay một công việc tốt với mức lương lý tưởng hơn.
Mới đây vào tháng 5/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã có tờ trình gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong xét tuyển học sinh vào lớp 10 từ năm học 2022 – 2023.
Theo tờ trình, thí sinh có một trong các ngoại ngữ quốc tế (giống hoặc khác với môn ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông) hợp lệ, có giá trị sử dụng ít nhất đến ngày tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 và đạt mức điểm tối thiểu theo quy định được tính tương đương điểm 10 cho môn ngoại ngữ trong bài thi tổ hợp.
Chia sẻ quan điểm với Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, anh Đức (ở quận Lê Chân) cho biết: “Tạo nền tảng môn Ngoại ngữ sớm cũng quan trọng như hai môn chính còn lại.
Thay vì lên cấp 3 mới gấp rút học ôn các chứng chỉ Ngoại ngữ với chi phí hàng chục triệu đồng mà còn rất khó khăn thì tại sao không để môn học này được chú trọng phát triển sớm từ cấp 2.
Khi yêu cầu hệ số điểm tăng lên, học sinh và giáo viên sẽ chú trọng ôn luyện và có nền tảng tốt hơn.
Học sinh hoàn toàn có thể hoàn thành chứng chỉ ở mức độ phù hợp ngay từ học trung học cơ sở và tăng hạng dần ở các cấp học tiếp theo.
Là một phụ huynh có con đang ở giai đoạn ôn thi vào 10, tôi đề xuất năm học sau sẽ có sự thay đổi về hệ số thi như nâng hệ số đối với môn Ngoại ngữ hoặc lược bỏ phần hệ số để học sinh học đều các môn, đảm bảo có hành trang tốt nhất khi lên cấp học mới”.
Việc thay đổi hệ số điểm bài thi môn Ngoại ngữ ngang với môn Ngữ Văn và Toán còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Ảnh: LT)
Một số ý kiến lại có quan điểm, thay đổi hệ số điểm bài thi môn Ngoại ngữ ngang với môn Ngữ Văn và Toán còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm của từng địa phương, tố chất về môn học này của mặt bằng chung học sinh.
Một giáo viên trung học cơ sở ở Hải Phòng (nhân vật xin được giấu tên) chia sẻ quan điểm: “Theo tôi việc thay đổi hệ số điểm bài thi cho môn Ngoại ngữ còn tuỳ thuộc vào đặc trưng của địa phương.
Ở Hải Phòng, việc áp dụng hệ số điểm như cũ vẫn hợp vì môn Ngoại ngữ không phải lợi thế của đa số học sinh địa phương.
Nếu để 3 môn có hệ số điểm như nhau thì học sinh sẽ phải đi học tiếng Anh nhiều thêm, áp lực học tập tăng.
Thực tế các môn Ngữ Văn, Toán, học sinh có thế tự học rất tốt còn khả năng tự học Ngoại ngữ có phần yếu hơn.
Ví dụ, theo kết quả thi vào 10 trung học phổ thông những năm qua không khó để thấy, điểm Ngữ văn của nhiều học sinh không cần học thêm vẫn cao.
Còn với môn Ngoại ngữ, nếu học sinh không có tố chất thì rất khó để tự học và đạt được số điểm mong muốn”.
Đồng quan điểm trên, chị V.H.A (trú tại quận Lê Chân, Hải Phòng) cho biết: “Việc giành lợi thế ở môn Ngữ văn và Toán sẽ dễ dàng hơn với môn Ngoại ngữ.
Con tôi cũng đang ở giai đoạn cuối cấp, nếu có sự thay đổi về hệ số các con phải ôn luyện tăng thêm sẽ rất vất vả. Đặc biệt, với những con không có thế mạnh ngoại ngữ sẽ thiệt thòi hơn nhiều”.
Hà Nội chưa có phương án cụ thể về số môn thi vào lớp 10 công lập
Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, chưa trình UBND thành phố phương án thi vào lớp 10 công lập năm học 2022 - 2023.
Hà Nội chưa có phương án về số môn thi cụ thể vào lớp 10 công lập năm học 2022-2023.
Theo đó, phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập là thi tuyển với 3 môn cố định đã được quy định trong kỳ thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Sở GD&ĐT đang cân nhắc để trình phương án của kỳ thi này lên UBND thành phố. Theo kế hoạch, số môn thi cụ thể vào lớp 10 sẽ được công bố trong tháng 3/2022.
Để tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2022-2023, TP Hà Nội vẫn thực hiện phương thức xét tuyển theo tuyến tuyển sinh do UBND quận, huyện, thị xã quy định.
Các giải pháp tiếp tục được thành phố triển khai gồm: Tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, tăng số học sinh học 2 buổi/ngày; đồng thời, giảm số học sinh trái tuyến, giảm số học sinh/lớp.
Trong năm học 2022-2023, các trường học trên địa bàn TP Hà Nội sẽ tuyển khoảng 110.000 trẻ nhà trẻ; 415.000 trẻ mẫu giáo; 140.000 học sinh lớp 1 và 151.000 học sinh lớp 6.
Năm 2021, Hà Nội có khoảng hơn 93.300 thí sinh dự tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Tuy nhiên, chỉ có 67.446 suất vào lớp 10 công lập. Năm nay, dự kiến sẽ có khoảng 100.000 thí sinh tham gia kỳ thi này.
Trước đó, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, nếu học sinh trở lại trường và kỳ thi tổ chức được thì tháng 3/2022 Sở sẽ công bố môn thi thứ tư vào lớp 10.
"Việc này nhằm để việc học được diễn ra bình thường, đảm bảo chất lượng các môn học", ông Tiến nói.
Nam Định: Thí sinh thi vào lớp 10 năm 2022 với ba môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ Bài thi môn Ngoại ngữ theo hình thức tự luận kết hợp trắc nghiệm với thời gian làm bài 60 phút. Thí sinh có thể lựa chọn một trong ba thứ tiếng gồm Anh, Pháp hoặc Nga. Năm 2022, Nam Định tuyển sinh vào lớp 10 THPT với 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Thi 3 môn vào lớp 10 Mới...