Học tập không bao giờ có dấu chấm hết

Theo dõi VGT trên

Mới đây, tôi có được tham dự một cuộc sinh hoạt của nhóm phụ huynhHà Nội. Nhiều cha mẹ trong nhóm này bày tỏ nỗi lo lắng khi con học lớp 9 chuẩn bị thi vào lớp 10.

Học tập không bao giờ có dấu chấm hết - Hình 1

Học sinh phổ thông thi vào lớp 10. Ảnh minh họa

Họ nói “cuộc chiến” vào lớp 10 của học sinh còn kinh khủng hơn cuộc chiến vào đại học.

Một bà mẹ có con học lớp 9 tâm sự rằng: Nếu con tôi trượt đại học, cháu có thể đi học nghề, chuyển nguyện vọng sang trường khác, hoặc sang năm thi lại. Nhưng nếu cháu không được vào lớp 10, cháu chẳng biết sẽ làm gì. Thế nên, gia đình đang tính toán để cháu học ngày đêm, mời rất nhiều giáo viên kèm cho cháu. Cháu sẽ học thuộc các bài văn mẫu, làm đi làm lại các đề để bảo đảm cháu đỗ được. Bà mẹ này còn tính rằng: Cháu sẽ vào học ở một trường tốp dưới, hết học kì I, gia đình sẽ tính kế để chuyển trường thuộc tốp cao cho con.

Ham muốn của phụ huynh…

Hiện trạng nhiều phụ huynh chỉ muốn con vào trường THPT đã dẫn đến sự quá tải trong học tập, học không đúng cách, tốn kém tiền của và những sai lầm trong hệ thống. Chẳng hạn, các trường học tốp đầu luôn quá tải, số lượng học sinh cao hơn mức cho phép. Tâm lí học lớp kém, trường kém khiến cả nhà giáo dục và học sinh, phụ huynh đều tiêu cực, không tự tin trong giảng dạy và xác định mục tiêu của nhà trường. Trường tốp dưới còn bị coi là chỗ trú chân của những học sinh con nhà “có điều kiện”, để từ đó họ có thể xin chuyển sang trường cao hơn.

Điều đáng lo lắng là tâm lí thi cử, cố học bằng được đã dẫn đến học sinh phải học bằng những cách sai lầm. Một phụ huynh chia sẻ rằng, con chị phải thức đến 2 giờ sáng để học thuộc lòng văn mẫu, làm hàng trăm đề kiểu “nhai đi nhai lại” đến thuộc.

Cả khoa học lẫn thực tế đều cho thấy, việc luyện thi để đỗ có thể giúp học sinh đạt được mục tiêu thi cử nhưng không có mấy ý nghĩa với việc học của họ. Học thuộc lòng thì thường dễ quên. Việc muốn con được điểm cao khiến cha mẹ nghĩ đến nhiều phương án như: Bắt con đi học thêm, nhờ vả giáo viên ưu ái, rồi gian lận thi cử… Dẫn đến, đứa trẻ không học được những kiến thức, kĩ năng cần thiết. Việc học thụ động lâu ngày, lại đúng vào thời điểm trẻ đang hoàn thiện tâm lí sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Trẻ dễ mắc những hội chứng tâm lí căng thẳng, sợ học, học đối phó, lớn lên, trẻ không học được cách học thì khó có thể học lâu dài, thiếu tự chủ …

… con trẻ nản chí

Mỗi lần về quê, được thanh bình ngắm gà, ngắm bò, ngắm vườn thì ta sẽ cảm thấy thư thái. Nhưng cứ nghe chuyện của người già, người trẻ thì thấy ta lo lắng mỗi năm lại tăng lên. Chuyện đây:

Thằng cháu đã chính thức bỏ học sau mấy năm cứ hành bố mẹ nó lúc lêu lổng, lúc học kém. Nhưng giờ bố mẹ nó còn lo hơn nhiều. Nó đi làm được mấy ngày thì lại bỏ về nhà. Nó nằm dài ra. Nó than thở. Giá nó bỏ học, nó đi làm được thì cũng là việc tốt. Vì ai cũng phải đi làm. Làm sớm hay làm muộn, đều là đi làm cả thôi. Nhưng nó bỏ học mà không biết làm gì. Nó đi học thì nhà nó còn bấu víu niềm tin là có nhà trường, thầy cô quản nó. Nhưng giờ thì có ai đâu.

Video đang HOT

Trường nó đã dạy cái gì mà nó chán học, sợ học từ lớp 8, lớp 9. Nó đi học cho có chứ sểnh ra là nó điện tử, bỏ học chơi với bạn. Lớp nó có nhiều đứa như nó. Chúng nó chả thiết tha gì với việc học ngoài chuyện đến lớp có bạn có bè. Còn tiền cha mẹ thì vẫn xin đều đều. Ước mơ của nó bố mẹ nó nai lưng ra nuôi.

Trường học đã dạy gì cho nó mà giờ đến 17 tuổi nó chả biết phải làm gì để sống. Nó cũng chả nghĩ đến mẹ nó, bố nó bỏ cả việc để về. Lo mấy cũng thở dài nhìn nhau. Ngay cả khi kiếm được việc làm, nó cũng chẳng đủ sức khỏe, trách nhiệm để mà đảm nhận. Còn kĩ năng nghề, nó có chứng nhận nghề phổ thông, bọn trẻ tốt nghiệp lớp 9 đều có.

Vườn nhà: Nó bỏ trống

Ao nhà: Không có cá bơi

Ruộng nhà: Nó cũng để người khác cấy.

Quê có mẹ con nhà bò với đôi mắt ướt đen to nằm bên nhau.

Quê có đôi con gà thơ thẩn bới đất. Chẳng cần tìm giun. Chúng đã có cám ăn sẵn.

Lúc này đây, biết câu chuyện trên, chúng ta có suy tư gì. Ước gì chúng ta hành động, cần một cú hích để ai cũng tỉnh ra, học cái gì để tương lai con trẻ biết chăm lo cho mảnh vườn, ao cá, mái nhà…; Dạy cái gì cho thanh niên để chúng không chán. Chúng không thương vay khóc mướn mấy nhân vật trên tivi, trên mạng xã hội… Chúng đừng thôi học chỉ vì dịch chuyển nỗi chán chường, chúng không cố học chỉ vì sẽ được lên lớp, sẽ không phải làm việc nhà… Người lớn chúng ta cũng cần học để chúng ta ứng xử, hành động có ích hơn đối với việc học của con mình. Sự học như thế có áp lực quá không? Có xứng là “học tập không bao giờ có dấu chấm hết”.

Xét tuyển đại học, không chỉ trông chờ vào thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

Thay đổi cách tuyển sinh đại học cũng là cách lựa chọn được nhân tài, chúng ta không thể cứ làm mãi theo kiểu cũ bởi thế giới hiện nay đã thay đổi rất nhiều.

Kì tuyển sinh đại học năm nay, sau khi có một số trường hợp thí sinh đạt đến 29,5 điểm vẫn trượt, nhiều người ngỡ ngàng vì điểm thi quá cao mà vẫn không đỗ. Nghịch lý này khiến nhiều người đặt vấn đề: Có phải đề thi quá dễ đến nỗi không phân loại được thí sinh trung bình, khá, giỏi?

Những năm gần đây, năm nào cũng có chuyện thí sinh thi 3 môn đạt 30 điểm vẫn trượt đại học. Nguyên nhân có thể kể đến việc sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông để xét tuyển đại học chưa thật sự phù hợp để phân loại học sinh. Bởi lẽ đây thực chất là kì thi sử dụng chỉ cho mục đích tốt nghiệp.

Trong khi đó tổ chức một kỳ thi tuyển sinh đại học riêng vừa tốn kém, vừa đòi hỏi kỹ thuật cao, trong khi tính hiệu quả chưa có gì đảm bảo. Vì vậy, việc các trường dè dặt, chưa dám tổ chức một kỳ thi riêng, có quy mô đủ lớn là điều dễ hiểu.

Xét tuyển đại học, không chỉ trông chờ vào thi tốt nghiệp Trung học phổ thông - Hình 1

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Ngọc - Cựu giáo chức Trường Trung học phổ thông Thăng Long (Hà Nội). Ảnh: Tùng Dương.

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Ngọc - Cựu giáo viên Trường Trung học phổ thông Thăng Long (Hà Nội), về vấn đề này, thầy Ngọc nêu quan điểm:

"Theo tôi, việc các trường đại học sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông để xét tuyển tuy còn một số bất cập nhất định, nhưng vì hệ số "an toàn" cao hơn cho việc tuyển sinh được đủ chỉ tiêu, nên nhiều trường vẫn chọn phương thức này dù đã được giao quyền tự chủ trong công tác tuyển sinh.

Tôi được biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích các trường đại học, ngành học có mức cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn.

Ngay như Đại học Quốc gia Hà Nội, và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng có tổ chức thi đánh giá năng lực mà tôi cho việc này rất tốt, mỗi thí sinh sẽ làm một đề riêng biệt trên máy tính, được bố trí giờ làm bài thi khác nhau. Quy trình xây dựng câu hỏi thi chuẩn hóa ở các mức độ khác nhau đảm bảo sự tương đương giữa các đề thi.

Theo tôi kết quả kì thi năng lực này có độ tin cậy, phân hóa khi đánh giá theo ba nhóm năng lực theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục trung học phổ thông: Sáng tạo và giải quyết vấn đề; Tư duy toán học, Ngoại ngữ, xử lý số liệu, khám phá và vận dụng khoa học xã hội, tự nhiên, công nghệ.

Thí sinh có năng khiếu gì nổi trội sẽ thể hiện ngay trong bài thi đánh giá năng lực này, các trường đại học có chuyên ngành nào thì có thể căn cứ vào kết quả đánh giá phần đó trong bài thi, để tuyển chọn học sinh cho phù hợp với trường của mình.

Theo tôi, kỳ thi đánh giá tư duy, năng lực có nhiều thách thức hơn so với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, với phổ điểm phân bố theo chuẩn, có độ phân hóa cao phục vụ tốt công tác tuyển sinh đại học theo các nhóm ngành khác nhau.

Ngoài ra các trường đại học có thể sử dụng kết quả của các kì thi đã chuẩn hóa quốc tế, ví dụ như kì thi IELTS, iBT, SAT,...những điểm thi đó có thể làm căn cứ để xét tuyển.

Và để tập trung, tránh tốn kém thì các trường đại học nên sử dụng chung kết quả của nhau. Đặc biệt, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực của mình, các trường đại học khác cũng có thể dùng kết quả đó sử dụng để tuyển sinh, đây sẽ là giải pháp ổn định và lâu dài cho công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng".

Xét tuyển đại học, không chỉ trông chờ vào thi tốt nghiệp Trung học phổ thông - Hình 2

Theo thầy Ngọc: "Cần xóa bỏ việc chỉ trông chờ vào điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông để tuyển sinh vào đại học, bởi hiện nay không ít học sinh có nhiều thành tích, nhiều hoạt động thiết thực còn hơn cả 30 điểm thi". Ảnh minh họa: Tùng Dương.

Thư giới thiệu của thầy cô cũng là một lựa chọn

Theo thầy Ngọc: "Một hình thức nữa mà được biết mấy năm gần đây, đó là thầy cô giáo cấp trung học phổ thông viết thư giới thiệu học sinh của mình với một số trường đại học. Có thể nói đây là những ý kiến, xác nhận rất quý bởi chính những thầy cô đó đã "theo" học trò suốt mấy năm liền nên rất hiểu năng lực cũng như tố chất của từng em.

Hồ sơ gửi các trường đại học tất nhiên là có kèm theo bảng điểm học bạ, nhưng qua những lá thư giới thiệu đó, các trường đại học có thể nắm bắt được em học sinh này có tố chất về chế tạo kĩ thuật, hoặc có thiên hướng về nghiên cứu khoa học, hoặc nhiều lĩnh vực khác,...mà nếu chỉ dựa vào điểm bài thi tốt nghiệp Trung học phổ thông thì không thể bộc lộ được hết những ưu điểm đó. Điều này cũng góp phần nâng cao vị thế, uy tín của người thầy qua những lá thư giới thiệu đó".

Thầy Ngọc cho biết: "Hiện nay không hiếm những trường hợp học sinh phổ thông, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô đã chế tạo ra được một số máy móc đơn giản phục vụ nông nghiệp, chăn nuôi,...đó là những học sinh có thiên hướng về kỹ thuật, vậy nên những lá thư giới thiệu đó có thể nói rất quý hơn rất nhiều lần bài thi, và cũng rất chính xác. Với những học sinh như vậy được các trường đại học chú trọng đào tạo theo thiên hướng, thì đó sẽ là những nhân tài cho đất nước. Theo tôi đây cũng là một kênh xét tuyển mà các trường nên áp dụng.

Cần xóa bỏ việc chỉ trông chờ vào điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông để tuyển sinh vào đại học, bởi hiện nay không ít học sinh có nhiều thành tích, nhiều hoạt động thiết thực còn hơn cả 30 điểm thi.

Thầy cô, học sinh và cả cha mẹ các em từ nay dần phải thay đổi cách dạy, cách học, cũng như các em học sinh phải tự mình chuẩn bị hành trang vào đời, không phải chỉ đi học thêm mấy lớp, rồi học suốt ngày đêm để có 30 điểm, việc học và thi như vậy theo tôi đã quá lỗi thời, không đánh giá được thực chất năng lực của học sinh.

Các trường đại học cũng cần đổi mới nhiều phương thức xét tuyển, có như vậy mới xứng đáng là nơi đào tạo nguồn nhân tài, mới giải thích được hiện tượng: Tại sao trên thế giới có những người đang ở tuổi vị thành niên nhưng đã có những phát minh lớn có ích cho nhân loại; Đã có thể đủ trình độ vào học bậc đại học, thậm chí có những đề tài tầm Tiến sĩ.

Thay đổi cách tuyển sinh đại học cũng là một cách lựa chọn nhân tài, chúng ta không thể làm theo kiểu cũ được nữa bởi thế giới đã thay đổi, chúng ta phải theo nhu cầu của thời đại, đây là một xu thế tất yếu cần phải thay đổi. Vậy nên các trường đại học của ta cần phải có nhiều phương án xét tuyển, với những em học sinh quá xuất sắc cần phải được nhìn nhận đúng".

Trả lời trên tienphong.vn, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết các phương thức tuyển sinh gồm 3 phương thức: xét hồ sơ tài năng; xét tuyển theo phương thức thi Trung học phổ thông với tỷ lệ hạn chế hơn và xét kết quả thi đánh giá tư duy.

Phó giáo sư Nguyễn Phong Điền lưu ý thí sinh một điểm mới của phương thức tuyển sinh vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022 là ưu tiên tỷ lệ tuyển sinh cho kỳ thi riêng - Kỳ thi đánh giá tư duy. Năm 2022, kỳ thi được mở rộng, chuẩn bị kỹ lưỡng về cấu trúc đề thi cùng các điều kiện tổ chức.

Ông Điền cũng khẳng định chắc chắn cấu trúc đề thi không khuyến khích học tủ, học lệch, học thêm. Hiện nay, đã có 8 trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy để xét tuyển năm 2022.

Phó giáo sư Nguyễn Phong Điền cho biết dự kiến sẽ có thêm một số trường đại học nữa lấy kết quả của kỳ thi này xét tuyển nhằm giảm áp lực số lần thi và di chuyển cho thí sinh (1).

1. https://tienphong.vn/nhung-thong-tin-moi-nhat-ve-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2022-post1398994.tpo

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Xót xa vụ tài xế xe buýt ở TPHCM đột quỵ, qua đời khi chờ đèn đỏ: Có biểu hiện đau đầu nhưng cố gắng chạy nốt chuyến xe cuối cùngXót xa vụ tài xế xe buýt ở TPHCM đột quỵ, qua đời khi chờ đèn đỏ: Có biểu hiện đau đầu nhưng cố gắng chạy nốt chuyến xe cuối cùng00:53Clip 32 giây ghi lại cảnh cô dâu tiễn bạn đi đám cưới về khiến ai xem cũng lẫn lộn cảm xúcClip 32 giây ghi lại cảnh cô dâu tiễn bạn đi đám cưới về khiến ai xem cũng lẫn lộn cảm xúc00:32Hơn 1 triệu người bật cười trước biểu cảm "chán chẳng buồn nói" của 2 vợ chồng già khi thấy vị khách lạ xuất hiện trong bữa cơm tốiHơn 1 triệu người bật cười trước biểu cảm "chán chẳng buồn nói" của 2 vợ chồng già khi thấy vị khách lạ xuất hiện trong bữa cơm tối02:15Vụ cô gái đốt cháy đồ ném vào thang máy chung cư: Có hành động khó tin khiến công an phải quấn chăn đưa về trụ sởVụ cô gái đốt cháy đồ ném vào thang máy chung cư: Có hành động khó tin khiến công an phải quấn chăn đưa về trụ sở01:37Chàng trai nghèo chăn 3.000 con vịt ở Sóc Trăng, "đổi đời" khó tin nhờ rủ bà hàng xóm làm 1 việcChàng trai nghèo chăn 3.000 con vịt ở Sóc Trăng, "đổi đời" khó tin nhờ rủ bà hàng xóm làm 1 việc10:10Đặt camera giấu kín trong cửa hàng tiện lợi, nữ nhân viên rợn người vứt bỏ ngay 1 thanh kẹo được khách choĐặt camera giấu kín trong cửa hàng tiện lợi, nữ nhân viên rợn người vứt bỏ ngay 1 thanh kẹo được khách cho01:24Thầy giáo ở Quảng Ngãi giải thích lý do chạy dọc hành lang khi nhận kết quả của học sinh: 10 bài dự thi đều có giải!Thầy giáo ở Quảng Ngãi giải thích lý do chạy dọc hành lang khi nhận kết quả của học sinh: 10 bài dự thi đều có giải!00:37Khó tin chuyện mẹ không nhận ra con ruột sau 4 năm đi Hàn Quốc: Người trong cuộc hé lộ lý doKhó tin chuyện mẹ không nhận ra con ruột sau 4 năm đi Hàn Quốc: Người trong cuộc hé lộ lý do00:35Rùng mình khi thấy cô gái đưa thứ này đến chỗ làm, đồng nghiệp "khóc thét" không dám đến gầnRùng mình khi thấy cô gái đưa thứ này đến chỗ làm, đồng nghiệp "khóc thét" không dám đến gần00:14Tình cờ kiểm tra camera trước cổng, bố mẹ hết hồn khi thấy con trai cấp 1 âm thầm ra khỏi nhà lúc 0h43 phút sángTình cờ kiểm tra camera trước cổng, bố mẹ hết hồn khi thấy con trai cấp 1 âm thầm ra khỏi nhà lúc 0h43 phút sáng00:321 cảnh tượng hút 6 triệu lượt xem, nhiều người lắc đầu vì không chịu được cái giá của sự đẳng cấp1 cảnh tượng hút 6 triệu lượt xem, nhiều người lắc đầu vì không chịu được cái giá của sự đẳng cấp00:11

Tin đang nóng

Sắp xét xử vụ tranh chấp thừa kế của cố NSƯT Vũ LinhSắp xét xử vụ tranh chấp thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh
06:57:16 03/12/2024
Nam thanh niên rơi từ tầng cao xuống đất tử vong ở TPHCMNam thanh niên rơi từ tầng cao xuống đất tử vong ở TPHCM
07:13:44 03/12/2024
Tuyên án bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạmTuyên án bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm
06:21:22 03/12/2024
Vẻ gợi cảm của Hoa hậu Ý Nhi sau khi công khai 'dao kéo'Vẻ gợi cảm của Hoa hậu Ý Nhi sau khi công khai 'dao kéo'
06:17:09 03/12/2024
Diễn viên Sam: Tôi và chồng Hàn Quốc hẹn hò phải đưa phiên dịch theoDiễn viên Sam: Tôi và chồng Hàn Quốc hẹn hò phải đưa phiên dịch theo
08:11:34 03/12/2024
Nhận 2 tỷ tiền đền bù đất, vợ chồng tôi quyết định cho cháu ngoại 1,5 tỷ, phản ứng của con gái khiến tôi bàng hoàngNhận 2 tỷ tiền đền bù đất, vợ chồng tôi quyết định cho cháu ngoại 1,5 tỷ, phản ứng của con gái khiến tôi bàng hoàng
08:03:53 03/12/2024
'Thị hậu' Dương Di: Rời TVB vì không muốn làm 'ếch ngồi đáy giếng''Thị hậu' Dương Di: Rời TVB vì không muốn làm 'ếch ngồi đáy giếng'
07:38:34 03/12/2024
Em chồng bắt gặp cảnh tượng bất ngờ trong phòng ngủ của anh trai và chị dâu: Hé lộ mối quan hệ bất thườngEm chồng bắt gặp cảnh tượng bất ngờ trong phòng ngủ của anh trai và chị dâu: Hé lộ mối quan hệ bất thường
08:07:35 03/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

"Anh nông dân đẹp trai nhất Việt Nam": Nhan sắc như tạc tượng, thú nhận vì 1 lý do mà không có người yêu

"Anh nông dân đẹp trai nhất Việt Nam": Nhan sắc như tạc tượng, thú nhận vì 1 lý do mà không có người yêu

Netizen

09:52:07 03/12/2024
Anh chàng nông dân đẹp trai nhất Việt Nam , Lý Tuân phiên bản Việt Nam ... - là những bình luận mà nhiều netizen dành cho Lê Văn Tâm (SN 2001, Đắk Nông), đồng thời cũng sở hữu kênh TikTok với hơn 79k lượt follow trên trang cá nhân.
Hành trình chữa lành thông qua những chiếc lá khô

Hành trình chữa lành thông qua những chiếc lá khô

Thế giới

09:49:14 03/12/2024
Những tác phẩm tuyệt vời như chú ếch cầm ô lá khoai môn, núi Phú Sĩ theo phong cách tranh Phù thế (Ukiyo-e) hay những con sóng vĩ đại được khắc tinh xảo trên từng chiếc lá rụng đã chinh phục hàng nghìn người yêu nghệ thuật trên khắp thế...
Điểm chung trong 12 lần nhận hối lộ của cựu Bí thư và cựu Chủ tịch Lâm Đồng

Điểm chung trong 12 lần nhận hối lộ của cựu Bí thư và cựu Chủ tịch Lâm Đồng

Pháp luật

09:48:51 03/12/2024
Theo cáo trạng, ông Nguyễn Cao Trí đã 5 lần đưa hối lộ cho cựu Bí thư tỉnh Lâm Đồng Trần Đức Quận và 7 lần cho cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp.
Vừa mở cửa ra bà xã Cường Đô La bất ngờ vì cảnh tượng trong nhà, 1 chi tiết liên quan Subeo gây chú ý

Vừa mở cửa ra bà xã Cường Đô La bất ngờ vì cảnh tượng trong nhà, 1 chi tiết liên quan Subeo gây chú ý

Sao việt

09:42:55 03/12/2024
Sau khi trở về nhà, Đàm Thu Trang bị đánh úp bởi buổi tiệc sinh nhật ấm cúng do chính Cường Đô La và các con tự tổ chức.
TP.HCM sáp nhập 80 phường: Giấy tờ điều chỉnh ra sao?

TP.HCM sáp nhập 80 phường: Giấy tờ điều chỉnh ra sao?

Tin nổi bật

09:40:51 03/12/2024
Trước thông tin sáp nhập 80 phường ở TP.HCM từ tháng 1.2025, điều người dân quan tâm nhất là giấy tờ điều chỉnh ra sao, khi nào thực hiện, có mất phí hay không...
Hyeri sáng nhất Rồng Xanh: Nhận "mưa" lời khen vì "tỏ thái độ" với Jung Woo Sung và cổ vũ nhiệt tình cho 1 ngôi sao

Hyeri sáng nhất Rồng Xanh: Nhận "mưa" lời khen vì "tỏ thái độ" với Jung Woo Sung và cổ vũ nhiệt tình cho 1 ngôi sao

Sao châu á

09:33:40 03/12/2024
Nhiều netizen khen rằng Hyeri mang lại nguồn năng lượng sống động và là cô gái tỏa sáng nhất lễ trao giải Rồng Xanh 2024.
Thiều Bảo Trâm không còn gì khác ngoài "người yêu cũ"?

Thiều Bảo Trâm không còn gì khác ngoài "người yêu cũ"?

Tv show

09:25:53 03/12/2024
Sau tập 6, sân khấu của Thiều Bảo Trâm viral khắp các diễn đàn nhưng vượt qua cả chuyên môn của một tiết mục dự thi, màn trình diễn này lại nhận về nhiều ý kiến trái chiều
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 03/12: Cự Giải thuận lợi, Ma Kết khó khăn

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 03/12: Cự Giải thuận lợi, Ma Kết khó khăn

Trắc nghiệm

09:17:44 03/12/2024
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 03/12 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Cự Giải không nên nóng vội, Ma Kết cần có kế hoạch rõ ràng.
Lại xuất hiện thêm một deal quá hời trên Steam, game thủ sở hữu ngay với giá chỉ bằng nửa bát phở

Lại xuất hiện thêm một deal quá hời trên Steam, game thủ sở hữu ngay với giá chỉ bằng nửa bát phở

Mọt game

09:12:40 03/12/2024
Sự kiện Steam Autumn Sale đang diễn ra và tại đây, các game thủ có thể nhận được vô số những chương trình ưu đãi, giảm giá khuyến mãi từ phía những NPH.
Bãi biển tự nhiên duy nhất trên thế giới có khả năng tự 'biến hình'

Bãi biển tự nhiên duy nhất trên thế giới có khả năng tự 'biến hình'

Du lịch

08:53:56 03/12/2024
Bãi biển Zlatni Rat ở Croatia có vẻ đẹp quyến rũ, đẹp tựa thiên đường mà còn bởi khả năng biến hình một cách đầy kinh ngạc.
Mẹo ăn uống giúp hấp thu vitamin A tốt nhất

Mẹo ăn uống giúp hấp thu vitamin A tốt nhất

Sức khỏe

08:52:37 03/12/2024
Vitamin A là lá chắn vàng bảo vệ cho trẻ dưới 5 tuổi, giúp trẻ phát triển toàn diện, tăng cường miễn dịch... Dưới đây là một số lưu ý để trẻ hấp thu dưỡng chất này tốt nhất.