Coi học trò như con, cô giáo được phụ huynh làm thơ tri ân
Với tâm niệm, mang năng lượng tốt lan toả điều tích cực cho học trò, suốt 30 năm gắn bó với nghề dạy học, cô Vũ Thị Thu Hương đã đưa những chuyến đò qua sông với dư âm là niềm vui của học trò và cha mẹ các em.
Cô Vũ Thị Thu Hương bên học trò.
Nhiệt tâm tạo nên năng lượng
Nhắc đến cô Vũ Thị Thu Hương – giáo viên Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng (quận Long Biên – Hà Nội), đồng nghiệp, học trò và cả các phụ huynh đều dành những lời lẽ trìu mến, thán phục và ngưỡng mộ. Đối với phụ huynh và học sinh đã từng được cô dạy dỗ còn là sự biết ơn và ấn tượng đặc biệt về sự nhiệt tâm mà cô dành cho tất cả học trò.
Cô Hương tâm niệm: Sứ mệnh của trường học là nơi “gieo những hạt giống tốt”, thầy cô giáo luôn hướng đến mục tiêu truyền cảm hứng, thấu hiểu học sinh. Nhà giáo cần thường xuyên tự tạo động lực và hạnh phúc trong công việc của mình để truyền năng lượng tích cực tới học trò và đồng nghiệp. Điều cốt lõi là luôn giữ được ngọn lửa nhiệt tình với công việc, tình cảm yêu mến, trách nhiệm cao với học trò.
Bí quyết của cô Hương là: Giáo viên chủ nhiệm phải tạo được sự thân thiện với học sinh, phụ huynh. Muốn như vậy, giáo viên phải hiểu rõ học sinh của mình và luôn chia sẻ, tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh.
Cô Hương cũng luôn quan tâm, rút gần khoảng cách với học sinh để các em tự tin tương tác với giáo viên, từ đó chủ động hơn trong học tập. “Tôi luôn luôn khắc sâu quan điểm: “Sứ mệnh người thầy – giáo dục bằng tình yêu thương”. Đó chính là bí quyết chinh phục trái tim người học. Tôi luôn coi học sinh như con, cháu mình để có sự cảm thông, chia sẻ. Với những học sinh hiếu động, có cá tính, tôi luôn đặt mình vào vai trò làm bố, làm mẹ để cùng phụ huynh dạy dỗ, uốn nắn các con” – cô Hương bộc bạch.
Chia sẻ về đồng nghiệp, cô Nguyễn Thị Hằng Nga – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng cho biết: “Cô Hương là Khối trưởng tâm huyết nhiều năm, luôn luôn lắng nghe, cầu thị với những ý kiến đồng thuận hay trái chiều từ phụ huynh và học sinh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của cô.
Từ những trăn trở của các phụ huynh về tính nết, cách học, mong muốn, cô Hương tìm ra phương án phù hợp nhất và làm điều tốt nhất cho học sinh của mình. Cô hiểu cá tính từng học sinh, luôn tìm cách dung hoà và phát huy thế mạnh của mỗi em, chưa bỏ cuộc với bất kỳ học trò nào. Cô Hương là một trong số ít giáo viên nhận được tình cảm trìu mến đặc biệt của các vị phụ huynh và các lứa học sinh “.
Luôn tự học để tự nâng hạng
Tâm đắc với triết lý “Giáo dục thành công là phát huy những mặt tốt, mặt tích cực của học sinh, hạn chế cái xấu, cái tiêu cực”, với cô Hương, mỗi học sinh có những năng lực, phẩm chất riêng. Dạy học không phải là công việc của người thợ để làm ra những sản phẩm giống hệt nhau mà quan trọng, người thầy cần công phu để tìm hiểu và phát huy thế mạnh của từng học trò.
Nguyễn tắc của cô là tuyệt đối không so sánh, chế giễu những điểm yếu, điểm chưa tốt của học sinh trước lớp. Đồng thời, luôn đặt mình vào với lứa tuổi tiểu học, không lấy cái nhìn của người lớn áp đặt với học sinh.
Trong dạy học, cô luôn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để giúp học sinh có lỗi chỉnh sửa kịp thời. Cùng đó, luôn khen ngợi, động viên học sinh từ những cố gắng nhỏ nhất. Có thể bằng cách tuyên dương trước lớp với những phần thưởng nhỏ, đôi khi chỉ là cái bút chì, cục tẩy, sticker các con rất phấn khởi, thêm động lực và hứng khởi cho học sinh thi đua, phấn đấu.
Được ghi nhận năng lực chuyên môn bằng chất lượng học sinh, sự tin yêu của phụ huynh cùng nhiều danh hiệu, cô Hương tâm niệm: Muốn dạy năng lực nào cho học sinh thì bản thân người thầy phải có năng lực đó. Muốn học sinh tự học, thầy phải tự học trước. Tôi luôn luôn học hỏi để nâng cao trình độ bằng cách đọc sách, học hỏi đồng nghiêp, sách báo như thiết kế một giáo án dựa trên nền tảng thang Bloom, thuyết đa trí tuệ, làm sao để bài giảng phù hợp với các phong cách học tập khác nhau của học sinh.
“Thầy cô là người truyền đạt kiến thức, ngoài khả năng sư phạm thì thầy cô phải hiểu sâu vấn đề mình truyền đạt, có cái nhìn đa chiều về kiến thức mình dạy, tức là phải biết 10 để dạy 1. Đồng thời, cần sử dụng hiệu quả phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tạo nhu cầu và động lực học tập cho học sinh. Dù dạy học trực tiếp hay trực tuyến, vai trò người dẫn đường của giáo viên sẽ quyết định đến không khí và chất lượng giờ học. Mỗi đổi mới giáo dục thành công đều bắt nguồn từ sự cập nhật, tự đổi mới của người giáo viên. Tôi luôn nỗ lực không ngừng để thích nghi điều kiện và mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các học trò” – cô giáo Vũ Thị Thu Hương trải lòng.
Clip phụ huynh dựng và đọc thơ tri ân cô Hương:
“Tôi là phụ huynh có 2 con từng được cô giáo Vũ Thị Thu Hương làm chủ nhiệm. Cảm nhận sâu sắc của phần lớn phụ huynh với cô Hương là sự nhiệt tâm và luôn hết lòng vì học trò. Tôi trân trọng từng nỗ lực và sự chân thành của cô để biến một đứa trẻ hiếu động, cá tính như con trai tôi trở nên biết kiềm chế và học tập tiến bộ vượt bậc. Chứng kiến tình cảm và sự biết ơn của các phụ huynh với cô tại buổi họp cuối năm qua Zoom thật sự xúc động. Một buổi họp quá đặc biệt và kéo dài “bất thường” gần 3 tiếng đồng hồ để phụ huynh nói lời cảm ơn, tâm tình, làm thơ tặng cô… Những tình cảm đó, có lẽ là món quà tri ân cao quý nhất mà người giáo viên nào cũng mong nhận được” – chị Phương Anh, phụ huynh học sinh chia sẻ.
Năm học mới với nhiều nỗi lo của học sinh có 8 người thân là F0 ở TP.HCM
Học trò là F0, F1, phụ huynh chật vật tìm sách giáo khoa, thầy cô loay hoay chuẩn bị bài giảng trực tuyến.... là những khó khăn trước thềm năm học 2021-2022 ở TP.HCM.
Nhiều gia đình F0, F1
"Xin lỗi, cho tôi hỏi có phải gia đình của ông H.D.K không? Bệnh nhân K. vừa qua đời vì Covid-19. Xin gửi lời chia buồn đến với gia đình".
Người nghe cuộc điện thoại đó là em H.T. (học sinh lớp 10, trường THPT Trưng Vương, TP.HCM). T. bần thần hồi lâu rồi gọi điện thoại cho gia đình, chuẩn bị thủ tục lo hậu sự.
Gia đình em 9 người đều mắc Covid-19. Người lớn có bệnh nền phải đi cách ly, người trẻ tuổi được điều trị tại nhà.
Bệnh nhân K. là dượng của T., ông qua đời sau thời gian chống chọi với Covid-19. Chứng kiến sự mất mát, bệnh tình trở nặng của những người lớn trong nhà đã tạo thành áp lực tâm lý nặng nề đối với cô bé chỉ mới 16 tuổi.
Trước thềm năm học mới, thay vì chuẩn bị tập vở, bút thước, sách giáo khoa, T. vẫn còn đang phải lui cui chăm sóc, dọn dẹp, nấu ăn cho mọi người trong gia đình. Em bước vào năm học mới khi tâm lý vẫn còn ngổn ngang.
Nữ sinh lớp 10 chia sẻ: "Em là F0 ít triệu chứng nhất trong gia đình, em chỉ bị ho và mất khứu giác. Hằng ngày, em giúp mọi người theo dõi chỉ số SpO2, chuẩn bị thuốc khi có triệu chứng sốt cao. Em rất lo lắng, sợ hãi nhưng phải cố gắng che giấu để làm điểm tựa cho hai dì".
Hay như N.H.M (trường Trung học Thực hành ĐHSP TP.HCM), năm nay em chuẩn bị bước vào lớp 12 thì bị mắc Covid-19 chỉ 2 tuần trước khai giảng.
Mẹ của M. bị lây nhiễm khi mang cơm giúp đỡ nhà hàng xóm. Không lâu sau đó, M. cũng có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Khi mắc bệnh, M. phải tạm gác lại toàn bộ kế hoạch ôn tập trong hè. Em tâm sự: "Vì ở nhà mà đeo khẩu trang cả ngày nên em bị ngộp. Trong thời gian mắc bệnh, người em lúc nào cũng đau nhức, không thể ngồi nổi, họng đau và rát, mũi thì bị nghẹt.
Vì nhiễm Covid-19 nên khả năng tiếp thu của em bị giảm khá nhiều. Việc học tập cũng trở nên cực hơn vì em không thể tập trung nghe giảng, khi làm bài tập cũng do mệt mỏi nên không thể tư duy, suy nghĩ ổn định. Em nghĩ mình sẽ bị mất một lượng kiến thức lớn, phải dốc hết mình ôn tập lại".
Một trường hợp khác là gia đình 3 người của em V.T. (16 tuổi) đều mắc Covid-19. Vài tuần trước, ba của T. phải chuyển vào bệnh viện do có bệnh nền là hen suyễn. T. và mẹ được điều trị tại nhà nhưng lòng em lúc nào cũng canh cánh nỗi lo về tình hình ba sẽ trở nặng.
Năm học mới này, em cũng không kịp chuẩn bị sách giáo khoa, tập vở. T. chia sẻ: "Hiện tại, em đang cố gắng ổn định tâm lý để bắt đầu mùa học mới. Sách giáo khoa em không kịp mua, nên đành phải tải file PDF trên mạng về học".
Đau lòng hơn là trường hợp của chị K.H (ngụ ở quận Phú Nhuận, TP.HCM). Vào giữa tháng 8/2021, vợ chồng chị phát hiện mắc Covid-19 và được chuyển bào bệnh viện dã chiến. Do có nhiều bệnh nền, chồng chị đã qua đời, chị đang có diễn tiến nặng và vẫn phải tiếp tục điều trị.
Hai con trai của chị ở nhà chuẩn bị bước vào năm học mới với sự giúp đỡ của họ hàng: người lo đồ ăn, người hỗ trợ kinh phí...
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tại cuộc họp báo cung cấp tình hình dịch bệnh trên địa bàn chiều 4/9 rằng địa phương đang có khoảng 6.600 học sinh các cấp là F0. Ông Hiếu thừa nhận thực trạng là các em học sinh F0 hoặc có ba mẹ là F0 hoặc đã tử vong vì Covid-19 bị ảnh hưởng tinh thần rất lớn. Thay mặt ngành giáo dục, ông xin rất chia sẻ và thấu hiểu với các em.
"Đánh trận" khi con học trực tuyến
Ngày 22/8, trước khi TP.HCM siết chặt giãn cách xã hội, người người đổ xô đi mua thực phẩm dự trữ nhưng chị Hồng Ngọc Yến (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) lại "ngược dòng" đi tìm sách cho con.
Trường gửi thông báo có 2 cách mua sách. Một là đợi shipper giao hàng, hai là tự đến trường nhận. Tuy nhiên, các shipper vào thời điểm đó đều không nhận giao hàng sách giáo khoa, chị phải chạy xe xin qua các chốt chặn để đến trường lấy sách.
Được biết, con trai chị bước vào lớp 2. Mỗi lần học trực tuyến, cả hai mẹ con đều rất vất vả, "như đánh trận". Chị chia sẻ: "Nếu không có phụ huynh ngồi kế bên nhắc, bé sẽ lo ra, không chú ý nghe giảng. Khi "thả lỏng" cho bé tự học thì lại không hiệu quả. Tối kiểm tra lại bài thì con không nắm được nhiều, mẹ phải dạy lại.
"Chưa kể, nếu con học online thì đồng nghĩa là chiếm dụng máy mẹ, mẹ không thể làm việc được. Điện thoại thì sợ màn hình nhỏ, ảnh hưởng thị lực con. Một đứa trẻ chưa rành máy tính không thể cùng lúc sử dụng zoom và sách điện tử nếu không có phụ huynh hỗ trợ. Ba mẹ phải giúp bé chỉnh âm thanh cho đến video", chị Yến nói thêm.
Con trai chị Hồng Ngọc Yến
Hay như chị Lê Thủy Chi (ngụ quận 8, TP.HCM) đã phải chật vật tìm thợ sửa máy tính trước khi con bước vào năm học mới. Tuy nhiên, do giãn cách xã hội, chị đành phải để con học điện thoại.
"Vì còn nhỏ nên cháu rất hiếu động, chạy giỡn và không thể ngồi yên một chỗ quá lâu được. Mỗi lần cháu học, tôi và ba cháu phải thay phiên nhau canh chừng, nhắc nhở. La mắng thì òa khóc, dỗ ngọt thì không chịu ngồi học quá lâu", chị Chi cho hay.
Cũng theo chia sẻ của chị Chi, năm ngoái, cô giáo sẽ quay các video clip gửi vào group Zalo cho các cháu xem. Để kiểm tra tập đọc, phụ huynh thực hiện video khi các cháu đọc để cô chấm điểm.
Chị Chi cho biết: "Có thể, học trực tuyến sẽ hiệu quả hơn đối với các cháu lớn, tức là từ cấp 2 trở đi. Đối với các cháu nhỏ, việc này là vô cùng khó khăn. Chồng đã lên cơ quan ở theo quy định "3 tại chỗ", ở nhà chỉ còn mình tôi và bà nội. Tôi vẫn phải làm việc tại nhà và kèm con học, vì bà đã lớn tuổi và không rành công nghệ".
Bên cạnh đó, một số gia đình khó khăn không có đủ máy tính, điện thoại, đường truyền internet... đành phải tạm gác lại câu chuyện học tập. Nhiều phụ huynh vẫn phải dành thời gian để kèm cặp con đánh vần, viết chữ, làm toán... vì các cháu khó lòng tiếp thu được khi học trực tuyến.
Thầy cô phải trang bị thêm nhiều kĩ năng
Chúng tôi đã chuẩn bị chương trình dạy học đầu đủ trong tháng 8. Đầu tháng 9, các thầy cô sẽ làm quen với học sinh, hướng dẫn các em học tập, giải đáp thắc mắc. Trong bối cảnh giãn cách xã hội, giáo viên và học sinh hoàn toàn chưa gặp nhau, chưa tiếp xúc để nhớ mặt, đặt tên. Qua màn hình máy tính thầy cô rất khó trong việc tìm hiểu, đánh giá học sinh của mình.
Hiện tại, công tác sinh hoạt lớp, sinh hoạt các câu lạc bộ, những sân chơi của học sinh đều chuyển sang hình thức trực tuyến. Giáo viên cần trang bị nhiều kiến thức hơn ngoài chuyên môn giảng dạy để thiết kế những nội dung bài giảng, bài kiểm tra phù hợp. Tuy nhiên, sau những thắc mắc và lo lắng, các thầy cô vẫn đang và sẽ hỗ trợ hết mình, luôn đồng hành cùng phụ huynh và học sinh cho năm học mới.
Cô Nguyễn Yến (giáo viên trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Q.6)
Lấy học sinh làm trung tâm: Đổi thay diện mạo trường học Lấy học sinh (HS) làm trung tâm được nhiều trường xem như giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới dạy học, giữ vững niềm tin phụ huynh... GV Trường MN Lùng Phình 2 (Bắc Hà - Lào Cai) triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. Ảnh: NTCC Dù mỗi trường một cách triển...