Có thai ăn cải chua có được không?
Cải chua ( dưa muối) là một món ăn phổ biến tại Việt Nam. tuy nhiên, khi mang thai thì chị em nên lưu ý vì không phải món ăn nào cũng tốt cho thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu xem có thai ăn cải chua được hay không qua bài viết dưới đây nhé!
Bà bầu ăn cải chua được không?
Cải chua hay còn được gọi là dưa muối, là một món ăn phổ biến của người Việt thường được muối bằng nhiều loại rau trong đó phổ biến nhất là lá cải (cải bẹ xanh, cải cay) có protid, lipid, glucid, celulose, caroten, vitamin C, axit amin và các nguyên tố canxi, sắt, p. Khi muối dưa ở trong môi trường thiếu oxy và nồng độ muối khoảng 4% là điều kiện thuận lợi cho khuẩn lactobacilli phát triển. Phần lớn glucid trong rau chuyển thành axit lactic; vitamin B và C giảm khoảng 10%; protid, chất béo, muối khoáng, chất vi lượng biến đổi. Cứ 100g cải xanh muối dưa có 85,6g nước, 1,7g protid, 2,3g axit lactic, 2,3g chất xơ, 3,4g tro và có khả năng sinh nhiệt 16 calo/100g. Trong nước dưa chua có axit lactic và men lactic có tác dụngtích cực ức chế men thối rữa có hại trong đường ruột, có thể dùng nước dưa trong bữa ăn nhưng phải đảm bảo vệ sinh và muối dưa đúng kỹ thuật.
Bà bầu không cần kiêng hoàn toàn cải chua
Phụ nữ có thai không cần kiêng hoàn toàn dưa muối và dưa muối không liên quan gì đến bệnh “hậu sản”. Song các bà bầu cần lưu ý không nên ăn nhiều dưa cà, nhất là với dưa cà muối xổi hoặc còn xanh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, giá trị dinh dưỡng có trong dưa muối không nhiều. Nó chỉ cung cấp một số vitamin, đường bột và thành phần đạm cũng rất ít.
Hơn nữa, dưa muối thường có vị mặn, ăn nhiều sẽ gây hại cho thận, tim và dễ dẫn đến tăng huyết áp. Do đó, người có bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh gan, viêm loét dạ dày không nên ăn dưa muối chua vì chúng chứa nhiều muối, men tiêu hóa cao, có thể gây ra những biến chứng bất lợi cho sức khỏe.
Đặc biệt, bà bầu phải tránh ăn các loại dưa đã quá chua, nổi váng đen, trắng hoặc có hiện tượng nhầy nhớt vì đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện nấm mốc. Quá trình lên men thực phẩm không đúng cách có thể không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Các vi khuẩn gây thối phát triển mạnh, không tạo nên môi trường đủ tính axit để ức chế vi khuẩn và ký sinh trùng, không phân hủy hết các độc tố…
Video đang HOT
Bà bầu không nên ăn món dưa muối quá chua
Một số lưu ý để bà bầu ăn được dưa muối
- Để tránh hư hỏng, trước khi muối dưa, cà cần rửa sạch rau, củ, quả và dụng cụ để muối. Cần tạo môi trường lên men tốt: Cho đủ đường, muối, nhiệt độ phải đạt từ 20 – 45 độ C, nếu nhiệt độ thấp, quá trình lên men yếu không đủ ức chế vi khuẩn có hại phát triển. Giữ gìn vệ sinh trong quá trình muối, tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn gây thối. Tốt nhất là nên mua rau sạch về muối tại nhà, nếu phải mua ngoài chợ thì nên chọn những hàng có uy tín.
- Để có món cải chua như vậy, tốt nhất nên tự mua nguyên liệu sạch về muối dưa tại nhà để đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Trước khi muối dưa, phải rửa nguyên liệu và các dụng cụ để muối thật kỹ.
- Cần tạo môi trường lên men tốt và giữ gìn vệ sinh trong quá trình muối dưa, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
Theo www.phunutoday.vn
Củ cải không chỉ là thực phẩm quen thuộc mà còn là vị thuốc trị bệnh đường tiêu hóa và hô hấp
Củ cải là thực phẩm ngon, dễ ăn đặc biệt dễ chế biến, rất thích hợp trong mùa đông. Bạn có thể làm món nộm, dưa muối hay món xào, kho cũng rất ngon.
Củ cải là thực phẩm ngon, dễ ăn đặc biệt dễ chế biến, rất thích hợp trong mùa đông. Bạn có thể làm món nộm, dưa muối hay món xào, kho cũng rất ngon. Toàn cây củ cải còn là vị thuốc hay chữa nhiều bệnh.
Củ cải chứa nhiều raphanin, glucose, saccharose, vitamin C, B, A và một số acid amin hay acid thơm; ngoài ra còn có Ca, P, Fe. Có tác dụng làm giảm mỡ lắng đọng dưới da, phòng chống ung thư. Vị cay ngọt, tính mát; vào phế vị, củ cải có tác dụng kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hóa tích khoan trung, sinh tân giải độc.
Dùng cho trường hợp đầy bụng không tiêu, viêm khí phế quản ho nhiều đờm, khản tiếng; thổ huyết chảy máu cam, bệnh đái tháo đường, hội chứng lỵ. Liều dùng và cách dùng: 30 - 100g ép nước, nấu, hầm hay ăn sống.
Một số thực đơn chữa bệnh có củ cải:
Nước củ cải: củ cải giã nát đắp lên chỗ bỏng (chữa bỏng nhẹ).
Chữa ngạt khói than: ép lấy 100 - 150ml cho uống.
Nước ép gừng tươi củ cải: củ cải, gừng tươi, liều lượng tùy ý, ép lấy nước cho uống rải rác ít một trong ngày. Dùng cho trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.
Canh thịt dê, cá diếc củ cải: thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, nấu canh lẩu, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp suy nhược viêm khí phế quản, ho suyễn.
Củ cải hầm bì sứa: bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản mạn tính.
Cháo củ cải: gạo tẻ 100g, củ cải 50g. Củ cải thái lát, cùng gạo nấu cháo, thêm chút muối cho ăn. Dùng cho trường hợp đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo đường mỡ.
Củ cải hầm nước gừng: củ cải (cả lá và cuống) 2 củ. Rửa sạch thái lát nấu nhừ, thêm mấy lát gừng, bột gạo, ít dấm, đun sôi để vừa nguội cho ăn. Dùng cho các trường hợp đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu.
Nước ép củ cải hấp đường phèn: củ cải tươi (hoặc luộc chín) 500g. Ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp cho uống, ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng nhiều.
TS. Nguyễn Đức Quang
Theo suckhoedoisong.vn
Ngày Tết, ăn dưa muối, hành muối thì ngon nhưng liệu có thật sự tốt cho sức khỏe? Dưa muối, cải muối, hành muối,... là những món ăn quen thuộc trong dịp Tết rất thích hợp cho những bữa ăn nhiều đạm hay dầu mỡ. Tuy nhiên liệu chúng có thực sự tốt cho sức khỏe? Trong dịp Tết, các món rau củ muối chua như dưa muối, cà muối, hành muối,... rất được nhiều gia đình ưa chuộng. Với những...