Có nên tiếp tục sử dụng thực phẩm trong tủ lạnh sau khi mất điện?
Việc mất điện có thể làm ảnh hưởng đến các loại thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh, vậy nên xử lý thế nào khi gặp tình trạng này?
Mùa hè, không hiếm trường hợp cắt điện luân phiên hoặc mất điện đột ngột do quá tải. Điều này có thể ảnh hưởng đến các loại thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh. Nhiệt độ thay đổi sẽ làm thực phẩm biến tính, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển.
Khi không có điện, tủ lạnh khả năng vẫn giữ được nhiệt độ đủ an toàn cho thực phẩm trong khoảng 4 giờ nếu tủ luôn đóng. Thực phẩm trong ngăn đá/ngăn đông sẽ giữ độ lạnh lâu hơn – có thể lên tới 1 giờ nếu ngăn đá chỉ chứa một nửa thực phẩm và lên tới 2 giờ nếu ngăn đá chứa đầy thực phẩm (càng nhiều thực phẩm trong ngăn đá, hơi lạnh càng giữ được lâu).
Tuy nhiên, cũng không nên kiểm tra nhiệt độ thực phẩm thường xuyên vì việc mở tủ sẽ làm mất hơi lanh và làm tăng nhiệt độ bên trong tủ, từ đó sẽ rút ngắn thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ khi bị mất điện. Việc giữ cho cửa tủ lạnh và cửa ngăn đá luôn đóng là vô cùng quan trọng trong quá trình mất điện để duy trì nhiệt độ lạnh.
Khi không có điện, tủ lạnh có khả năng vẫn giữ được nhiệt độ đủ an toàn cho thực phẩm trong khoảng 4 giờ nếu tủ luôn đóng. (Ảnh minh họa)
Theo khuyến cáo từ USDA – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và CDC – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, các loại thực phẩm bảo quản lạnh và đông lạnh có thể không còn an toàn sau khi bị ngắt điện. Vì vậy bạn cần lưu ý:
Kiểm tra các loại thực phẩm bên trong tủ đông và tủ lạnh: Loại bỏ bất kỳ loại thực phẩm dễ hỏng như thịt cá, trứng, thức ăn thừa nếu nhiệt độ của tủ lạnh lớn hơn 5 độ C từ hai giờ trở lên.Không sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào có mùi, màu sắc, hình dạng khác thường hoặc có cảm giác ấm hơn khi chạm vào.Kiểm tra thực phẩm đông lạnh. Thực phẩm trong tủ đông đã rã đông một phần sau khi mất điện có thể được bảo quản đông lạnh lại một cách an toàn nếu như nó vẫn chứa các tinh thể đá hoặc nhiệt độ từ 4,5C trở xuống. Không bao giờ nếm các loại thức ăn để xem chúng có còn sử dụng được nữa hay không.
Video đang HOT
Nếu tình trạng mất điện kéo dài vài ngày, thì việc sử dụng đá khô hoặc đá khối cho tủ lạnh hoặc ngăn đá là cần thiết để bảo quản các loại thực phẩm dễ hư hỏng ở nhiệt độ an toàn. Không nên để thực phẩm ra ngoài tủ lạnh để giữ lạnh, kể cả khi đó là trong mùa đông.
Trước khi đến “mùa mất điện”, bạn có thể thực hiện một số cách để tối đa hoá thời gian bảo quản của thực phẩm trong ngăn mát và ngăn đá. Bạn nên xếp thịt cùng với nhau và để gọn vào một bên của ngăn đá hoặc khay, để nếu thịt bắt đầu rã đông, thì nước thịt (có thể sẽ chứa vi khuẩn) sẽ không chảy xuống các thực phẩm khác. Các thực phẩm có hàm lượng nước cao, ví dụ như thịt hoặc trái cây sẽ đông đá lâu hơn so với những thực phẩm có hàm lượng nước thấp, ví dụ như bánh mì.
Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh
Những thực phẩm không nên bảo quản bằng tủ lạnh, các bạn có thể tham khảo.
Tủ lạnh có thể giúp bảo quản thực phẩm và kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng có thể giữ trong tủ lạnh và nếu không được bảo quản đúng cách có thể khiến cho thực phẩm dễ bị hư hỏng, thậm chí biến tính gây hại.
Cà chua
Chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh khi cà chua đã quá chín để ngăn không cho cà chua tiếp tục chín mềm. Sau khi lấy cà chua chín ra khỏi tủ lạnh, bạn nên chờ vài phút rồi mới chế biến để khôi phục hương vị của cà chua. Cách bảo quản cà chua trong tủ lạnh có thể làm cà chua bị giảm hương vị và dinh dưỡng của thực phẩm này. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên bảo quản cà chua ở ngoài tủ lạnh và sử dụng ngay khi cà chua đã chín.
Chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh khi cà chua đã quá chín để ngăn không cho cà chua tiếp tục chín mềm. (Ảnh minh họa)
Mật ong
Mật ong sẽ không bị hỏng nếu bạn giữ nó ở nhiệt độ thường. Cho vào tủ lạnh cũng không hại gì, nhưng sẽ khiến mật ong đặc quánh và khó lấy.
Hành, tỏi, bí đỏ
Một số loại thực phẩm chỉ ưa mát chứ không phù hợp với môi trường lạnh như hành, tỏi, bí đỏ... Vì thế, bạn nên bảo quản các thực phẩm này ở nơi tối và tránh xa nguồn nhiệt.
Bánh mì
Tốt hơn là nên sử dụng hết bánh mỳ, không nên để thừa. Không khí khô trong tủ lạnh có thể làm nó bị hỏng. Nếu muốn bảo quản lâu dài, hãy giữ nó trong ngăn đá (thực tế có thể bảo quản từ 2 hoặc 3 tháng). Cần rã đông ở nhiệt độ phòng hoặc dùng máy nướng bánh mì khi muốn tái sử dụng
Khoai tây, khoai lang
Bạn không nên cho khoai tây hay khoai lang vào tủ lạnh vì điều kiện nhiệt độ mát có thể làm hàm lượng đường trong khoai tăng lên. Điều này có thể khiến hình thành chất acrylamide (một chất có thể gây ung thư) trong khoai khi bạn chiên hoặc nướng.
Hạt cà phê
Bạn không nên bảo quản cà phê trong tủ lạnh vì hạt cà phê rất dễ hút ẩm. Cách bảo quản hạt cà phê tốt nhất là cho vào hộp hoặc lọ có nắp đậy kín rồi để ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng. Bạn cũng có thể dùng cà phê ngay sau khi rang (càng sớm càng tốt) để cà phê không bị mất hương vị thơm ngon.
Phô mai
Sẽ ngon nhất nếu dùng ở nhiệt độ phòng. Nhưng cũng giống như tất cả thực phẩm làm từ động vật hoặc các sản phẩm động vật, nó nên được bảo quản trong tủ lạnh. Bọc phô mai cứng bằng giấy trước rồi mới bọc nilon bên ngoài để có kết quả tốt nhất. Lấy phô mai ra ngoài khoảng một giờ trước khi ăn.
Bữa ăn vẹn tròn với công thức dinh dưỡng '4-5-1' Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 vào bữa ăn hàng ngày, tăng cường vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân để tăng sức đề kháng. Công thức này chỉ ra, dinh dưỡng một ngày hoặc một bữa ăn phải có sự cân đối giữa 4 yếu tố và đảm bảo tính đa dạng...