Có nên thay đổi khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”?
“Tiên học lễ, hậu học văn” là một khẩu hiệu được nhiều trường phổ thông sử dụng như lời nhắc nhớ giáo viên xem trọng việc dạy người hơn dạy kiến thức; nhắc học sinh học cách làm người, trước khi học kiến thức…
GS.TS Võ Tòng Xuân trao Giấy khen cho học sinh Trường song ngữ Tinh Hoa. Ảnh: Lục Tùng
Sau nhiều năm tồn tại như hiển nhiên trong các trường phổ thông, gần đây xuất hiện ý kiến đề xuất xem xét lại khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Có lẽ bị “chạm” đến vấn đề đã trở thành “thói quen” nên dư luận xã hội có ý kiến phản biện. Bên cạnh những lập luận mang tính xây dựng, còn có nhiều tiếng nói khá gay gắt, thậm chí là nặng nề… Sự áp đảo này có phải là bằng chứng cho thấy đề xuất xem xét lại khẩu hiệu là chưa đầy đủ cơ sở khoa học, hay gì gì nữa…?
Sẽ có nhiều cách tiếp cận khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” và tùy theo “nội công” mà mỗi người có cách nhìn nhận, đánh giá theo ý kiến chủ quan của mình. Ở đây chúng tôi muốn bàn bạc vấn đề với mong muốn góp thêm tiếng nói để cùng nhau nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, thiết thực…
Trước hết về khái niệm. Trong khẩu hiệu này, “lễ” được hiểu là phạm trù về đạo đức, “văn” thuộc phạm trù về tri thức khoa học. Tinh thần của khẩu hiệu là hướng tới đào tạo con người vừa có trí thức, vừa có đạo đức. Đây là điều rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, giữa “lễ” và “văn” không có sự rạch ròi theo kiểu: cái nào học trước – cái nào học sau. Bởi trong “lễ” có “văn” và trong “văn” có “lễ”. Hai phạm trù này song hành và bổ sung cho nhau một cách biện chứng. Thậm chí, lắm lúc “văn” đi trước, “lễ” theo sau. Đơn cử, khi học sử, sau khi được dung nạp kiến thức, học sinh sẽ nhận ra được đâu là “Anh hùng dân tộc”, đâu là “Cõng rắn cắn gà nhà” để rút ra bài học làm người có ích. Vì vậy nói học “lễ” trước học “văn” là chưa thật sự logic. Mặt khác, “lễ” – đạo đức – là cái mà mọi học sinh phải được học tập, rèn luyện suốt đời. Vì thế không thể có chuyện: Đợi học xong “lễ” rồi mới học “văn”.
Tuy nhiên, vấn đề chúng tôi muốn đặt ra ở đây chính là thái độ ứng xử kèm theo khẩu hiệu. Thực tế cho thấy, lây nay, sau khi “treo” khẩu hiệu lên, gần như các trường, cơ sở giáo dục thiếu cách chuyển hóa tinh thần này thành hiện thực. Thực tế chứng minh, nhiều trường phổ thông duy trì khẩu hiệu này, nhưng nhân cách của giáo viên lẫn học sinh vẫn “có vấn đề”. Học sinh thì “xử nhau” bằng vũ lực, giáo viên tìm mọi cách để dạy thêm như một thách thức nhức nhối…. Trong khi đó, các nước phương Tây không duy trì khẩu hiệu này như ta, nhưng ai dám khẳng định giáo viên, học sinh ở họ kém văn minh hơn? Vì sao? Vì họ không “nói” mà “làm”, còn ta duy trì khẩu hiệu, nhưng lại thiếu cách chuyển hóa nó thành hiện thực. Nhiều nơi vẫn còn tư tưởng “đi mãi rồi thành đường” khi đánh đồng việc treo khẩu hiệu với việc hiện thực hóa nó. Nói cách khác là duy trì khẩu hiệu một cách hình thức. Thậm chí, nhiều trường đầu tư khẩu hiệu rất hoành tráng, nhưng giáo viên không có và cũng không biết làm thế nào để có nhiều cơ hội dạy “lễ” cho học sinh. Còn học sinh cũng không biết học ở đâu từ thầy cô mình những điều “lễ” ngoài việc học “văn”.
Khẩu hiệu chỉ là mảnh vải, bức tường gắn chữ, tô màu… thậm chí còn tệ hại hơn nếu chúng chỉ tồn tại mà không được giải quyết hết những vướng mắc nội hàm lẫn phương pháp thực hiện. Bởi một khi sự việc “nói không đi đôi với làm” này đọng lại trong lòng học sinh – những người chủ tương lai của đất nước – thì ai lường hết những hệ lụy của nó sẽ như thế nào?
Video đang HOT
Có thể, rồi đây có người đồng tình hay không đồng tình với việc duy trì khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, nhưng tôi tin chắc tất cả sẽ thống nhất nhau ở chỗ: Trong lúc chờ cơ quan chức năng có được “chìa khóa vạn năng” để “mở cửa” vấn đề một cách đồng bộ, toàn diện và bền vững…, trước mắt, bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, mỗi giáo viên cần là tấm gương đạo đức và nhân cách trước mắt học sinh… Đó mới chính là khẩu hiệu đơn giản nhất, nhưng lại chuẩn mực và thiết thực nhất.
Đổi mới giáo dục không phải ở khẩu hiệu
Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam tồn tại khá nhiều vấn đề. Tuy nhiên, để giải quyết tận gốc, cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân, không có chuyện giáo dục kém chỉ vì một khẩu hiệu.
Đổi mới giáo dục không phải ở khẩu hiệu mà ở phương pháp.
Lỗi không nằm ở chữ "Lễ"
Liên quan đến đề nghị bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ hậu học văn" của GS. Trần Ngọc Thêm với mục đích là nhằm khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo của con người, nhiều nhà giáo và các chuyên gia cho rằng không thể đồng tình với quan điểm này.
Bởi, dù tư duy phản biện là cần thiết nhưng không có nghĩa là học sinh được phép bỏ qua chuyện lễ nghĩa. Và để khai mở tư duy phản biện cũng không cần thiết phải bỏ khẩu hiệu vốn đã trở nên quen thuộc với người Việt.
GS. TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng, để đổi mới giáo dục và đào tạo cần có một giải pháp tổng thể nhưng không dàn trải mà có chìa khóa, có trọng tâm, trọng điểm. Chìa khóa phải là thay đổi triết lý giáo dục. Đồng nghĩa, để có con người sáng tạo, cần chống bệnh thành tích, bệnh phong trào và bệnh đối phó. Cần bắt đầu từ việc thay đổi quan niệm, không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động.
Tôi và các nhà giáo dục vẫn quan niệm chữ "Lễ" trong câu khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" là đạo đức, lối sống, cách ứng xử lịch sự, lễ phép. Đó cũng là cách chúng tôi giảng giải cho học sinh từ trước tới nay. Việc sử dụng câu khẩu hiệu này trong giờ giảng dạy của chúng tôi chủ yếu đề cao, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rèn đức cho học sinh. Những vấn đề vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, vô văn hóa, vô giáo dục bị lên án và coi những người vi phạm đó là không có... lễ.
Nhiều người băn khoăn liệu chữ "Lễ" có biến người học trở nên thụ động, lệ thuộc vào người thầy, đánh mất sự chủ động, sáng tạo và tư duy phản biện hay không? Thực tế, mỗi chữ trong tiếng Việt cổ đều có nhiều nghĩa. Với người này, chúng ta coi chữ "Lễ" là áp đặt, là giáo dục kiểu thụ động, với người khác chữ "Lễ" lại có ý nghĩa là đạo đức. Cùng một chữ, có nhiều nghĩa là bình thường.
Theo tôi, không nhất thiết phải xóa bỏ đi khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" mà có thể hiểu chữ "Lễ" ở góc độ phù hợp với thời đại và giáo dục ngày nay.
Nhìn rộng ra, các nước phương Đông vẫn giữ khá nhiều nếp cũ, nhưng họ vẫn cởi mở đón nhận những tư tưởng mới, đón nhận cách suy nghĩ mới. Giáo dục mà thản nhiên đập bỏ truyền thống để hi vọng tân tiến là cách làm thiếu thận trọng.
Do đó, vấn đề cần thay đổi ở đây là cách tiếp cận và việc đổi mới giáo dục không nằm ở bỏ khẩu hiệu. Thực tế, khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" cũng không phải là triết lý giáo dục của Việt Nam.
Hiện nay, triết lý giáo dục của chúng ta là giáo dục phát triển năng lực. Vì thế, sự tồn tại của khẩu hiệu này không hề ảnh hưởng đến phương pháp giảng dạy của giáo dục Việt Nam. Nếu theo khẩu hiệu trên, giờ đạo đức phải chiếm 30 - 50% mới đúng.
Khẩu hiệu trên cũng không đi vào đời sống học sinh từ lâu lắm rồi khi hạnh kiểm giờ chỉ tồn tại trên giấy. Ngoài ra, những vấn đề của giáo dục hiện nay nằm ở phương thức quản lý giáo dục đã lỗi thời, nhiều bất cập. Để giải quyết các vấn đề trong giáo dục, nhất thiết phải có sự cải tổ trong các phương thức quản lý giáo dục.
Bỏ "Lễ", đạo đức các con sẽ ra sao?
Trong khi đó, bên cạnh thực trạng bạo lực học đường, còn rất nhiều các vấn đề nóng khác của học sinh Việt Nam mà chủ yếu tập trung chính ở đạo đức, lối sống. Trẻ Việt Nam giờ "Lễ" có nhiều vấn đề. Nói tục, chửi bậy thành cửa miệng, nói trống không, cư xử thiếu văn hóa... Chữ "Lễ" chưa bao giờ yếu như thế, vậy giờ lại bỏ "Lễ", đạo đức các con sẽ ra sao? Do đó, chữ "Lễ" càng nên được coi trọng trong giáo dục nhà trường.
Bệnh thành tích khiến cho nhiều đứa trẻ lạc vào ma trận học hành, thi cử không mệt mỏi; khiến cho giá trị của giáo viên phụ thuộc vào thành tích của học sinh, vào những giờ dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi... Rõ ràng, dù nói rằng tồn tại khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" nhưng các trường học vẫn tiếp tục đề cao việc học kiến thức chứ ít quan tâm đến chữ "Lễ".
Nếu chúng ta xóa bỏ khẩu hiệu này, hiệu ứng có thể sẽ rất lớn. Hiện nay, cái tôi của trẻ Việt đã được đẩy lên quá cao. Giáo dục khai phóng quan tâm đến quan niệm và ý tưởng của trẻ. Nhưng ở không ít gia đình và trong lớp học hiện nay, ý thích, đòi hỏi của trẻ cũng khá cao. Điều này gây nguy hại cho tính cách và hình thành nhân cách của trẻ. Có không ít gia đình đã nhận ra, cảm thấy hối hận khi đáp ứng mọi yêu cầu và sở thích của con.
Hơn nữa, các trường học hiện nay đâu bắt buộc phải treo khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn". Mỗi trường có những slogan (khẩu hiệu) của riêng mình. Vậy lý do gì phải "khai tử" một trong các khẩu hiệu vốn rất quan trọng với giáo dục?
Nói một cách công bằng thì giáo dục không đi theo một khẩu hiệu. Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam tồn tại nhiều vấn đề. Tuy nhiên, để giải quyết tận gốc, cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân, không có chuyện giáo dục kém chỉ vì một khẩu hiệu.
Không có người thầy, ta sẽ 'đuối' trong bể thông tin nhưng vẫn 'đói' về tri thức Trong bối cảnh CMCN 4.0, nếu không có những người thầy, chúng ta sẽ đuối trong bể thông tin của thời đại số nhưng vẫn đói về tri thức. Vì vậy, xã hội vẫn cần sự tôn sư trọng đạo, trân trọng người thầy và dành cho họ những vị thế xứng đáng. PGS. TS. Trần Thành Nam nêu quan điểm, người thầy...