Có nên đi bộ sau bữa ăn hay không?
Đi bộ sau bữa ăn đang rất được ưa chuộng gần đây với mong muốn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên liệu việc này có nên không và tại sao?
Thời gian gần đây, việc đi bộ sau bữa ăn đang rất được ưa chuộng. Đây được coi như một thời gian lý tưởng để mang lại những kết quả tối ưu cho cơ thể như cải thiện tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà đi bộ sau bữa ăn mang lại.
1. Cải thiện hệ tiêu hóa
Cải thiện hệ tiêu hóa là lợi ích đầu tiên cần phải nhắc đến của đi bộ sau bữa ăn. Cơ thể chuyển động nhẹ nhàng có thể thúc đẩy kích thích dạ dày và ruột, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn chuyển hóa nhanh hơn.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng hoạt động thể chất với cường độ thấp sau ăn có thể bảo vệ đường tiêu hóa. Nó có tác dụng ngăn ngừa loét dạ dày, ợ nóng, hội chứng ruột kích thích (IBS) và một số bệnh khác như táo bón, ung thư đại trực tràng…
2. Kiểm soát lượng đường trong máu
Một lợi ích khác của đi bộ là có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu, từ đó có thể giúp các bệnh nhân giảm lượng insulin hoặc thuốc uống cần dùng.
Các nhà khoa học đã làm nghiên cứu vào năm 2016. Kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường type II nếu đi bộ nhẹ nhàng 10 phút sau mỗi bữa ăn có thể giảm lượng đường rõ rệt hơn so với bệnh nhân đi bộ 30 phút mỗi ngày tại các thời điểm khác.
Video đang HOT
Đi bộ sau bữa ăn giúp giảm lượng đường trong máu (Ảnh: Internet)
3. Giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Đi bộ thường xuyên sau bữa ăn có thể làm giảm huyết áp và cholesterol có hại LDL, đồng thời giảm nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim. Đây là lợi ích đã được chứng minh qua nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu này cho thấy nếu đi bộ từ 5 đến 10 phút sau các bữa ăn chính trong suốt cả ngày sẽ vượt trội hơn tập thể dục 1 lần liên tục.
Ngoài ra đi bộ sau bữa ăn còn có thể giảm triglyceride máu, một yếu tố nguy cơ của bệnh tim. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hiệu quả.
4. Giúp giảm cân hiệu quả
Một nghiêm cứu được thực hiện năm 2013 đã chứng minh rằng việc đi bộ sau khi ăn có thể giúp thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa nhanh và ổn định hơn. Từ đó giúp tăng cảm giác no bụng và làm giảm các triệu chứng trào ngược hiệu quả. Cảm giác no bụng sẽ giúp bạn ăn ít đi và giúp bạn giảm cân rõ rệt.
Đi bộ sau ăn cũng giúp giảm cân hiệu quả (Ảnh: Internet)
Ngoài việc đi bộ mỗi ngày, bạn cũng nên kết hợp chế độ ăn lành mạnh, hợp lý, tránh thực phẩm dễ tăng cân. Hơn nữa, để giảm cân, bạn cần phải tiêu thụ lượng calories nhiều hơn mức calories hơn mức bạn nạp vào.
5. Giúp điều hòa huyết áp
Đi bộ sau bữa ăn cũng có thể có tác dụng giúp điều chỉnh huyết áp ở một mức độ nhất định. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng 3 lần đi bộ mỗi ngày với thời gian 10 phút mỗi lần giúp giảm huyết áp hiệu quả.
6. Một số lưu ý khi đi bộ sau bữa ăn
Ngoài những lợi ích kể trên, đi bộ sau ăn có thể có một số tác dụng phụ. Những tác dụng tiêu cực này bao gồm đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi. Cần đặc biệt lưu ý rằng việc tập luyện ở cường độ cao có thể cản trở tiêu hóa vì lưu lượng máu sẽ đi đến cơ bắp của bạn nhiều hơn so với tiêu hóa. Do vậy cần đi bộ một cách nhẹ nhàng.
Nếu bạn không gặp bất kỳ vấn đề nào về tiêu hóa, bạn có thể ra ngoài ngay sau khi ăn xong. Nếu không, hãy chờ từ 15 đến 20 phút hoặc lâu hơn, sau đó mới bắt đầu đi bộ. Đầu tiên hãy bắt đầu với thời gian là 10 phút mỗi lần, sau đó có thể từ từ tăng lên khi cơ thể đã thích nghi dần.
Tác hại khôn lường của đậu bắp không phải ai cũng biết
Đậu bắp được công nhận là có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng sẽ có một số yếu tố gây bất lợi khi lạm dụng thực phẩm này.
Đậu bắp là loại thực phẩm dinh dưỡng
Đậu bắp giàu chất dinh dưỡng nhưng cũng có những tác hại không mong muốn với một số người. Ảnh minh họa
Theo cơ sở Dữ liệu dinh dưỡng quốc gia Mỹ, một chén đậu bắp khoảng 100 g chứa 33 calo, 1,93 g protein, 0,19 g chất béo, 7,45 g carbohydrate, 3,2 g chất xơ, 1,48 g đường. Khẩu phần đậu bắp nói trên đáp ứng 66% vitamin K, 50% mangan, 35% vitamin C, 22% folate, 14% magiê, 13% thianin cho nhu cầu hằng ngày của cơ thể. Đậu bắp cũng cung cấp một ít canxi, sắt, vitamin A, niacin, phốt-pho và đồng.
Nhờ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vậy nên đậu bắp rất hữu dụng trong việc giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm cân, tốt cho phụ nữ mang thai...
Tuy nhiên, không phải ai ăn đậu bắp cũng có lợi, có một số trường hợp không nên ăn hoặc chỉ ăn với số lượng vừa phải.
Các yếu tố bất lợi của đậu bắp
Trong thành phần của đậu bắp có chứa nhiều fructan một dạng carbohydrate có thể gây tiêu chảy, đầy hơi ở những bệnh nhân vốn có vấn đề về đường ruột. Đặc biệt lưu ý khi lựa chọn đậu bắp để chế biến khẩu phần ăn cho những bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và một số bệnh đường ruột khác, vì họ dễ nhạy cảm với thực phẩm có hàm lượng fructan cao.
Đậu bắp là thực phẩm không tốt cho những người đã và đang bị sỏi thận. Ảnh minh họa
Theo Viện Bệnh Đái tháo đường - Tiêu hóa và Thận quốc gia Mỹ khuyến cáo, những người có tiền sử bệnh sỏi thận cần nắm rõ về hàm lượng oxalate cao có trong đậu bắp.
Thực phẩm giàu oxalate làm tăng nguy cơ sỏi thận, tác động đến quá trình hình thành một dạng sỏi thận phổ biến là calcium oxalate.
Mặt khác, đậu bắp chứa solanine vốn có liên quan với đau khớp, viêm khớp và viêm kéo dài ở một ti lệ nhỏ người nhạy cảm với thành phần này. Solanine cũng hiện diện trong khoai tây, cà chua, cà tím, dâu tây và atisô. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề xuất nên hạn chế dùng solanine và điều ngược lại dường như có ý nghĩa hơn là rau quả nói chung kéo giảm tình trạng viêm.
Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng vitamin K cao có tác dụng ngược đối với bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin - là loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa kết tụ huyết khối làm nghẽn đường dẫn máu vào tim hoặc não. Vitamin K cũng bị xem là trợ giúp cho huyết khối hình thành.
Theo kinh nghiệm ẩm thực, nên chọn đậu bắp tươi, không quá non và chỉ trữ để dùng trong không quá 3 hoặc 4 ngày. Nên rửa cả trái trước khi thái thành miếng nhỏ để chế biến thức ăn chứ không nên rửa sau khi thái để thành phần dinh dưỡng không bị hao hụt.
5 nhóm người không nên ăn dứa Loại quả chua ngọt, thơm lừng này không những làm nước ép cực ngon mà cho vào các món canh chua cũng rất tuyệt vời. Mặc dù nó vừa ngon vừa bổ, nhưng không phải là loại trái cây dành cho tất cả mọi người. Dứa là loại trái cây chín rộ từ tháng 4 đến tháng 10. Thời điểm này khí hậu...