Có nên bổ sung vitamin trước và trong khi mang thai?
Trước đây, khái niệm bổ sung vitamin trước khi mang thai hoặc trước khi sinh không phổ biến lắm. Ngày nay, các loại vitamin bổ sung này được dùng nhiều hơn. Vì sao?
Tôi kết hôn được hơn 1 năm và đang lên kế hoạch có em bé. Tôi ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa và rất chịu khó bồi dưỡng cơ thể. Tuy nhiên, tôi nghe nói, để có một em bé khỏe mạnh thì người phụ nữ nên uống thêm các vitamin trước khi mang thai. Xin hỏi, tôi ăn uống được, cũng rất chịu khó bổ sung chất sắt rồi, thì có cần uống thêm vitamin nào không?
Trả lời:
Ai cũng nghĩ rằng mình có một chế độ ăn uống đã hoàn hảo rồi và nhiều người cũng cho rằng mình ăn như vậy là đã đủ cung cấp lượng chất sắt cho cơ thể. Tuy nhiên, chế độ ăn của bạn cũng rất có thể thiếu sót những dinh dưỡng cần thiết mà bạn không biết. Đó là điều khó tránh khỏi. Trong quá trình mang thai, vì lúc đó đang có một em bé hiện hữu trong bụng nên bạn có khả năng ý thức hơn về những gì mình ăn. Nhưng lúc chưa mang thì thì ý thức này có vẻ kém hơn. Do vậy, việc bổ sung vitamin ngay từ trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai, trước khi sinh cũng không có gì là sai.
Video đang HOT
Trước đây, khái niệm bổ sung vitamin trước khi mang thai hoặc trước khi sinh không phổ biến lắm. Ngày nay, các loại vitamin bổ sung này có tác dụng giúp chị em phụ nữ tăng cường sức khỏe để sẵn sàng cho kì thai nghén, hoặc khi có thai rồi thì dùng vitamin để cơ thể có đủ axit folic, sắt và chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Nếu bạn đang ở trên một chế độ ăn uống đặc biệt – chẳng hạn như không có gluten (do không hấp thụ được), ăn chay hoặc thuần chay – hoặc có nhu cầu cụ thể khác… thì các chuyên gia chăm sóc sức khỏe càng khuyên bạn nên bổ sung các dinh dưỡng khác.
Có một điều mà chị em không được bỏ qua, đó là không được lạm dụng vitamin vì mặc dù bổ sung vitamin trước khi sinh là tốt nhưng không có nghĩa là để thay thế các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn. Vitamin chỉ đảm bảo bạn không bị thiếu hụt dinh dưỡng quan trọng ở mức trầm trọng mà thôi.
Nếu bạn không thích uống hoặc không quen uống vitamin thì có thể uống chúng vào buổi tối hoặc uống cùng với những đồ ăn nhẹ. Bạn cũng có thể nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng sau đó. Nếu vitamin dường như làm cho bạn bị táo bón, hãy nhớ uống nhiều nước, tăng cường nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn và thường xuyên hoạt động thể chất.
Theo PLXH
Đậu bắp đa công dụng
Đậu bắp có mặt trong nhiều món ăn, từ chay đến mặn và cả làm "mồi" nhậu cho quý ông. Nếu nhìn ở khía cạnh món ăn bài thuốc, đậu bắp có khá nhiều công dụng.
Đậu bắp chứa nhiều axit folic, vì vậy, đây là món thai phụ nên dùng để phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi. Bà bầu nên chọn các món ăn với đậu bắp nhưng phong phú về nguyên liệu như: canh chua có nguyên liệu đậu bắp, đậu bắp xào tôm, đậu bắp tẩm bột chiên giòn ăn với rau xà lách, lẩu ăn với đậu bắp... Đậu bắp còn được xem như mỹ phẩm giúp đẹp da, mượt tóc, giữ vẻ trẻ trung cho đôi mắt, tăng cường sức khỏe nhờ bên trong thân hình "nhỏ con" chứa nhiều vitamin A, vitamin C, calci, kali, magne. Để đạt được công dụng làm đẹp, cần ăn các món hơi "mầu mỡ" một chút như: đậu bắp hấp mỡ hành, đậu bắp xào, đậu bắp hấp chấm kho quẹt...
Theo lương y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM thì những người bị tiểu đường, mỡ trong máu cao nên thường xuyên dùng đậu bắp. Chất xơ trong đậu bắp giúp giảm lượng mỡ trong hệ thống ống tiêu hóa, giúp đường hấp thu vào máu chậm. Như vậy, để đậu bắp có thể "hoàn thành nhiệm vụ", những ai có mỡ trong máu, tiểu đường cần ăn đậu bắp luộc, hấp; không ăn đậu bắp tẩm bột chiên giòn, đậu bắp xào. Nước đậu bắp luộc dùng để uống cũng có công dụng tương tự.
Đậu bắp chứa nhiều chất xơ. Trái đậu bắp khi căt ra khá nhớt, phần nhớt đó chứa xơ dạng hòa tan, còn "thân hình" và hạt đâu băp chứa xơ không hòa tan. Các nhà khoa học sau khi "cân đo" đã cho đáp số: một chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 4g chất xơ. Vì vậy, khi ăn các món nướng như: sườn nướng, xúc xích nướng, nên tiện tay nướng thêm it trai đậu bắp ăn kèm, vừa ngon miệng, không ngán, lại giúp cho việc tiêu hóa thuận lợi. Những ai thường xuyên bị táo bón nên dùng thử đậu bắp. Sau khi dùng khoảng hai ngày sẽ thấy hiệu quả. Tuy nhiên, để loại trừ táo bón, không nên "ưu ái" một mình đậu bắp mà nên ăn thay đổi cùng các món nhuận tràng khác như: khoai lang, đu đủ, bí đỏ, chuối, thanh long...
Bên cạnh làm "phụ tá" đắc lực cho hệ tiêu hóa, chất xơ trong đậu bắp còn giúp giảm cân nhờ sinh ít năng lượng (một chén đậu bắp chứa khoảng 30 kcal). Vì vậy, những ai đang "lên lịch" giảm cân nên đưa đậu bắp vào danh sách các món ăn. Tốt nhất là dùng một chén đậu bắp hấp chấm chao hoặc kho quẹt trước khi dùng cơm. Điều cần nhớ khi chế biến các món đậu bắp là chi nấu chín tới, không để quá lâu vì có thể mất hết sinh tố. Đậu bắp là món ăn sống ngon không kém ăn chín, song khi mua nên chọn đậu bắp nhỏ, có bề mặt mịn màng, không tì vết, ăn sẽ ngon hơn và giàu dinh dưỡng hơn loại đậu bắp lớn. Nhớ rửa sạch vì lông tơ trên vỏ đậu bắp khiên thuốc trừ sâu dễ bám. Để có rau sạch, nên trồng đậu bắp, vì đây là cây dễ trồng, sống được ở những nơi nắng gắt, đất không màu mỡ, rất sai trái.
Bên cạnh những công dụng có lợi nêu trên, "khuyết điểm" của đậu bắp là làm "lạnh" bụng. Những ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, không nên dùng loại rau này.
Theo vnexpress
Axit folic giúp giảm nguy cơ chậm nói ở trẻ Theo một nghiên cứu mới đây, bổ sung axit folic trước và trong thai kỳ làm giảm nguy cơ sinh con bị chậm phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi lên 3. Nghiên cứu của Na-Uy phát hiện ra rằng phụ nữ không bổ sung axit folic trước và trong thai kỳ tăng gấp hơn 2 lần nguy cơ có con bị chậm...