Cô Minh Khuyên và ước mơ gửi thanh xuân trên vùng đất khó

Theo dõi VGT trên

Hơn 13 năm gắn bó với nghề “gieo chữ”, cô giáo trẻ Bùi Thị Minh Khuyên đã dạy học ở nhiều điểm trường khó khăn huyện Mường Tè, Lai Châu. Với cô Khuyên, giúp đỡ học sinh không chỉ là tình thương, niềm vui,

Cô Minh Khuyên và ước mơ gửi thanh xuân trên vùng đất khó - Hình 1

Cô Bùi Thị Minh Khuyên luôn tận tâm vì học trò. Ảnh: NVCC

Hơn 13 năm gắn bó với nghề “gieo chữ”, cô giáo trẻ Bùi Thị Minh Khuyên đã dạy học ở nhiều điểm trường khó khăn huyện Mường Tè, Lai Châu. Với cô Khuyên, giúp đỡ học sinh không chỉ là tình thương, niềm vui, mà còn là trách nhiệm của người thầy.

Ước mơ làm cô giáo vùng cao

Cô Bùi Thị Minh Khuyên sinh ra và lớn lên tại Đoan Hùng, Phú Thọ. Từ nhỏ, hình ảnh những người thầy đứng trên bục giảng, đam mê truyền đạt kiến thức cho học sinh (HS) đã “ngấm” và nuôi dưỡng ước mơ trở thành cô giáo trong cô. Không chỉ tận tụy với công việc chuyên môn, cô còn tích cực kết nối, kêu gọi cộng đồng, cá nhân hỗ trợ cho giáo dục và học sinh vùng cao.

Năm 2008, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, cô sinh viên trẻ Minh Khuyên quyết định lên Lai Châu lập nghiệp. Sở dĩ không chọn trở về quê hay nơi thuận lợi hơn bởi từ lâu mảnh đất Tây Bắc với cô đầy cuốn hút. Và đặc biệt hơn, cô thấy ở đó có biết bao HS khó khăn cần giúp đỡ để có tương lai tốt đẹp hơn.

Nơi đầu tiên cô nhận công tác là Trường Phổ thông cơ sở Nậm Manh (xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu). Dạy học 2 năm, tới 10/2010 cô chuyển sang Trường Phổ thông cơ sở Nậm Khao (xã Nậm Khao, huyện Mường Tè). Tháng 8/2016, cô tiếp tục chuyển về Trường PTDTBT Tiểu học Pa Ủ (xã Pa Ủ huyện Mường Tè).

Hơn 13 năm công tác, cô Bùi Thị Minh Khuyên có tới 8 năm dạy học ở những điểm trường khó cả về điều kiện cơ sở vật chất trường lớp lẫn đời sống sinh hoạt. Không điện, nước, thiếu sóng điện thoại, nhà công vụ tạm bợ.

HS 100% người dân tộc (Khơ Mú, La Hủ, Mông…) nhút nhát, nhận thức chậm và sợ học… là những khó khăn cô thường xuyên phải đối diện. Chính vì vậy, bản thân cô Khuyên khi về nhận nhiệm vụ ở vùng đất này đã xác định phải thực sự yêu nghề, yêu trẻ mới có thể vượt lên thách thức để hoàn thành nhiệm vụ.

Nhớ lại quãng thời gian đã qua, cô Khuyên kể: Khi dạy học tại điểm trường Nậm Manh, lớp học là nhà bạt, xung quanh quây tre nứa, không có điện, để vào điểm trường phải đi đò. Đến khi được Nhà nước đầu tư trường lớp khang trang, có đường ô tô chạy, có điện năng lượng…, cô lại chuyển công tác và dạy học ở những những điểm trường ở các xã, bản khó khăn hơn như Nậm Khao, Huổi Pát, Sán Lá, Pa Ủ…

Video đang HOT

Trên hành trình giáo dục tại Mường Tè, cô Khuyên mãi không quên những lần đi thôn bản, vào tận nhà vận động HS đi học. “HS dân tộc hay sợ, ngại học. Các em quen ở nhà lao động, chơi tự do. Khi cô giáo đến gọi đi học không chỉ phụ huynh mà cả HS cũng “ghét” cô giáo lắm…

Đứa nhẹ nhàng thì trốn cô, đứa phản ứng mạnh cầm gậy vụt cô. Có HS cầm đá ném thẳng vào người cô, nếu không đội mũ bảo hiểm chắc chắn sẽ vỡ đầu bởi khi đá bật xuống chân còn đau điếng. Có HS cô nịnh đi học không đi, cô bế lên tay đưa tới trường, chúng giãy giụa chán rồi cắn tay cô thật mạnh mong cô thả ra để “thoát” học…”, cô Khuyên kể.

“Những lúc như vậy, nhiều người hỏi em có buồn, nản không, nói thật là có. Cộng thêm hoàn cảnh gia đình ở xa, mẹ già ốm đau bệnh tật… không ít lần em chảy nước mắt tủi thân. Nhưng càng khó khăn, em càng rút ra cho mình kinh nghiệm giáo dục với HS dân tộc. Đôi khi GV phải lì với cả phụ huynh và HS, chấp nhận nghe mắng, từ chối không đi học… để thuyết phục bằng được HS đến trường”, cô Khuyên tâm sự.

Cô Minh Khuyên và ước mơ gửi thanh xuân trên vùng đất khó - Hình 2

Đường tới trường của GV, HS Trường PTDTBT Tiểu học Pa Ủ còn nhiều vất vả. Ảnh: NVCC

Cầu nối giáo dục vùng khó

Dạy học ở núi vùng cao nhiều năm, cô Khuyên thấu hiểu những khó khăn về vật chất đã tác động đến cuộc sống, học tập của các em. HS của cô hàng ngày phải học tập trong những lớp học thiếu điện, đồ dùng học tập, quần áo chưa đủ, nhiều em ăn chưa no. Có những em lại bệnh tật hiểm nghèo nhưng gia đình không có khả năng chữa trị khiến các em đau đớn chịu đựng.

Với mong muốn hỗ trợ cho giáo dục và HS vùng khó tốt hơn, cô Khuyên nhiều năm qua tích cực với hoạt động kết nối, kêu gọi từ thiện trong cộng đồng, cá nhân, các tổ chức xã hội để cùng chung tay giúp sức. Từ việc thiếu điện tại điểm trường, HS thiếu quần áo, sách bút, lương thực thực phẩm… đều được cô Khuyên chia sẻ và kêu gọi ủng hộ. Từ những thông tin này, nhiều cá nhân và tổ chức đã ủng hộ kinh phí lắp thiết bị điện năng lượng mặt trời; hỗ trợ sửa chữa, xây dựng điểm trường; ủng hộ quần áo, thực phẩm, thiết bị dạy học cho HS…

Sáng kiến “Thắp sáng bản em” dùng quỹ lắp pin năng lượng mặt trời cho điểm bản Cò Lò xã Pa Ủ và “Tuyên truyền kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước” giúp HS có thêm kiến thức, kỹ năng phản ứng khi có tình huống tai nạn đuối nước xảy ra được cô Khuyên gửi đi đã được trao giải thưởng và cấp quỹ.

Hiện nay, với nguồn quỹ được cấp và dưới sự giám sát của T.Ư Đoàn, cô Khuyên đã triển khai lắp được 6 bộ pin năng lượng mặt trời cho 3 điểm trường với tổng kinh phí 84 triệu đồng trong tổng số 25 điểm trường chưa có điện trên toàn huyện.

Gần đây nhất, qua kêu gọi, kết nối của cô Khuyên, các tổ chức cá nhân đã hỗ trợ thăm khám và chữa trị cho HS Vàng Nhù Xa bị chấn thương đốt sống lưng với số tiền quyên góp lên tới hơn 160 triệu đồng. Đặc biệt, từ sự kết nối thành công với Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, một số câu lạc bộ, Tổ chức phi chính phủ đã hỗ trợ xây dựng thành công 6 điểm trường tại các xã Nậm Chà (huyện Nậm Nhùn), xã Pa Tần (huyện Sìn Hồ), Pa Vệ Sử, xã Pa Ủ (huyện Mường Tè).

Cô Bùi Thị Minh Khuyên được đào tạo bài bản, làm việc khoa học, hội đồng nhà trường luôn đánh giá tốt trong chuyên môn. Cô cũng nhiệt tình, tâm huyết với nghề và đặc biệt trong công tác giúp đỡ, chăm sóc HS. Những hoạt động kết nối, thiện nguyện mà cô Khuyên đã và đang làm không chỉ tạo ra giá trị vật chất, hỗ trợ tích cực cho giáo dục và HS vùng khó mà còn lan tỏa những việc làm ý nghĩa trong giáo dục. - Thầy Hà Ánh Hùng, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Pa Ủ

Cô Tuyết bám bản "quên" bệnh tật

Tuyết 33 tuổi đã 8 năm bị viêm cầu thận mãn tính. Khi biết mình bệnh cô bảo mẹ: "Con bị nặng mẹ đừng chữa nhé! Nhà nghèo, đông con, mẹ dành tiền cho các em ăn học...".

Cô Tuyết bám bản quên bệnh tật - Hình 1

Cô Nguyễn Thị Tuyết luôn nỗ lực không ngừng vì nghề giáo là ước mơ. Ảnh: NVCC

Những lúc bệnh tật dày vò, Tuyết "nước mắt chan cơm" nhớ về mẹ già, em thơ và đàn "con nhỏ" ở trường.

Chắc em "buông" thôi!

Rời Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên, cô gái trẻ Nguyễn Thị Tuyết (SN 1988) đã nắn nót từng chữ để viết vào lá đơn xin lên huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên công tác.

Với hoài bão của tuổi trẻ, cô hăm hở vượt 800km lên đường nhận nhiệm vụ không chút đắn đo. Cô Tuyết cũng chỉ biết đến huyện Mường Nhé là huyện miền núi, biên giới, khó khăn qua đài, báo chứ nào đã một lần được đặt chân.

"Vì từ nhỏ em đã ước mơ được dạy học cho các cháu vùng cao nên em cứ đi thôi chứ chẳng nghĩ gì. Ai ngờ khi vào đây thấy cuộc sống khó khăn quá, lại thấy thương các cháu hơn!", cô Tuyết nhớ lại.

Năm 2011, cô Tuyết được tuyển dụng và phân công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Na Cô Sa, xã Na Cô Sa, huyện Mường Nhé (nay thuộc huyện Nậm Pồ). Khó khăn thì nhiều vô kể vì ở đó gần như tất cả bắt đầu bằng con số "0". Không biết tiếng dân tộc, không có nhà ở, một số điểm bản không đường, không có điện... Những giáo viên như cô Tuyết phải nhờ đến cánh nam nhi dựng hộ những túp lều nhỏ ven suối để làm nhà ở.

Thế rồi, 2 năm sau cô thấy trong người có biểu hiện lạ. Cảm nhận rõ tình hình sức khỏe của mình, cô Tuyết đã xin nhà trường cho đi thăm khám để kiểm tra sức khỏe. Và rồi cô nhận được tin mình bị viêm cầu thận mãn tính như tiếng "sét đánh" ngang tai.

"Ban đầu em cũng nghĩ rằng bị suy thận và nghĩ miên man rằng nếu đúng mà bị suy thận thật thì chắc em "buông" thôi. Em đọc báo, thấy bảo bệnh đó không thể chữa chạy cho khỏi được. Nếu chữa chạy thì cũng mất rất nhiều tiền", cô Tuyết nghĩ lại.

"Ngay sau đó, em đã gọi về cho mẹ và nói: Nếu con bị nặng thì mẹ đừng chạy chữa cho con nhé! Nhà mình nghèo, lại đông con, mẹ nên dành tiền cho các em ăn học... Nhà em có 4 chị em gái. Em là thứ hai. Hai em một đứa học phổ thông còn lại thì học chuyên nghiệp. Nếu chạy chữa thì mẹ em lấy đâu ra tiền để lo bây giờ", Tuyết nghẹn ngào.

"Nước mắt chan cơm"

Cứ thế, 8 năm đằng đẵng trôi qua, cô Tuyết cứ nén nỗi đau của riêng mình để bám bản, bám trường, bám từng trang giáo án và cùng sống chung với bệnh.

Mỗi năm cô dành dụm quỹ thời gian và tiền bạc ít ỏi có được cho vài lần vượt hơn 800km đường rừng để về Hà Nội chữa bệnh. Dành được bao nhiêu thì chỉ một lần đi thăm khám, thuốc men là hết.

Thương con, mẹ cô ở quê nhà Hưng Yên vẫn cóp nhặt từng đồng, nghe thấy ở đâu có thầy giỏi là tìm đến mua thuốc Nam về rồi lại gửi lên trường cho con. Ngần ấy thời gian cô sống chung với bệnh là ngần ấy ngày cô uống thuốc thay cơm.

Năm 2021, cô Tuyết bước sang tuổi 33. Các cụ ngày xưa thường nói: "Trai 30 tuổi còn son/ Gái 30 tuổi đã toan về già". Cô Tuyết hiểu điều đó hơn ai hết bởi những lúc ốm đau, trái nắng trở trời, cô Tuyết cũng từng nghĩ đến một "bờ vai" để nương tựa. Thế nhưng nào có được như mong muốn. Khi hỏi về chuyện riêng tư và mong muốn cuộc sống gia đình, cô Tuyết chỉ cười nhẹ: "Em cũng đã nghĩ đến, nhưng hãy để tùy duyên anh ạ!".

Những lúc ốm đau, chẳng người chăm sóc cô Tuyết lại "nước mắt chan cơm" nhớ về mẹ, nhớ về đàn em thơ nơi quê nhà. Cô chỉ muốn chạy thật nhanh về để ôm chầm lấy mẹ. Nhưng rồi cô lại nghĩ đến tương lai của đám trẻ vùng cao nên cũng chẳng đành lòng bước đi.

"Lúc em buồn, em lại rủ học sinh của mình ra vườn hoa chơi, rủ các em lao động, dọn vệ sinh trường lớp, cô trò quây quần bên nhau để thời gian trôi qua mau. Với lại nghề giáo đó là ước mơ của em từ lâu rồi mà, làm sao em bỏ lại các cháu ở đây được chứ!", cô Tuyết tỏ vẻ mạnh mẽ.

"Trước thì cô Tuyết ở điểm bản xa, khó khăn vất vả. Biết là các cô từ xuôi lên rất thiệt thòi nên nhà trường đã điều động cô về điểm trường trung tâm vừa là để cho cô đỡ vất vả. Cũng là để cho cô có cơ hội gặp gỡ mọi người. Biết đâu duyên lành sẽ đến", thầy giáo Nguyễn Văn Quân - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Na Cô Sa nói.

"Trong công việc thì cô Tuyết là người có chuyên môn tốt, có năng lực và luôn hết lòng với học sinh. Năm trước, cô nằm trong đội tuyển đi thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cô đã đoạt giải. Đó là dấu ấn về chuyên môn mà cô tạo ra, chứ không phải bi quan khi biết mình có bệnh đâu. Còn ngoài công việc, cô ấy rất thân thiện, gần gũi với bạn bè, đồng nghiệp, luôn được mọi người yêu mến", thầy Quân chia sẻ.

"Cô ấy bị viêm cầu thận mãn tính. Thời gian đầu khi mới phát hiện ra bệnh thì nhà trường cũng tạo điều kiện cho cô ấy nghỉ 1 tháng không lương theo nguyện vọng cá nhân để điều trị dưới Hà Nội. Cô ấy cứ miệt mài điều trị như thế nên giờ bệnh tình cũng thuyên giảm rồi. Gần 2 năm nay, mỗi năm cô ấy chỉ phải về khám, theo dõi và điều trị khoảng 3 - 4 lần thôi chứ không như trước nữa. Cá nhân tôi cũng như thầy cô ở trường luôn mong cô sớm khỏi bệnh để yên tâm cống hiến", thầy giáo Nguyễn Văn Quân nói thêm.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên liên tục "tung chiêu" diễn bikini nhưng gây thất vọng
13:56:44 15/11/2024
Người phụ nữ bị chồng cũ đâm, bò ra khỏi nhà kêu cứu
12:38:10 15/11/2024
Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên lộ diện, "hóa bướm" cực đã mắt gây bùng nổ sân khấu!
12:30:32 15/11/2024
Chăm chồng liệt giường vẫn chịu đựng đắng cay, tôi quyết chia tay nhưng chết lặng khi nghe cuộc trò chuyện của anh với mẹ
11:43:24 15/11/2024
Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên diễn dạ hội gây ngỡ ngàng, netizen chê sến sẩm chìm nghỉm giữa sân khấu
14:15:26 15/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây đón tiếp bố mẹ chồng theo cách đặc biệt, đêm khuya ôm hoa đứng trước biệt thự bạc tỷ gây chú ý
10:39:08 15/11/2024
Mối quan hệ của Chi Dân và An Tây trước khi bị bắt
14:21:25 15/11/2024
Hát ở Mỹ khi đang bị 'cấm sóng', Đàm Vĩnh Hưng không bị xử phạt
11:45:39 15/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hôm nay nấu gì: Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối

Ẩm thực

16:37:33 15/11/2024
Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối. Món ăn đều gần gũi, dân dã nhưng vô cùng trôi cơm, khiến ai thưởng thức cũng thích.

Vé "chợ đen" concert Anh Trai bị đẩy giá cao gấp 8 lần

Nhạc việt

16:32:39 15/11/2024
Một bài đăng với nội dung bán lại 2 vé VIP của concert Anh Trai Say Hi với mức giá 5 triệu đồng/vé (giá gốc là 2,2 triệu/vé) ngay lập tức nhận được nhiều bình luận hỏi mua.

Triều Tiên sẽ sản xuất hàng loạt máy bay không người lái

Thế giới

16:28:27 15/11/2024
Các máy bay không người lái có phạm vi tấn công khác nhau là để thực hiện nhiệm vụ tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào của kẻ thù trên mặt đất và trên biển , cơ quan này cho biết.

Bức ảnh khiến Lisa bị chỉ trích "hư hỏng", cổ xuý phong cách phản cảm

Nhạc quốc tế

16:27:43 15/11/2024
Tối 13/11, Lisa đã tổ chức fan meeting tại quê nhà Thái Lan. Sự kiện nằm trong khuôn khổ fan meeting tour châu Á đầu tiên trong sự nghiệp solo của em út BLACKPINK.

Sau ngày 17/11: 3 tuổi Tiền Tài tăng đột biến, không thành tỷ phú cũng là đại gia

Trắc nghiệm

16:02:30 15/11/2024
Dậu là con giáp sẽ gặp rất nhiều may mắn sau ngày 17/11. Họ hứa hẹn sẽ có một sự thay đổi ngoạn mục trong công việc, nhất là về mặt tài chính. Dậu rất có sức ảnh hưởng trong tập thể, dễ được nâng đỡ trong công việc.

1 người phơi quần áo, cả nhà mắc bệnh: Hóa ra đây là cách làm rất sai

Sáng tạo

15:46:23 15/11/2024
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần giặt xong rồi treo quần áo lên phơi là xong. Nhưng ít ai biết, phơi quần áo không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, lâu dài sẽ dễ sinh bệnh.

Bức ảnh chụp bóng lưng của 3 nữ sinh khiến hàng triệu người dừng chân

Netizen

15:37:09 15/11/2024
Có một tình bạn đẹp quả thực là điều vô cùng đáng quý. Tuy không phức tạp, lãng mạn như tình yêu, nhưng tình bạn thực sự là một điều rất đáng được chúng ta chăm chút và trân trọng.

Sự nghiệp Messi chao đảo

Sao thể thao

15:02:48 15/11/2024
Lionel Messi, cái tên đồng nghĩa với sự phi thường trong thế giới bóng đá, đang trải qua những ngày tháng 11 đầy sóng gió.

Hé lộ về người bạn trai độc hại của Rosé (BLACKPINK): "Ghen tuông, chiếm hữu, giỏi thao túng"

Sao châu á

14:44:55 15/11/2024
Ca khúc Toxic Till The End được cư dân mạng quan tâm đặc biệt vì lời bài hát được cho là hé lộ về mối quan hệ độc hại mà Rosé từng trải qua.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

Tin nổi bật

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

Cuộc sống của Quang Minh và vợ kém 37 tuổi sau khi sinh con trai

Sao việt

14:09:25 15/11/2024
Quang Minh chứng minh là bố bỉm thực thụ khi ngồi thay tã cho con. Được biết, con trai của cặp đôi được sinh ra tại một bệnh viện ở TP.HCM và có tên là Dustin.