Cơ hội để con ‘bung lụa’

Theo dõi VGT trên

Tôi vẫn hay nói đùa, kỳ nghỉ vì dịch COVID-19 là cơ hội để các con “bung lụa”, được làm những gì con thích.

Cơ hội để con bung lụa - Hình 1

Sản phẩm của con – Ảnh: HÀ ANH THU

Con trai đầu của tôi đang học lớp 12, con gái út học lớp 8. Nghỉ học lâu ngày, con gái như bị bó chân ở nhà. Con cảm thấy thời gian chậm lại và thấy nhớ lớp, nhớ trường, nhớ bạn. Vốn ham học, con luôn tự học và cố gắng hoàn thành bài cô giáo giao qua mạng, nếu cô chưa giao bài kịp thì con vẽ.

Khuyến khích sáng tạo

Con gái thích viết văn và làm thiết kế thời trang nên học sáng tạo thiết kế là cơ bản, vì vậy tôi rất khuyến khích. Nhiều hôm con gái đóng cửa trong phòng riêng, tôi biết con đang “làm việc” với tất cả niềm đam mê của mình.

Con có khả năng tập trung cao độ, làm việc độc lập như thế và cảm thấy thời gian nghỉ học ở nhà không bị phí hoài, nhàm chán. Nhìn sản phẩm do con vẽ, tôi biết con đã dành khá nhiều tâm huyết trong đó.

Vì thành viên nào cũng suy nghĩ tích cực, nếp sống nhà tôi vẫn giữ nguyên, không bị đảo lộn nhiều vì các con đều có ý thức tự học và biết sáng tạo, biết phân bổ thời gian học, chơi hợp lý.

Từ lâu, chúng tôi luôn dạy con tự lập, tự lo được cho bản thân và những kỹ năng cần thiết. Được giáo dục tự lập từ bé nên các con đều có thể lo được cơm nước, bởi vậy dịch bệnh xảy ra, không ai cảm thấy “sốc” mà ngược lại hòa nhập, thích ứng rất nhanh.

Tôi nghĩ, thay vì mệt mỏi, ta thán hay hoang mang, đây là cơ hội để các con chơi với nhau, gần nhau hơn nữa, cùng chơi cờ vua, cá ngựa, cùng đối thoại với nhau bằng tiếng Anh. Thực tế, bình thường các con lo học, lo làm bài, ít có thời gian chơi với nhau.

Sinh hoạt gia đình tôi cũng thật sự hướng nội. Tôi vốn là người rất thực tế, không quá câu nệ chuyện giỏi hay phải điểm cao, nên các con học ở nhà hay học trên trường cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Không đề cao điểm số

Dù con trai đang cuối cấp nhưng tôi không lo sốt vó như nhiều phụ huynh khác. Con học nhạc là chính, học văn hóa ở trung tâm giáo dục thường xuyên nên cảm thấy rất nhẹ nhàng, không nhiều áp lực.

Video đang HOT

Không đề cao điểm số, coi trọng thành tích nên tôi không tạo sức ép gì cho con, con thích học gì thì tôi sẽ ủng hộ. Không cấm cản cũng không gây áp lực cho con, không muốn tạo gánh nặng học giỏi, thành tích cao lên đôi vai con.

Tôi luôn tâm niệm, đại học không phải cánh cửa duy nhất vào đời, cứ giỏi chuyên môn, còn những việc khác sẽ tự tốt đẹp. Căn bản quan điểm giáo dục của tôi chính là hướng nghiệp cho con sớm, lên kế hoạch và bám sát kế hoạch. Về cơ bản, nhà tôi tập trung đầu tư lối sống dồi dào văn hóa và học tập trung chứ không chạy theo thành tích.

Việc dịch COVID-19 xảy đến, như một người bạn của tôi chia sẻ trên Facebook, chính là lúc phát huy cách sống của người Việt mình xưa: Có 9 đồng thì chi tiêu 5 đồng thôi, còn 4 đồng phải dành dụm lúc thóc cao gạo kém.

Đời không ai biết chữ ngờ. Vì vậy, việc sống tiết kiệm, biết chi tiêu có kế hoạch là thật sự cần. Đây giống như một bài học lớn dạy một bộ phận lớp trẻ phải học cách “sống lại cho đúng”.

Dịch bệnh, mỗi người, mỗi gia đình phải tự thay đổi để thích nghi với tình hình mới. Thay đổi nếp sống, cùng nhau học và cùng nhau làm việc nên mọi thành viên đều cảm thấy không bị căng thẳng. Nhà tôi đã “đứng yên” từ hơn một tháng nay, chợ búa, đồ ăn cũng theo thói quen cũ là đi một lần, sơ chế, trữ trong tủ lạnh từ 3 đến 5 ngày.

Ở bên các con, chiêm ngưỡng những “tác phẩm” của các con, tự khắc phục những khó khăn, gia đình tôi không bị bức bối, ngột ngạt bởi dịch bệnh. Tôi biết, các con cũng học được nhiều điều quý giá qua dịch bệnh.

Dành thời gian bên con nhiều hơn

Tôi tranh thủ dành thời gian bên các con nhiều hơn, tập luyện thể dục để giữ gìn sức khỏe, yêu bản thân và yêu gia đình, có trách nhiệm với gia đình hơn.

Tôi dạy các con cách sống tiết kiệm, chi tiêu có kế hoạch, biết trân trọng đồng tiền, dạy con những kỹ năng cần thiết để thích nghi với điều kiện sống mới.

Giải tỏa căng thẳng cho con

Cơ hội để con bung lụa - Hình 2

Một bạn nhỏ tự học làm chú lính chì nhảy dù qua mạng – Ảnh: HẢI SA

Một đồng nghiệp của tôi cho biết khoảng hai tuần trở lại đây, cậu con trai đang học lớp 4 bỗng dưng thay đổi tính tình đến lạ. Mỗi lúc thấy ba mẹ chuẩn bị đi làm hay ra ngoài có việc là hạch hỏi đủ thứ theo kiểu “khi nào về?”, “đi để làm gì?”, “ sao ba mẹ cứ đi hoài vậy?”… Chưa hết, cu cậu còn đòi đi theo. Nếu ba mẹ không cho đi là khóc la om sòm.

Cùng tâm trạng đó là câu chuyện của người chị họ của tôi với cô con gái đang học lớp 6. Cứ mỗi lần nhận được thông báo của nhà trường về việc kéo dài thời gian nghỉ học để tránh dịch là con bé nổi cáu lên với ba mẹ, lúc thì lầm lì suốt cả ngày không thèm đếm xỉa đến ai. Đáng lo là từ trước đến giờ con bé có tiếng là ngoan hiền, lễ phép.

Theo các khuyến cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong kỳ nghỉ học kéo dài do dịch COVID-19, nếu trẻ có những biểu hiện khác lạ, tính tình thay đổi theo chiều hướng tiêu cực… rất có thể trẻ đang rơi vào trạng thái căng thẳng.

Tùy theo độ tuổi, môi trường sống mà mỗi trẻ có thể phản ứng với sự căng thẳng theo các cách khác nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy căng thẳng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng miễn dịch.

Do đó đây là lúc cha mẹ cần quan tâm, chia sẻ với các con nhiều hơn. Cha mẹ hãy đáp lại các phản ứng lạ của con trẻ bằng cách giúp đỡ, lắng nghe những mối bận tâm của trẻ, trao cho trẻ nhiều tình yêu và sự quan tâm hơn nữa.

CHUNG THANH HUY

Hiểu con hơn

Tôi đã biến kỳ nghỉ học nhàm chán, bó chân ở nhà trở thành cơ hội để hiểu con hơn, để con được giải phóng năng lượng tiêu cực trong học tập bấy lâu nay. Con nói: “Mẹ hãy cho con được học, được đọc và làm những gì con thích trong thời gian nghỉ học ở nhà được không ạ?”. Tôi đồng ý!

Nhìn con vạch ra những kế hoạch nhỏ, tự lập ra thời gian biểu hằng ngày, tự phân bổ thời gian các môn học mà con cho là hợp lý, được chủ động, được tôn trọng khiến con trở nên tươi tắn, hoạt bát và tự tin hơn. Không còn là đứa trẻ chây ì, uể oải mỗi sáng thức dậy, con tự giác ngồi vào bàn học và tỏ ra rất kỷ luật.

Con có quyền được tự lựa chọn và phân bổ, sắp xếp việc học ở nhà sao cho hợp lý. Con chủ động và cảm thấy rất có trách nhiệm với mỗi buổi học. Con tự giác và chủ động trao đổi bài vở với mẹ chứ không phải học đối phó.

Thật không ngờ, khi được làm “bạn học” của con, tôi mới thấy rõ nhất gánh nặng bài vở của con lớn như thế nào! Tôi ngộ ra, những khóa học thêm, khóa học bồi dưỡng trước đây mà tôi xem là bổ ích trở nên đáng sợ ra sao với một đứa trẻ.

Khi tin con, cha mẹ mới làm bạn được với con.

HẢI ANH

NGUYỆT ANH (ghi theo lời kể của một phụ huynh)

Nên giảm số lượng bài kiểm tra đối với học sinh vì dịch Covid-9

Nhiều giáo viên cho rằng nên giảm số lượng bài kiểm tra để phù hợp với bối cảnh học sinh phải nghỉ học kéo dài cũng như chương trình đã giảm tải.

Nên giảm số lượng bài kiểm tra đối với học sinh vì dịch Covid-9 - Hình 1

Nhiều ý kiến cho rằng nên giảm số bài kiểm tra trong học kỳ 2 - B.THANH

Việc học bị gián đoạn vì dịch Covid-19, kiến thức đã được điều chỉnh theo hướng giảm tải, do vậy nhiều giáo viên có ý kiến nên giảm số bài kiểm tra đối với học sinh.

Giảm từ 1 đến 2 bài kiểm tra 1 tiết

Theo như quy định của Bộ, trong thời gian tạm nghỉ do ảnh hưởng của dịch bênh, giáo viên thực hiện các bài giảng online, bài giảng trực tuyến và có thể chủ động tổ chức thực hiện bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra miệng có hệ số 1. Còn bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra học kỳ sẽ thực hiện khi học sinh quay trở lại trường thì

Theo giáo viên Võ Kim Bảo, Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM) trong học kỳ 2 của học sinh lớp 9, riêng môn ngữ văn có 9 cột điểm, trong đó 4 cột điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, thầy cô sẽ căn cứ vào tiến độ bài học online, trực tuyến hay truyền hình để kiểm tra học sinh sao cho nhẹ nhàng, không gây áp lực không đáng có. Nhưng còn lại là các bài kiểm tra 1 tiết, khi trở lại với việc học, các em sẽ phải liên tục làm để hoàn thành, sẽ rất áp lực.

Đặc biệt, thầy Bảo còn cho hay, trong hướng dẫn giảm tải môn ngữ văn lớp 9, các bài kiểm tra về thơ, kiểm tra về truyện, kiểm tra phần tiếng Việt đều được chỉ định "không thực hiện". Vậy nên theo cô Bảo, nên giảm bớt số cột điểm kiểm tra đối với học sinh, có thể từ 1 đến 2 bài, chẳng hạn.

Tương tự, giáo viên T.T.L, dạy ngữ văn tại Q.9, TP.HCM, nói rằng trong nội dung hướng dẫn giảm tải, bài kiểm tra thường xuyên thì không quy định, còn các bài kiểm tra 1 tiết là bài kiểm tra định kỳ thì không thực hiện. Vậy không biết Bộ có tính toán phương án giảm bài kiểm tra một tiết hay không?

Áp lực lớn nếu thực hiện đủ cột điểm

Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), phân tích sau khi đã giảm tải nội dung chương trình và trong bối cảnh thời gian học tập cũng như hình thức học tập bị ảnh hưởng nhiều mà vẫn thực hiện đúng chỉ tiêu số cột điểm thì cũng gây khó cho cả giáo viên lẫn học sinh. Theo tôi, nên giảm số cột điểm kiểm tra để thích ứng với thực tế và giảm áp lực cho cả thầy lẫn trò.

Hiện nay, khi thực hiện dạy online, trực tuyến chỉ kiểm tra thường xuyên, giám sát đánh giá thái độ năng lực học tập của học sinh và tinh thần là khi nào đi học trở lại mới kiểm tra định kỳ. Như vậy, lúc đó giáo viên cùng học sinh phải gấp rút bổ sung kiến thức, gấp rút kiểm tra cho đủ số cột và đặc biệt học sinh lớp 12 còn gấp rút ôn thi THPT quốc gia. Tất cả mọi việc đều phải gấp rút thực hiện với cường độ cao, áp lực lên học trò là rất lớn vì vậy cần có giải pháp hữu hiệu.

Do thời gian không nhiều và cũng không biết khi nào dịch bệnh mới kết thúc, nên chăng Bộ cân nhắc tính toán sao cho cột điểm bài kiểm tra tỷ lệ thuận với thời gian học tập cho phù hợp.

Ở bậc tiểu học, cô Võ Thị Thùy Linh (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho hay nên giảm tải bài kiểm tra giữa kỳ đối với học sinh lớp 4, lớp 5. Thực ra, bài kiểm tra này chỉ là bước đệm để giáo viên nắm bắt tình hình học tập, năng lực học tập của học trò. Còn phụ huynh cũng biết để tham gia kèm cặp con em. Tuy nhiên với tình hình hiện tại thì không nên tạo áp lực cũng như thực ra giáo viên vẫn chủ động đánh giá được khả năng của học sinh, qua nhiều hình thức chứ không cứ là bài kiểm tra.

Bích Thanh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chiến thắng đầu tiên của Việt Nam tại Miss Universe 2024
07:30:27 16/11/2024
Màn "hóa bướm" trên sân khấu Miss Universe của Kỳ Duyên bị "ném đá", phía nàng hậu nói gì?
07:15:18 16/11/2024
Nữ NSND vào Sài Gòn công tác, đăng một status liên quan tới chồng gây chú ý, hơn 300 bình luận
08:21:02 16/11/2024
Trịnh Sảng kêu cứu
07:06:13 16/11/2024
Thông gia vừa rời khỏi, mẹ chồng lập tức sai giúp việc lau nhà vì "bẩn," tôi xách đồ bỏ đi và để lại một câu nói khiến bà tức tím mặt
07:23:58 16/11/2024
Vừa đưa nhân tình vào nhà nghỉ thì cô lễ tân hớt hải chạy lên đưa cho chúng tôi thứ này, cảnh tượng sau đó khiến cả 2 kinh hãi thật sự
08:10:45 16/11/2024
Quá đói nên lỡ ăn đồ cúng trên bàn thờ, cô giúp việc kinh hãi khi gặp bóng đen lù lù từ phía sau kéo vào phòng
08:17:26 16/11/2024
Kẻ trốn nã trong xe giường nằm bị CSGT tóm gọn
06:29:54 16/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sao nam bị HIV thông báo trở về Việt Nam, bật khóc vì 1 lý do

Sao việt

11:28:11 16/11/2024
Mới đây, nam diễn viên sinh năm 1989 bất ngờ đăng tải hình ảnh check-in tại sân bay. Anh tiết lộ việc lên đường trở về Việt Nam sau thời gian dài ở căn nhà trọ tại Thái Lan.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 16/11/2024

Trắc nghiệm

11:09:34 16/11/2024
Con số may mắn hôm nay 16/11 theo theo năm sinh của 12 con giáp là số nào? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 16/11 là con số nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Ronaldo & Messi được đề cử Cầu thủ xuất sắc nhất năm

Sao thể thao

11:04:01 16/11/2024
Trong danh sách ứng viên rút gọn cho danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất trong năm 2024 của Globe Soccer vừa được công bố, cả 2 siêu sao Lionel Messi và Cristiano Ronaldo đều có tên.

Thảo nguyên ở Hà Giang đẹp như 'Thụy Sĩ thu nhỏ' giữa mùa hoa tam giác mạch

Du lịch

10:41:00 16/11/2024
Tháng 11, thảo nguyên Suôi Thầu được ví như Thụy Sĩ thu nhỏ với những ruộng hoa tam giác mạch nở rộ, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan, chụp ảnh.

Câu chuyện viral từ bức ảnh bóng lưng của người mẹ 49 tuổi và con gái 22 tuổi cùng ngồi ở bàn học trong đêm

Netizen

10:20:32 16/11/2024
Mỗi khi lướt mạng xã hội, khoảnh khắc bình yên của gia đình ai đó luôn khiến netizen dừng lại vài giây để cảm nhận sự ấm áp. Mới đây, trên MXH lan truyền bức ảnh bóng lưng của 2 mẹ con đang ôn bài cùng nhau

Ca sĩ gốc Hàn Han Sara: 'Tôi muốn được gọi là nghệ sĩ đến từ Việt Nam'

Nhạc việt

10:12:41 16/11/2024
Sau khoảng thời gian loay hoay tìm hướng đi, Han Sara thông báo trở thành nghệ sĩ độc quyền của công ty giải trí +84 Entertainment.

Sao Hàn 16/11: Sao nam bị tống tiền 101 lần; Rosé tiết lộ bạn trai ghen tuông

Sao châu á

09:43:33 16/11/2024
Junsu (JYJ) bị nữ streamer tống tiền 101 lần, với số tiền lên đến 15,2 tỷ đồng; Rosé chia sẻ mối quan hệ tình cảm mà cô cho là độc hại với bạn trai hay ghen tuông.

Chớm đông, học mẹ đảm Sài Gòn làm mắm chưng tôm thịt trứng muối đậm đà cực trôi cơm

Ẩm thực

09:39:52 16/11/2024
Thời tiết chuyển mùa, thưởng thức những món ăn đậm đà sẽ càng thích hợp cho bữa cơm gia đình. Nếu bạn chưa nghĩ ra món nào có thể tham khảo cách làm mắm cá chưng tôm thịt trứng dưới đây nhé!

Sau 1 ngày dọn tủ tôi đã nhận ra: 7 loại giày này cần bỏ đi gấp

Sáng tạo

09:37:39 16/11/2024
Trở ngại lớn nhất khi bắt đầu lối sống tối giản có lẽ là một ngôi nhà đầy rẫy quần áo không mặc tới, đồ ăn chất đống trong xó tủ hay những đôi giày nhét đầy tủ...

Bùng nổ sắc màu cho mùa thời trang mới

Thời trang

09:02:14 16/11/2024
Phong cách trang phục đa sắc không chỉ mang lại vẻ ngoài tươi mới mà còn thổi bừng sức sống cho bất cứ ai khoác lên mình, khẳng định dấu ấn riêng biệt đầy sắc màu trong thời trang.

Xuất hiện một tựa game Việt có đồ họa đẹp tới ngỡ ngàng, được so sánh với bom tấn của miHoYo

Mọt game

08:41:09 16/11/2024
Không ít game thủ đã phải bất ngờ trước những hình ảnh đẹp này từ phía trò chơi. Thời gian gần đây, các tựa game Việt đang dần dần tìm được chỗ đứng của mình.