Cô giáo trẻ làm đơn xin ra huyện đảo dạy học
Ở trường MN, Tiểu học Hoa phong ba (huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị) có 14 trẻ từ lớp mầm đến lớp chồi. Khó nhất là tạo hứng thú cho trẻ trong mỗi tiết học… – cô Nguyễn Thị Bé (SN 1990) tâm sự.
Gặp cô Bé ở huyện đảo khi cô vừa từ trường trở về nhà.
Nét nhỏ nhắn, với chiếc răng khểnh, cô niềm nở: Em học Sư phạm mầm non ra trường năm 2014. Sau khi ra trường, cô Bé vào TP.HCM làm giáo viên cho một trường mầm non tư thục với mức lương 3,5 triệu đồng/ tháng.
Cô Nguyễn Thị Bé và các học trò
Công việc đang tạm ổn thì đến năm 2017, khi có thông tin huyện đảo Cồn Cỏ thiếu giáo viên, cô Bé đã viết đơn tha thiết xin ra đảo công tác. Sau một tuần thì được huyện tiếp nhận.
Theo cô Bé, dù chưa được ra đảo lần nào nhưng động lực lớn để “không phải suy nghĩ nhiều” vì trước đây bố cô đi bộ đội đã đóng quân ở đảo Cồn Cỏ.
“Và em đã bén duyên với đảo đến nay, cũng có những lúc nhớ nhà, có lúc xao động – nhưng chưa bao giờ nghĩ sẽ bỏ đảo vào bờ” – cô Bé chia sẻ.
Chia sẻ về cuộc sống nơi đây, cô cười bảo “ra đảo cô được nhiều hơn. Lương cao hơn, được vào biên chế, có chồng, có con…”
Nhiều khó khăn
Video đang HOT
Kể về “ngôi nhà thứ 2″, cô Bé nói: Trường có đủ điều kiện dạy học mầm non và tiểu học nhưng chỉ mới duy trì được bậc học mầm non bởi khi học đến tiểu học, các em được đưa vào đất liền ở với ông bà và người thân để học tiếp. Lý do là số trẻ trên đảo không đủ để tổ chức lớp học.
Trẻ ở đảo, mỗi bài dạy phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần
Phụ huynh ở đây cứ con đến tuổi đi học là cho các con nhập học, cô không phải đi vận động nhưng số hộ gia đình sinh sống trên đảo chưa nhiều. Năm học 2020-2021, trường tuyển được đông học sinh nhất với 14 cháu, còn mọi năm chỉ vài cháu. Có năm chỉ tuyển được 2 cháu.
“Mặc dù có được sự đầu tư xây trường khang trang, có đầu tư cơ sở vật chất – nhưng so với đất liền trẻ ở đảo vẫn có thiệt thòi nhiều. Do đó, quá trình học thường tiếp thu chậm, thậm chí trẻ có tâm lý ỉ lại. Ở đảo, môi trường tiếp xúc chỉ đến trường và về với cha mẹ. Còn ở đất liền, trẻ được cha mẹ cho đi chơi công viên, các khu vui chơi…nên mạnh dạn hơn” – cô Bé so sánh.
Nói về khó khăn, cô Bé chia sẻ, lớp ghép đủ lứa tuổi từ 2-6 tuổi, một trò chơi mà chỉ có 2 trẻ thì rất khó khiến cho trẻ thấy hứng thú…
Về việc chăm sóc các bé, cô Bé cho hay, mùa hè thì mọi nhu yếu phẩm đỡ khó khăn hơn vì tàu ra vào nhiều. Nhưng mùa đông có khi nửa tháng, hoặc cả tháng không có tàu bè vào thì phải tích trữ đồ ăn trong tủ. Thịt, cá thì các cô (cả trường có 2 giáo viên – PV) phải gom của dân đi đánh bắt, còn rau thì tự cung tự cấp.
“Sự vất vả của giáo viên ở đây cũng tăng nhiều (cười) nhưng một thời gian cũng quen, bắt kịp nhịp sống” – cô Bé chia sẻ. Dù có nhiều khó khăn, nhưng khi ra đây là em xác định gắn bó với mảnh đất này lâu dài.
Chi tiết các mốc thời gian tuyển sinh đại học năm 2021
Dự kiến năm 2021, các trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 trước 17 giờ ngày 23/8. Sau khi có thông báo trúng tuyển của trường, thí sinh phải xác nhận nhập học đợt 1 trước ngày 1/9.
Ảnh minh họa
Đây là thông tin được nêu trong công văn hướng dẫn công tác tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng sư phạm mầm non năm 2021 vừa được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn ký ban hành.
Chi tiết các mốc thời gian tuyển sinh đại học năm 2021
Theo đó, dự kiến thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ ngày 27/4 đến 17 giờ ngày 11/5 ; đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến từ ngày 27/4 đến 17 giờ ngày 16/5 .
Sở GD-ĐT, các điểm thu nhận hồ sơ sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh; nhập thông tin đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển đợt 1 của thí sinh vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.
Thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển về Sở GD-ĐT trước ngày 30/5 .
Các trường tổ chức xét tuyển thẳng thí sinh theo quy định, cập nhật danh sách trúng tuyển vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và gửi kết quả xét tuyển thẳng cho các Sở GD-ĐT để thông báo cho thí sinh trước 17 giờ ngày 28/7.
Trước 17 giờ ngày 10/8, thí sinh trúng tuyển thẳng gửi hồ sơ và xác nhận nhập học tại các trường.
Trước 17 giờ ngày 3/8, Bộ GD-ĐT sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe.
Trước 17 giờ ngày 5/8, các trường điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và trang thông tin điện tử của trường.
Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (thí sinh chỉ được điều chỉnh theo phương thức trực tuyến) từ ngày 7/8 đến 17 giờ ngày 17/8. Thí sinh điều chỉnh sai sót liên quan đến ưu tiên đối tượng, khu vực sẽ thực hiện bằng phiếu và nộp tại điểm thu nhận hồ sơ.
Trước 17h ngày 19/8, thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển và đề nghị điều chỉnh sai sót nếu có.
Từ ngày 20/8 đến 17 giờ ngày 22/8, các trường thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1.
Các trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 dự kiến trước 17 giờ ngày 23/8.
Sau khi có thông báo trúng tuyển của trường, thí sinh phải xác nhận nhập học đợt 1 trước 17h ngày 1/9 (tính theo dấu bưu điện).
Từ 8/9 đến hết tháng 12/2021 , các trường còn thiếu chỉ tiêu sẽ xét tuyển bổ sung.
Trước ngày 31/12/2021 , các trường báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2020.
Cũng theo hướng dẫn này, Bộ GD-ĐT lưu ý, mức điểm ưu tiên được tính theo thang điểm 10 trên tổng điểm tối đa của 3 bài thi/môn thi trong tổ hợp xét tuyển là 30. Nếu trường xét tuyển với thang điểm khác với thang điểm này (ví dụ trường nhân hệ số môn chính trong tổ hợp xét tuyển) thì phải quy đổi mức điểm ưu tiên tương ứng với thang điểm mới và công bố trong Đề án tuyển sinh trước khi thí sinh đăng ký dự thi.
Ngoài ra, các quy định "điểm xét tốt nghiệp" trong quy chế được hiểu là một điều kiện (ngưỡng đảm bảo chất lượng) để thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên và nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.
Trường không được sử dụng để làm căn cứ xét tuyển trực tiếp. Quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định "điểm xét tốt nghiệp" đã bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng, mức ưu tiên không giống với mức ưu tiên trong Quy chế tuyển sinh.
Để tránh việc thí sinh cộng điểm ưu tiên 2 lần, nếu trường sử dụng "điểm xét tốt nghiệp" để xét tuyển, thì phải trừ đi điểm ưu tiên đã được cộng vào trong "điểm xét tốt nghiệp" sau đó mới cộng thêm ưu tiên theo quy định của Quy chế tuyển sinh để xét tuyển.
Cô giáo người Cơ Tu tri ân bản làng 10 năm tuổi nghề, cô giáo Trần Thị Bích Thu, GV Trường Mầm non Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) có đến 9 năm "cắm bản" ở thôn Tà Lang. Cô được chọn là đại sứ Chương trình "Điều ước cho em". Cô giáo Trần Thị Bích Thu có nhiều sáng kiến trong việc đưa văn hóa của đồng bào Cơ...