Cô giáo huyện đảo đam mê đổi mới

Theo dõi VGT trên

Cô Vũ Thị Thu Hoài (SN 1979), giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Cát Bà (huyện đảo Cát Bà, TP Hải Phòng) là tấm gương nhà giáo “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Trong đổi mới giáo dục, cô Hoài luôn tiên phong đi đầu.

Cô giáo huyện đảo đam mê đổi mới - Hình 1

Cô Hoài trong giờ ôn học sinh đội tuyển

Yêu trò, nguyện gắn bó với đảo nghèo

Cô Hoài sinh ra và lớn lên tại thị trấn Cát Hải, huyện đảo Cát Bà, TP Hải Phòng. Từ nhỏ đam mê nghề dạy học nên cô đã quyết tâm học tập tốt để từng bước chạm tới ước mơ là cô giáo trường làng.

Năm 1997 tốt nghiệp Trường THPT tại Cát Hải, cô Hoài thi đỗ vào Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Những năm “khăn gói” lên thủ đô học đại học, cô Hoài luôn nung nấu ý định sau này sẽ về quê hương để được đóng góp sức lực nhỏ bé cho sự phát triển của ngành giáo dục địa phương.

Cô Hoài chia sẻ, lý do cô chọn nghề sư phạm vì cô sinh ra tại đảo nghèo nên cô thấm hiểu nỗi vất vả của người dân, cũng như những thiệt thòi của các em học sinh tại đây. Cô muốn bằng tình yêu thương của mình gieo mầm tri thức để cất cánh ước mơ cho những học trò huyện đảo được bao cao, khẳng định được vị trí của mình trong xã hội.

Cô giáo huyện đảo đam mê đổi mới - Hình 2

Sinh ra và lớn lên tại huyện đảo, cô Hoài quyết tâm theo đuổi ngành sư phạm để được đóng góp sức mình cho ngành giáo dục quê hương

Ý định là thế, nhưng năm 2001, khi ra trường, cô Hoài bén duyên với ngành giáo dục huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) khi nhận công tác tại Trường THCS thị trấn Tiên Yên.

5 năm công tác tại huyện miền núi khó khăn, cô Hoài luôn hoàn thành công việc được giao và được lãnh đạo huyện đánh giá cao. Năm 2006, cô đã chuyển công tác về dạy tại Trường THPT Cát Bà, huyện Cát Bà, TP Hải Phòng.

Quá trình công tác tại trường, cô Hoài năng nổ tham gia các hoạt động phong trào đoàn với vai trò Phó chủ tịch Công đoàn nhà, Trưởng ban nữ công của trường.

Các năm học, cô giáo luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Năm 2012 cô Hoài tham gia thi giáo viên giỏi thành phố. Năm 2016-2017, cô là giáo viên chủ nhiệm giỏi thành phố, giáo viên tài năng, duyên dáng do Công đoàn Ngành tổ chức.

Trong những năm giảng dạy, cô giáo luôn đạt danh hiệu Lao động tiên tiến và là chiến sĩ thi đua cơ sở nhiều năm liền.

Năm học 2016-2017, cô Hoài vinh dự nhận Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và hoạt động Công đoàn.

Tại Trường THPT Cát Bà, cô Hoài có tiếng rèn học sinh giỏi. Năm học 2018-2019, 2019-2020, cô được ngành giáo dục trao Giấy chứng nhận đã có thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn đạt giải thành phố cấp THPT.

Video đang HOT

Năm học trước, cô giáo được Liên đoàn lao động thành phố tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.

Đặc biệt, cô Hoài được ngành Giáo dục Hải Phòng vinh danh nữ nhà giáo xuất sắc “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” giai đoạn 2015-2020.

Đam mê đổi mới

Trong quá trình công tác, cô Hoài luôn học hỏi đồng nghiệp, tìm tòi, trăn trở các phương pháp dạy học để nâng cao chuyên môn, giúp học sinh hiểu bài, yêu thích môn văn hơn.

Chính vì thế những giờ Ngữ văn của cô Hoài đều được học sinh chờ đón. Tiết học không nhàm chán với cách đọc chép truyền thống, cô Hoài luôn tìm những phương pháp hiện đại, lối dạy văn mở gắn liền với thực tiễn để giờ học nhẹ nhàng, thoải mái mà hiệu quả.

Cô Hoài cho hay, cô tham gia ôn thi học sinh giỏi nhiều năm, mỗi lần ôn tập, cô trò đều rất hăng say, miệt mài. Dù đã nhiều năm, nhưng cô vẫn mãi nhớ hình ảnh những học trò đã mang giải thưởng môn Ngữ văn về cho trường, cho lớp.

Trong số đó có: em Lê Hà Thanh, lớp 12A1 (năm học 2012-2013) giải Nhì thành phố; em Lê Hoàng Thảo Nhi, lớp 12A2 (năm học 2017-2018), giải Ba thành phố; em Trần Thu Hà, lớp 12A2, Phạm Bích Ngọc, lớp 12A1 (năm học 2019-2020), giải Khuyến khích cấp thành phố; em Nguyễn Ngọc Linh, lớp 12A4 (năm học 2020-2021), giải Khuyến khích cấp thành phố.

Cô giáo huyện đảo đam mê đổi mới - Hình 3

Bao “chuyến đò đã sang sông” nhưng cô Hoài vẫn nhớ y nguyên những kỉ niệm bên học trò với những giờ ôn luyện cho các kì thi học sinh giỏi.

Cô Hoài luôn đam mê đổi mới. Vì thế, khi toàn ngành Giáo dục thực hiện Chương trình GDPT 2018, cô giáo cùng đồng nghiệp chủ động tìm hiểu, bồi dưỡng chuyên môn hướng tới thay SGK vào năm học tới.

“Bản thân tôi xác định, đổi mới giáo dục là đổi mới căn bản, toàn diện với những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết. Đổi mới từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách. Đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học, trong đó nhân tố người thầy là quan trọng trong quá trình thực hiện”, cô Hoài cho biết.

Nhận thức rõ điều đó nên bản thân cô giáo đã chuẩn bị tâm thế để đón nhận chương trình mới. Cô nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học, các phương pháp dạy học tích cực. Cố gắng chuyển hoá các phương pháp dạy học, từ dạy theo cách truyền thống, truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức.

Thời đại công nghệ 4.0 cùng nhiều phương pháp dạy học hiện đại, Cô Hoài đã ứng dụng CNTT không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Trên hết, cô Hoài luôn gương mẫu trong tác phong, lối sống, với cách ứng xử mô phạm. Cô dạy học trò bằng lòng nhân ái, gần gũi. Đổi lại, đã bao “chuyến đò sang sông”, lớp lớp học sinh đều nhớ về cô, người mẹ hiền yêu quý.

Thầy giáo Nguyễn Trung Thành- Hiệu trưởng Trường THPT Cát Bà nhận xét, cô Hoài là một giáo viên giỏi chuyên môn. Cô luôn cần cù, chịu khó và đam mê đổi mới. Trong mọi phong trào của nhà trường cô giáo đều tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhiều học sinh có dấu hiệu "bất thường" khi trở lại trường sau giãn cách

Theo PGS.TS Vũ Thị Khánh Linh, trẻ gặp khó khăn về tâm lý khi trở lại trường sau thời gian giãn cách thường có dấu hiệu nhất định như vui buồn thất thường, đi kèm với khí sắc kém, luôn ủ ê, thiểu não.

Ngày 18/12, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hỗ trợ tâm lý học sinh trở lại trường học sau giãn cách".

Tham gia buổi tọa đàm có TS. Khúc Năng Toàn (Khoa Tâm lý - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); PGS.TS Vũ Thị Khánh Linh (Khoa Tâm lý - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); TS. Nguyễn Thị Thu Anh (Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành).

Nhiều học sinh có dấu hiệu bất thường khi trở lại trường sau giãn cách - Hình 1

Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hỗ trợ tâm lý học sinh trở lại trường học sau giãn cách".

Trẻ bất an, lo lắng khi quay trở lại trường

Chia sẻ tại tọa đàm, các chuyên gia cho biết, sau khoảng thời gian dài nghỉ dịch, phải ở nhà học online, việc trở lại trường đối với hầu hết học sinh được xem như một niềm vui, niềm mơ ước. Tuy nhiên, trong trạng thái háo hức đó, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn mà các em phải đối mặt; trong đó có thể kể đến những trở ngại về tâm lý.

"Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều trẻ rơi vào hoàn cảnh bố mẹ mất việc làm, gặp khó khăn về kinh tế, dẫn tới những mâu thuẫn không đáng có, thậm chí các em còn trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Một vài trường hợp, trẻ phải đối diện với việc đi cách ly với người thân. Tồi tệ hơn, nhiều em chịu đựng sự mất mát của những người mà các em vô cùng gắn bó.

Đó là dấu ấn mà thời kỳ Covid-19 để lại. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của trẻ khi các con quay trở lại trường, thậm chí còn ám ảnh đứa trẻ trong cả quãng đời về sau" - TS. Khúc Năng Toàn chia sẻ.

PGS.TS Vũ Thị Khánh Linh cũng đồng tình với quan điểm này. Chuyên gia cho biết, bên cạnh những trạng thái tâm lý có phần trầm trọng, đại dịch Covid-19 còn khiến trẻ mắc phải một số vấn đề tâm lý như: hoang mang, bất an hay lo lắng. Những hiện tượng này không quá trầm kha, tuy nhiên, nếu người lớn không chú ý và đưa ra cách thức giúp trẻ vượt qua, thì rất có thể những trạng thái tâm lý này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, hiệu quả học tập khi trẻ trở lại trường.

"Không chỉ chịu tác động tâm lý do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều trẻ còn gặp trường hợp bị dồn nén do trước thời điểm giãn cách, con cũng đã mắc phải những khó khăn tâm lý nhất định. Trong thời gian dịch bệnh, những vấn đề này chỉ ngủ yên chứ không hề nguội tắt. Và khi các con trở lại trường, đồng nghĩa với việc những vấn đề này cũng lớn lên.

Sự khó khăn về mặt tâm lý đặc biệt xảy đến với những học sinh trước kia vốn đã gặp khó khăn học đường. Chẳng hạn như vi phạm nội quy, thường xuyên bị bạn bè bắt nạt, hay bị thầy cô khiển trách, thì với đối tượng học sinh này, việc trở lại trường sau thời gian dài học trực tuyến như thể đến với một vùng đất đầy rẫy nguy cơ".

Theo PGS.TS Vũ Thị Khánh Linh, trẻ gặp khó khăn về tâm lý khi trở lại trường sau thời gian dài giãn cách thường có một số dấu hiệu nhất định. Biểu hiện đầu tiên mà thầy cô, cha mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy đó chính là sự thay đổi về tâm trạng; trẻ vui buồn thất thường, đi kèm với đó là khí sắc kém, khuôn mặt luôn ủ ê, thiểu não.

Ngoài ra, giờ giấc sinh hoạt của trẻ cũng thay đổi hoàn toàn khác. Ví dụ như các con khó ngủ vào buổi đêm nhưng buổi sáng lại dậy muộn, đến lớp dễ ngủ gật, thu mình trong các giờ ra chơi mặc dù trước kia con là người năng động, hoạt bát.

Dấu hiệu cuối cùng minh chứng việc các con đang gặp khó khăn về tâm lý là trẻ luôn cảm thấy bồn chồn, bất an, dễ giật mình, thậm chí là hay quên.

Nêu quan điểm về vấn đề này, TS. Khúc Năng Toàn cho biết, bên cạnh dấu hiệu liên quan đến tâm trạng, khí sắc; những trẻ gặp khó khăn về tâm lý khi quay trở lại trường sau giãn cách còn có những hành vi khác lạ.

"Cụ thể, nếu như trước kia, con luôn đi học đầy đủ, đúng giờ, nhưng sau thời gian nghỉ dịch, con đi học thất thường, buổi được buổi mất - đây có thể là dấu hiệu của khó khăn tâm lý mà con phải gánh chịu.

Đặc biệt, tôi cho rằng, thầy cô cần lưu ý đến những vết cắt, vết cứa, những tổn thương có thể quan sát trên da của học sinh. Thực tế, do có sự bất ổn về tâm lý, nhiều trẻ có những hành vi tự hại, gây ra những vết thương trên da thịt; nhưng khi tới lớp, các em tìm cách che đi. Khi đó, thầy cô cần để ý tới những học sinh có hành động che đậy một số bộ phận cơ thể mà vốn dĩ nó được phô bày ra, ví dụ như mu bàn tay, cánh tay, thậm chí là cổ, chân... Bởi ở đó, biết đâu là những vết đau mà con tự gây ra do chịu áp lực tâm lý quá lớn.

Nhận diện những dấu hiệu khó khăn tâm lý khi các con trở lại trường không khó. Cái khó ở đây là chúng ta sẽ phải dành thời gian, quan sát, để tâm và chú ý nhiều hơn tới con trẻ".

Thầy cô cần "định vị", lắng nghe cảm xúc của trẻ

Trao đổi tại buổi tọa đàm, cô giáo Phương Lan (Hà Nam) cho biết, trước kia, một số học sinh khi tới lớp thường khép nép, nhút nhát; do đó, trong khoảng thời gian nghỉ dịch, học online, các em cảm thấy thoải mái, thậm chí là thích cách học này. Điều khiến nhà giáo này trăn trở là khi quay trở lại trường, thay đổi phương thức học tập, liệu rằng những học sinh này có gặp khó khăn về tâm lý hay không.

Giải đáp cho vấn đề này, cô Nguyễn Thị Thu Anh cho hay, trong nhà trường, luôn tồn tại nhiều đối tượng học sinh với nhiều phong cách giao tiếp, trong đó có thể kể đến những học sinh nhút nhát, thích làm việc một mình.

Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành khẳng định, học trực tuyến lâu ngày, những học sinh này cũng sẽ chịu ảnh hưởng về tâm lý; tuy nhiên mức độ ảnh hưởng phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động của gia đình, thầy cô và khả năng vượt khó của các em.

Nhiều học sinh có dấu hiệu bất thường khi trở lại trường sau giãn cách - Hình 2

TS. Nguyễn Thị Thu Anh cho biết, thầy cô cần chú ý quan sát, phát hiện những khó khăn tâm lý khi trẻ trở lại trường để kịp thời tháo gỡ.

"Do đó, các thầy cô, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, cần dành sự quan tâm đặc biệt tới những học sinh này. Khi có cơ hội quay lại trường, các thầy cô nên quan sát, phát hiện ra những khó khăn của các em để kịp thời tháo gỡ. Còn trong trường hợp những học sinh này vẫn học online, đang chuẩn bị tâm thế quay lại trường, giáo viên có thể hướng nhiều học sinh cùng quan tâm đến một số học sinh rụt rè, nhút nhát này, đồng thời có sự kết nối với phụ huynh để các em có thể chủ động trong giao tiếp, nhanh chóng thích nghi khi đi học trở lại" - cô Thu Anh đề xuất.

Cũng tại buổi tọa đàm, một nhà giáo bày tỏ sự trăn trở: "Lớp tôi có một học sinh có người thân mất vì Covid-19. Đây là một cú sốc rất lớn với em. Vậy khi đối diện với trường hợp như vậy, giáo viên chúng tôi có thể làm gì?"

Đứng trước vấn đề này, TS. Khúc Năng Toàn cho hay, để giúp trẻ thoát khỏi nỗi ám ảnh về mặt tâm lý khi phải đối diện với nỗi đau mất người thân, trước tiên, giáo viên cần phải là người hiểu về diễn biến tâm lý của con trẻ.

"Nhìn chung, ở trường hợp này, tâm lý của trẻ sẽ diễn biến rất phức tạp. Đầu tiên, trẻ sẽ sốc, tìm cách cô lập bản thân, thoái lui khỏi các mối quan hệ. Sau đó, trẻ sẽ tìm cách tự phủ nhận rằng sự thật đau buồn kia không phải là sự thật.

Ở giai đoạn tiếp theo, các con lại sống trong sự hụt hẫng, cô đơn khi quay trở lại việc bản thân cần chấp nhận sự thật đó, kèm theo hàng loạt nỗi lo; thậm chí nhiều em còn có cảm giác tội lỗi, oán giận bản thân mình hay người đã mất.

Sau những cảm xúc trên, trẻ mới bước vào giai đoạn phục hồi, chấp nhận thực tế và tìm cách vươn lên. Do đó, giáo viên cần định vị đứa trẻ đang ở giai đoạn, diễn biến cảm xúc nào, sau đó tìm cách hiểu được những gì trẻ cần.

Để làm được điều này, thầy cô phải lắng nghe, tìm cách lắng nghe hay thậm chí phải gợi ý để trẻ tâm sự nỗi buồn. Sau đó, dù bất kể cảm xúc của con là gì, thầy cô đều phải ghi nhận, trân trọng và tìm cách định hướng, giúp đỡ. Giáo viên có thể kết nối đứa trẻ với bạn bè, thầy cô khác để con cảm thấy được sẻ chia. Tuyệt đối không được né tránh sự mất mát mà trẻ mắc phải, mà cần để trẻ nhìn nhận thực tế đó để nỗ lực vượt qua".

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia nhìn nhận, khi trở lại trường sau khoảng thời gian giãn cách, nhiều thầy cô thường có xu hướng chú trọng đến vấn đề đảm bảo chất lượng dạy học.

PGS.TS Vũ Thị Khánh Linh cho rằng, thầy cô, cha mẹ không nên đặt nặng áp lực lên con, bởi các con khỏe mạnh để đi học trở lại đã là một điều may mắn. Lượng kiến thức hổng cần có thời gian để bù đắp, không được nhồi nhét vội vàng mà cần có thời gian và lộ trình phù hợp, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn tới tâm lý trẻ em.

"Để trẻ thích nghi và bắt nhịp với việc học tập tại trường sau thời gian dài nghỉ dịch, thầy cô cần đồng hành cùng các con. Thứ nhất, đồng hành cùng con trong việc xây dựng lộ trình phù hợp.

Trên khung chương trình chung, giáo viên cần có sự phân hóa, phân loại các nhóm học sinh, bao gồm: nhóm học sinh gặp khó khăn tâm lý đặc biệt; những trẻ có nguy cơ tâm lý ít hơn; nhóm học sinh cực kỳ thoải mái với việc tới trường... từ đó sẽ thiết kế được nội dung kiến thức phù hợp với từng nhóm trẻ.

Thứ hai, sau khi lập ra lộ trình học tập, thầy cô cần cùng các con thực hiện. Điều này có thể được thể hiện qua sự tăng cường tương tác với các con trên lớp cũng như là ở nhà. Trên lớp, giáo viên có thể động viên, khuyến khích các con, nhưng cần có sự tinh tế để các con không nghĩ mình là đối tượng phải quan tâm đặc biệt.

Ngoài ra, thầy cô cần nhìn vào sự nỗ lực của các con thay vì thành tích mà con đạt được. Ở nhà, bên cạnh kết nối với phụ huynh, thầy cô có thể trao đổi với học sinh bằng những tin nhắn với nội dung nhắc nhở gần gũi, nhẹ nhàng" - PGS.TS Vũ Thị Khánh Linh nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"
21:47:13 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Ca sĩ Quốc Kháng vừa bị bắt vì lừa chạy án giá 9 tỉ đồng là ai?
23:13:51 05/11/2024
Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc
23:22:24 05/11/2024
Phương Trinh Jolie: Khi xấu xí, thất bại... tôi chỉ có Lý Bình
23:24:24 05/11/2024
Nữ Hoàng Ayodhaya: Cảnh vụng trộm nóng bỏng của Mai Davika
21:43:59 05/11/2024
Quán quân The Masked Singer thừa nhận ngoại tình với người cũ dù đã có 2 con
23:18:37 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bình Liêu đông nghìn nghịt, khách than 'không còn chỗ đứng'

Du lịch

07:29:55 06/11/2024
Cột mốc 1305 ( Sống Lưng Khủng Long Bình Liêu) và cột mốc 1297 (Lạng Sơn) đông kín khách du lịch, đặc biệt vào dịp cuối tuần, khi cỏ lau đang vào mùa nở rộ.

Công tác bầu cử tại Mỹ diễn ra thuận lợi

Thế giới

07:29:07 06/11/2024
Ngày 5/11 (theo giờ bờ Đông của Mỹ), hàng chục triệu cử tri New York và các bang ở bờ Đông đã tới các điểm bầu cử để bỏ phiếu bầu trong khuôn khổ cuộc tổng tuyển cử tại nước này.

Bắt phó ban chỉ huy quân sự xã nhận tiền giúp 10 người hoãn nhập ngũ

Pháp luật

07:28:58 06/11/2024
Ngày 5/11, Công an huyện Phú Ninh (Quảng Nam) đã khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Võ Thành Hưng, Phó Ban chỉ huy quân sự xã Tam Thành (huyện Phú Ninh) về hành vi Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản .

Cưới nhau 7 năm nhưng vẫn chưa được làm đàn bà, một hôm tôi chủ động rồi chết lặng khi biết sự thật về chồng

Góc tâm tình

07:06:32 06/11/2024
Nghe chồng nói mà tôi điếng người kinh ngạc, bảo sao suốt bao nhiêu năm chung sống anh chưa một lần chạm vào người mình.

Hoa hậu Khánh Vân diện váy cưới 'không đụng hàng', khoe body cực 'cháy'

Người đẹp

06:52:36 06/11/2024
Khác với hình ảnh những chiếc váy cưới trắng thướt tha, tạo hình cực slay này của Hoa hậu Khánh Vân khiến nhiều người trầm trồ.

Động thái của Huyền Lizzie và Phanh Lee giữa nghi vấn xích mích nghỉ chơi

Sao việt

06:45:51 06/11/2024
Phanh Lee chia sẻ khoảnh khắc trong bữa tiệc mừng sinh nhật bạn thân. Huyền Lizzie cũng xuất hiện trong sự kiện đặc biệt này

Cặp đôi hoàng tử và công chúa đẹp khuynh đảo Đêm hội Weibo 2024: Nhà gái xinh sang chưa bao giờ lỗi mốt

Sao châu á

06:42:22 06/11/2024
Điền Hi Vi và Vương Hạc Đệ cùng nhau xuất hiện trên sân khấu Đêm hội Weibo 2024 . Cả hai được khen đẹp như một cặp hoàng tử và công chúa.

Hà Nội: Sống dọc cung đường 'quái xế' đua xe, thấy tiếng gầm rú là tim ngưng đập

Tin nổi bật

06:35:27 06/11/2024
Hơn 300 phụ huynh ở Đồng Nai bị cảnh sát xử phạt vì giao xe máy cho con em chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện.

Con trai nuôi Ngọc Sơn: "Bị sập sân khấu cao 3m, tôi tưởng chết ở đó rồi"

Tv show

06:13:29 06/11/2024
Lần đó tôi về quê biểu diễn, bà con ùa lên sân khấu mấy trăm người để tặng hoa tôi, tới mức sập sân khấu. Bị sập sân khấu cao 3m, tôi tưởng chết ở đó rồi

Bí quyết làm món bánh ăn sáng từ cà rốt giòn tan, ngọt ngào, bổ dưỡng với công thức cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

06:04:02 06/11/2024
Đây là một món ăn nhẹ lý tưởng cho bữa sáng, bữa xế chiều hoặc bất kỳ lúc nào bạn muốn thưởng thức một món ăn ngon miệng và dễ làm.

Liên hoan phim Berlin rời bỏ mạng xã hội X của tỉ phú Elon Musk

Hậu trường phim

06:02:16 06/11/2024
Liên hoan phim Berlin đưa ra quyết định rời khỏi nền tảng mạng xã hội X của tỉ phú Elon Musk sau động thái tương tự của giám đốc Liên hoan phim Venice, Alberto Barbera.