Cô giáo 9X và lớp học ‘bỏ quên cái chữ lâu rồi’
Không cùng lứa tuổi, gia cảnh cũng chẳng giống nhau nhưng bà con dân làng đều mong muốn được biết chữ để rút ngắn khoảng cách với mọi người.
Không cùng lứa tuổi, gia cảnh cũng chẳng giống nhau nhưng bà con dân làng đều mong muốn được biết chữ.
Dạy chữ cho bố
Là giáo viên trẻ của Trường Mầm non song ngữ ETC Gems Chư Sê, những lúc rảnh rỗi cô Rơ Lan Vy (SN 1996, trú tại làng Greo Sek, xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) lại tranh thủ dạy chữ cho bố.
Cô Rơ Lan Vy tâm sự, trước kia do cuộc sống khó khăn, bố mẹ cô phải chật vật kiếm sống để lo cho mấy miệng ăn. Chính vì vậy không có điều kiện để học chữ như bạn bè cùng trang lứa. Đến khi cuộc sống đã ổn định, bố cô nhiều đêm trằn trọc, buồn lòng vì chẳng biết chữ nên muốn học để không bị “lạc hậu”.
Khi dạy cho bố, cô Vy biết được nhiều người trong làng cũng muốn xóa mù chữ nhưng không có điều kiện. Thế rồi, cô chia sẻ suy nghĩ của mình với Chi đoàn làng Greo Sek, đồng thời đề nghị mở lớp học xóa mù chữ và được mọi người nhiệt tình ủng hộ.
“Nhiều người dân trong xã lúc nhỏ do điều kiện khó khăn nên học nửa chừng rồi bỏ. Ngày tháng họ quanh quẩn với nương rẫy, kiếm tiền lo toan cho cuộc sống nên dần quên mặt chữ. Do đó, khi đến lớp xóa mù chữ bà con vui và phấn khởi lắm. Đó cũng là động lực và niềm hạnh phúc để mình và đoàn viên Chi đoàn làng Greo Sek tiếp tục hỗ trợ, đưa con chữ đến gần với người dân. Từ đó, bà con sẽ tự tin hơn khi giao tiếp, hòa nhập cùng sự phát triển của xã hội”, cô Rơ Lan Vy chia sẻ.
Giữa tháng 6/2022, lớp học xóa mù chữ đã được mở tại Nhà văn hóa xã. Những ngày đầu lớp có 10 người từ độ tuổi 15 đến 55 theo học. Chỉ vài ngày sau đó lớp xóa mù chữ đã tăng lên 20 người.
“Đều đặn 20 giờ tối, Nhà văn hóa lại sáng đèn rồi từng tốp bà con kéo nhau đến học chữ. Để mọi người có chỗ ngồi học, cô Vy cùng Chi đoàn mượn tạm bàn ghế và bảng ở trường học gần đó. Những ngày Nhà văn hóa tổ chức họp thì mọi người mượn tạm phòng học để lớp không bị ngắt quãng”, cô Rơ Lan Vy bộc bạch.
Cô Rơ Lan Vy tâm sự, những ngày đầu lớp học sáng đèn tất cả các buổi tối trong tuần từ 20 giờ đến 21 giờ 30 phút. Tuy nhiên, mấy tuần sau đó do không sắp xếp được công việc nên cô chỉ duy trì được 3 buổi/tuần.
Video đang HOT
Người dân vui vẻ, hào hứng tham gia lớp học xóa mù chữ.
Biết chữ sẽ bớt khó khăn
Như là thói quen, đều đặn 20 giờ, bà Rơ Lan Phá (SN 1968) lại đến Nhà văn hóa xã để học chữ, học tính.
Bà Rơ Lan Phá cho hay, khi nhỏ bà chỉ được học đến lớp 2 rồi nghỉ do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Lúc bấy giờ bà chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học. Đến khi lớn lên bà mới nhận thấy nhiều bất cập khi không biết chữ.
“Ở làng mình nhiều người không biết chữ lắm. Mỗi khi đến nơi công cộng có nhiều bảng thông báo, chỉ dẫn nhưng không biết đọc. Vì không biết chữ nên đôi lúc mình thực hiện không đúng quy định bị mọi người nhắc nhở. Lúc đó mình xấu hổ lắm. Do đó, khi biết có lớp xóa mù chữ mình liền đăng kí tham gia. Giờ đây sau gần 3 tháng học mình đã quen mặt chữ, nhưng trí nhớ không tốt nên đôi lúc còn quên. Tuy nhiên, mình luôn cố gắng, nỗ lực để không phụ tấm lòng của cháu Vy và Chi đoàn làng Greo Sek”, bà Rơ Lan Phá nói.
Tương tự, mỗi ngày sau khi đi làm về anh Kpuih Toàn (SN 1987) lại sắp xếp công việc để đến học chữ. Mấy ngày đầu khi cầm bút, phấn viết bảng đôi tay thô ráp của anh Toàn viết những nét nguệch ngoạc. Lâu dần nét chữ cũng mềm mại và thanh thoát hơn.
“Hai vợ chồng mình đã bỏ quên con chữ khá lâu rồi. May mắn có lớp học này để vợ chồng được học và nhớ lại cách đọc, viết. Vợ chồng mình sẽ cố gắng học tập để làm gương cho con, cháu. Bởi mình biết có học mới giúp cuộc sống gia đình bớt khó khăn hơn”, anh Kpuih Toàn bộc bạch.
Những ngày qua, cô giáo Rơ Lan Vy luôn trăn trở vì lớp xóa mù chữ chỉ mới triển khai được mấy tháng đã tạm dừng vì năm học mới đến, bàn ghế phải gửi lại cho trường học. Nhiều người dân mong muốn lớp học tiếp tục triển khai tại nhà cô Vy. Thế nhưng không gian nhỏ, bàn ghế chẳng đủ nên cô Vy chưa thể mở lớp tại nhà.
“Cơ sở vật chất không thể đáp ứng nên tôi và Đoàn xã tính đến phương án mở lớp vào mỗi dịp hè. Thế nhưng với cách làm này thì hiệu quả xóa mù chữ không cao”, cô Rơ Lan Vy nói.
Về vấn đề này, anh Nguyễn Đức Trịnh, Bí thư Đoàn xã Dun cho biết, lớp xóa mù chữ đã được triển khai hơn 26 buổi học. Qua một thời gian, nhiều người dân từ không biết hoặc quên mặt chữ đã đọc, viết thành thạo. Bên cạnh đó, người dân đã biết tính toán để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hiện nay do một số vấn đề nên lớp học phải tạm ngưng. Do đó, đơn vị cùng với cô Rơ Lan Vy đang tìm phương án và xin ý kiến các cấp để tiếp tục duy trì lớp học xóa mù này.
Bao giờ Bộ ban hành Thông tư Sửa đổi, bổ sung chùm Thông tư số 01-04?
Có lẽ hết năm 2022, các địa phương vẫn chưa thể hoàn thiện việc chuyển hạng, xếp lương mới cho giáo viên bởi còn phải qua rất nhiều quy trình, thủ tục khác nhau.
Ngày 20/5/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo lần 2 Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập để lấy ý kiến cho dự thảo đến hết ngày 20/7/2022.
Sáng 8/8/2022, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức Phiên giải trình "Việc thực hiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý và việc quản lý viên chức theo mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp" và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có những giải trình.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, "nếu không có gì thay đổi, ít ngày nữa sẽ ký ban hành các nội dung sửa đổi cho chùm Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT".[1]
Thế nhưng, đến nay giáo viên mong ngóng nhưng vẫn chưa thấy Bộ ban hành.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Lương thấp khiến cho nhiều giáo viên ở nhiều địa phương nghỉ việc
Trước thềm năm học 2022-2023, nhiều địa phương đã xảy ra tình trạng hàng loạt giáo viên nghỉ việc dẫn đến việc thiếu giáo viên ở nhiều trường học - điều này đã được một số giám đốc sở giáo dục và đào tạo chia sẻ tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 ngày 12/8 vừa qua.
Có nhiều nguyên nhân nhưng lý do nhiều giáo viên công lập xin nghỉ việc đưa ra là do áp lực công việc cao nhưng thu nhập hàng tháng lại quá thấp.
Cũng tại Hội nghị này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, tính đến năm học vừa qua, cả nước có 1,6 triệu giáo viên các cấp. Nhưng, cũng trong năm học 2021-2022 vừa qua, cả nước có tới 1% giáo viên xin nghỉ việc. Như vậy, 1% giáo viên nghỉ việc, chuyển việc tương đương với khoảng 16 nghìn giáo viên các cấp học hiện nay.
Một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 1/1/2020 đến 30/6/2022 trong số 5.501 viên chức nghỉ việc thì lĩnh vực giáo dục chiếm tỉ lệ cao nhất với 2.436 người; Từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2022 ở Bình Dương có 527 giáo viên nghỉ việc; Theo Sở Nội vụ Đồng Nai, từ năm 2020 đến nay, ngành giáo dục có 1.218 giáo viên xin nghỉ việc...[2]
Nhiều giáo viên nghỉ việc sẽ dẫn đến sự xáo trộn về nhân sự đối với ngành Giáo dục, nhất là khi toàn ngành đang triển khai, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhưng, biết làm sao được, khi mà cuộc sống của một bộ phận thầy cô giáo trẻ hiện nay có thu nhập hàng tháng quá thấp nên họ đành phải "dứt áo" ra đi cũng là điều không có hiểu.
Rõ ràng, chính sách về tiền lương của giáo viên hiện nay đang có những điều bất cập, cần được tháo gỡ để cuộc sống giáo viên có thể được cải thiện.
Tuy nhiên, nhìn từ thực tế của ngành thì gần 2 năm nay vẫn chưa hoàn thiện được Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập khiến cho các địa phương, nhà trường, giáo viên chờ đợi, thực hiện nhiều lần với rất nhiều công sức, tiền bạc mà mọi thứ vẫn chưa có gì thay đổi.
Bao giờ Bộ chính thức ban hành Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01-04/2021?
Gần 2 năm về trước, ngày 2/2/2021 Bộ ban hành chùm Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập và chùm Thông tư này có hiệu lực vào ngày 20/3/2021.
Ngay sau khi ban hành chùm thông tư này, Bộ đã có hàng loạt hướng dẫn khác nhau khiến cho gần như tất cả giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông đều phải đi học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với giá từ 2-2,7 triệu đồng/ người.
Các trường công lập được hướng dẫn thực hiện việc chuyển hạng, xếp lương mới cho giáo viên và ít nhất đã thực hiện đến lần thứ 2, kèm theo phải photo văn bằng, chứng chỉ, các danh hiệu thi đua để làm minh chứng cho việc xếp hạng cùng với những cuộc họp dài lê thê để xếp hạng, xếp lương mới, rồi hoàn thiện các thủ tục nhận xét từng giáo viên theo yêu cầu của cấp trên.
Nhưng, làm xong xuôi hồ sơ thì ngày 20/5/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo lần 2 Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT để lấy ý kiến cho dự thảo đến hết ngày 20/7/2022.
Như vậy, kể từ ngày ngày 2/2/2021, Bộ ban hành chùm Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT cho đến đến tận bây giờ, chùm Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT vẫn chưa thể thực hiện dù văn bản này có hiệu lực từ ngày 20/3/2021.
Bộ tiếp tục sửa đổi và công bố dự thảo vào ngày 20/5/2022 để lấy ý kiến đến ngày 20/7/2022...Tuy nhiên, đến nay văn bản sửa đổi chùm thông tư 01-04 chưa rõ bao giờ sẽ được ban hành và được các địa phương thực hiện.
Giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông công lập vẫn tiếp tục phải chờ đợi và với tình hình này, có lẽ hết năm 2022, các địa phương vẫn chưa thể hoàn thiện việc chuyển hạng, xếp lương mới cho giáo viên dưới cơ sở bởi nó còn phải qua rất nhiều quy trình, thủ tục mới có thể hoàn tất được.
Lúc này, điều mà giáo viên mong mỏi là Bộ ban hành chính thức Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của chùm Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT.
Việc chuyển hạng, chuyển lương mới theo mã số, hệ số của chùm Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT có thể phải còn lâu mới thực hiện được.
Và nếu như Chính phủ triển khai đề án trả lương theo vị trí việc làm sớm thì việc sửa đổi chùm Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT có lẽ không phát huy được tác dụng!
Sở GD-ĐT TP.HCM dừng tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài Sở GD-ĐT TP.HCM vừa cho biết sẽ tạm dừng thi chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài cho đến khi có thông báo mới. Theo thông báo này, Trung tâm ngoại ngữ tin học TP.HCM (trực thuộc Sở GD-ĐT) sẽ tạm dừng tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài kể từ ngày 10/9, lý do để hoàn tất hồ sơ...