Cô gái trẻ bị cây kim dài 12 cm đâm xuyên ngón tay
Một cô gái trẻ (29 tuổi) bị kim thêu thảm cỏ nhân tạo dài 12 cm đâm thủng, xuyên sâu qua ngón tay trỏ bàn tay phải.
Cây kim dài 12 cm đâm xuyên ngón tay bệnh nhân L.T.N. Ảnh: BVCC.
Cụ thể, trong lúc đang làm việc, bệnh nhân L.T.N. (29 tuổi) bị kim thêu thảm cỏ nhân tạo đâm thủng, xuyên sâu qua ngón tay trỏ bàn tay phải. Bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Xuyên Á Tây Ninh trong tình trạng đau đớn vì cây kim xuyên thủng ngón tay.
Video đang HOT
Ngay sau đó, ekip bác sĩ tiến hành sát trùng rửa sạch cây kim và cắt cây kim làm đôi. Sau đó, tiến hành rút dị vật ra, đồng thời mở rộng vết thương lấy hết những sợi chỉ còn sót ra ngoài.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân sinh hiệu ổn định và vết thương ngón trỏ bàn tay phải giảm đau nhiều, không dịch thấm băng, đầu ngón hồng, các ngón tay cử động được.
Liên quan đến ca bệnh này, ekip bác sĩ tại Bệnh viện Xuyên Á Tây Ninh thông tin, trong sơ cứu và cấp cứu các trường hợp bị vật nhọn đâm vào cơ thể, không được rút dị vật ra, ngay cả tại phòng cấp cứu, đặc biệt là nghi ngờ có đâm vào mạch máu lớn.
Dị vật có tác dụng như một nút cầm máu tạm, khi vội vã rút ra, bệnh nhân có thể chết vì ra máu ồ ạt. Ngoài ra, rút dị vật còn làm cho tổn thương mạch máu, thần kinh thêm trầm trọng, tạo khó khăn cho việc xử trí tổn thương. Rút dị vật chỉ được thực hiện trong phòng mổ bởi phẫu thuật viên.
Việc cần làm là sơ cứu đúng cách, cố định dị vật và không nên cố gắng rút các dị vật ra khỏi vết thương. Đồng thời nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Thần tốc cấp cứu bệnh nhân đột quỵ não
Bệnh nhân nữ 47 tuổi, bị nhồi máu não cấp, liệt nửa mặt, được bác sĩ Bệnh viện Xuyên Á cấp cứu trong "thời gian vàng".
Người phụ nữ đột ngột yếu nửa người bên trái, liệt mặt trái, nói khó. Người nhà cho uống thuốc, sau một giờ triệu chứng không giảm nên đưa bệnh nhân vào cấp cứu tại Bệnh viện Xuyên Á Tây Ninh.
Bệnh viện báo động khẩn cấp, hội chẩn bệnh nhân ngay tại giường cấp cứu, thực hiện các xét nghiệm cần thiết và chụpcắt lớp mạch máu (CTA). Kết quả, chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ não cấp giờ thứ hai bán cầu não phải, chỉ định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết (rTPA). Sau một giờ điều trị tích cực, bệnh nhân cải thiện dần tình trạng yếu liệt.
Sau 24 giờ, bệnh nhân cải thiện tốt, nói nghe rõ hơn, phục hồi tình trạng liệt nửa người bên phải, tay chân vận động tốt.
Bệnh nhân hồi phục gần như hoàn toàn nhờ được cấp cứu kịp thời. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Ngày 11/3, bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Văn Hận, Trưởng Khoa Nội Thần Kinh, Bệnh viện Xuyên Á Tây Ninh, cho biết nhờ chẩn đoán và can thiệp cấp cứu kịp thời trong thời gian vàng, bệnh nhân bảo toàn tính mạng, các chức năng sống gần như phục hồi hoàn toàn.
Bác sĩ Hận khuyến cáo người đang sinh hoạt bình thường mà đột ngột choáng váng, đau đầu, nói ngọng, nói khó, liệt mặt một bên, yếu vận động chân tay, là dấu hiệu đột quỵ, nên đưa vào bệnh viện càng sớm càng tốt.
"Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ dẫn đến những di chứng đáng tiếc như liệt hoàn toàn một bên, nói khó, mất ý thức, bệnh nhân nằm liệt giường, sinh hoạt một chỗ, nặng hơn nữa là tử vong nhanh chóng", bác sĩ Hận nói.
Cách phòng bệnh giãn tĩnh mạch cho phụ nữ mang thai Phụ nữ mang thai dễ bị giãn tĩnh mạch do tử cung chèn ép vào các mạch máu lớn ở ổ bụng. Bệnh có thể gây các cục máu đông, nhiều trường hợp có thể nguy hiểm. Do đó, bà bầu cần biết cách phòng tránh. Biểu hiện giãn tĩnh mach. Ảnh: BV Theo Bệnh viện Trung ương quân đội 108, nhiều phụ...