Cô gái Sài thành chia sẻ bí quyết giành học bổng thạc sĩ của Chính phủ Đan Mạch
Theo bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022, Copenhagen Business School giữ vị trí thứ 15 trong khối ngành kinh tế trên thế giới.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1993, Thành phố Hồ Chí Minh) hiện đang theo học chương trình thạc sĩ ngành Tài chính và Quản trị tại Trường kinh doanh Copenhagen, Đan Mạch (Copenhagen Business School).
Theo bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022, Copenhagen Business School giữ vị trí thứ 15 trong khối ngành kinh tế trên thế giới.
Từ trải nghiệm thực tiễn đến ước mơ du học Bắc Âu
Tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành Kinh tế đối ngoại tại Trường Đại học Ngoại thương (Thành phố Hồ Chí Minh), Hồng Hạnh may mắn có cơ hội được làm việc tại bộ phận tài chính của công ty Unilever và FrieslandCampina Việt Nam.
Tại đây, trong quá trình làm việc, nữ sinh 9x đảm nhận những vai trò khác nhau ở bộ phận tài chính. Trong đó có hỗ trợ quản lý tài chính cho những phòng ban như phòng hành chính, nhân sự hay hỗ trợ về ngân sách cho các nhãn hàng.
“Tôi nhận thấy tài chính có sự liên hệ mật thiết với những quyết định của công ty, dù là to hay nhỏ cũng khó thực hiện thành công nếu như không có một kế hoạch tài chính rõ ràng dựa trên tình hình và đường lối chiến lược của doanh nghiệp”, Hồng Hạnh chia sẻ.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1993, Thành phố Hồ Chí Minh) hiện đang theo học chương trình thạc sĩ ngành Tài chính và Quản trị tại Trường kinh doanh Copenhagen, Đan Mạch (Copenhagen Business School).
Từ những trải nghiệm thực tế đó trong thời gian làm việc, Hồng Hạnh thấy rằng bản thân cần có nền tảng lý thuyết sâu hơn ở lĩnh vực tài chính, trau dồi thêm tư duy chiến lược để áp dụng tốt hơn cho công việc sau này.
Sau hơn 4 năm tích lũy kinh nghiệm, đồng thời mong muốn có cơ hội được khám phá thêm về thế giới xung quanh, cô gái 9x quyết định tạm gác lại công việc, dành thời gian để học lên cao học.
Trong quá trình tìm hiểu, Hạnh cảm thấy yêu thích với môi trường làm việc và học tập ở các nước Bắc Âu. Do vậy, nữ sinh Sài thành quyết định nộp hồ sơ học bổng vào 3 quốc gia Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy.
Tháng 1/2020, Hồng Hạnh nhận tin vui khi trúng tuyển học bổng toàn phần bậc thạc sĩ của Chính phủ Đan Mạch, trị giá khoảng 1,4 tỉ đồng.
Ngoài ra, Hạnh còn nhận thư mời nhập học và học bổng từ các trường: Trường Kinh tế Stockholm (Thụy Điển), Đại học Gothenburg (Thụy Điển) và Trường kinh doanh BI Norwegian (Na Uy).
“Một điểm đặc biệt trong học bổng mình nộp đó là, Trường kinh doanh Copenhagen không yêu cầu về CV, thư giới thiệu hay bài thi GMAT (bài kiểm tra đo lường khả năng ngôn ngữ, toán học và viết của sinh viên muốn theo học ngành quản trị kinh doanh sau đại học). Hồ sơ chỉ yêu cầu về điểm trung bình (GPA), chứng chỉ tiếng Anh và bài luận”, Hạnh nói.
Theo Hạnh, nếu GPA không thật xuất sắc, ứng viên có thể chia sẻ rõ hơn qua bài luận, thể hiện những mục tiêu và kinh nghiệm có được để chứng minh năng lực bản thân.
Trong bài luận, ngoài việc đề cập đến lý do tại sao chọn Đan Mạch để du học, về lý do chọn trường, chọn ngành, Hạnh còn chia sẻ về những kỹ năng, kinh nghiệm có được từ quá trình học tập và làm việc.
Video đang HOT
“Mình chia sẻ về hoạt động ngoại khóa đã tham gia. Điều mình học được về cách vận hành, lên kế hoạch, quản lý thời gian và làm việc nhóm. Mình cũng nói rõ hơn về những việc đã làm, lý do tại sao, cách mình làm và thực hiện cùng ai, kết quả ra sao và việc vận dụng những kinh nghiệm đó trong quá trình học thạc sĩ cũng như trong công việc sau này thế nào”, Hạnh kể.
Ngoài ra, trong hồ sơ, trường còn yêu cầu nộp bản mô tả các môn học ở đại học. Ứng viên phải mô tả những môn đã học với số tín chỉ cụ thể để trường có thể biết rõ ứng viên đáp ứng nhu cầu theo học tại trường.
Ngoài việc học, Hồng Hạnh tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa để có thêm nhiều trải nghiệm trong cuộc sống. Ảnh: NVCC.
Những trải nghiệm tuyệt vời tại xứ sở Đan Mạch
Mặc dù, gặp không ít khó khăn về sự thay đổi môi trường sống, thời tiết, khí hậu, ngôn ngữ,… nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực, nữ sinh Sài thành đã có những trải nghiệm tuyệt vời tại Đan Mạch.
“Điều mình thích nhất ở đây có lẽ là lối sống, đó là việc mọi người vừa tập trung làm việc hết sức lại vừa biết cách cân bằng với việc hưởng thụ cuộc sống. Bên cạnh đó là sự bình đẳng trong mối quan hệ giữa mọi người ở Đan Mạch nói riêng và các nước Bắc Âu nói chung.
Ví dụ, ở trường học sinh viên và giảng viên sẽ xưng hô với nhau bằng tên thay vì họ đi kèm chức danh như nhiều nước khác. Việc này sẽ tạo điều kiện cho sinh viên cảm thấy tự tin, thoải mái khi chia sẻ những thắc mắc, bày tỏ quan điểm với giảng viên”, Hạnh chia sẻ.
Hiện tại, Hồng Hạnh vừa bắt đầu kì học đầu tiên năm hai tại trường. Thời gian đầu, Hạnh vừa kết hợp học trực tuyến đan xen với một số buổi học trực tiếp trên lớp.
Ngoài việc học, Hạnh còn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa và đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này. Sau một thời gian hòa nhập với cuộc sống nơi đây, nữ sinh 9x làm công việc bán thời gian trong mảng phân tích dữ liệu tại một công ty tư vấn chuyên về mạng lưới tổ chức doanh nghiệp.
“Đan Mạch với thị trường việc làm nhỏ, dân số chỉ hơn 5 triệu dân nên việc tìm kiếm công việc đối với sinh viên cũng khá là gay gắt và cạnh tranh. Tuy nhiên, đây còn được coi là “đất nước ưu ái cho tinh thần đổi mới và sáng tạo”, do vậy sẽ là nơi tập hợp của nhiều công ty nổi tiếng, những công ty dù lớn hay nhỏ cũng đều cần sự hỗ trợ của các bạn sinh viên.
Để có được công việc ở đây mặc dù là bán thời gian nhưng các bạn cũng cần thể hiện được bản thân đem lại được những giá trị nhất định cho công ty”, Hạnh cho biết.
Nói về dự định trong thời gian tới, cô gái Sài thành cho hay, mục tiêu ngắn hạn sau khi học xong sẽ dành từ 1-2 năm làm việc tại môi trường các nước châu Âu để tích lũy thêm những hướng tiếp cận tiên tiến, học hỏi những điều mới trong cách giải quyết vấn đề trong lĩnh vực tài chính và quản trị.
Sau đó, Hạnh sẽ quay trở về Việt Nam để đóng góp và chia sẻ những kinh nghiệm mà mình học được trong thời gian sinh sống và làm việc tại nước ngoài.
Có nên học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học?
Nhiều bạn trẻ cũng bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng, liệu rằng học một mạch từ đại học lên cao học tốt hơn hay chờ vài năm đi làm, có kinh nghiệm hoặc tích lũy được một số tiền rồi mới tiếp tục theo học.
Nhiều năm trở lại đây, việc học tiếp chương trình thạc sĩ trở nên phổ biến với nhiều sinh viên sau khi đã tốt nghiệp đại học.
Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ cũng bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng, liệu rằng học một mạch từ đại học lên cao học tốt hơn hay chờ vài năm đi làm, có kinh nghiệm hoặc tích lũy được một số tiền rồi mới tiếp tục theo học.
"Có nên học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp?" là băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ. (Ảnh minh họa)
Trăn trở ước mơ học thạc sĩ
Dự kiến vào tháng 5/2022, sau khi hoàn thành đầy đủ một số chứng chỉ theo yêu cầu chuẩn đầu ra, Lê Thu Phương (sinh viên năm 4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) sẽ tốt nghiệp. Không muốn dừng lại con đường học vấn, nữ sinh mong muốn được tiếp tục học lên cao để có trong tay tấm bằng thạc sĩ.
"Học thạc sĩ là giấc mơ tôi đã ấp ủ ngay từ những ngày còn là sinh viên năm nhất, bởi đây chính là cơ hội giúp tôi trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho xin việc sau này.
Nhưng điều khiến tôi trăn trở nhất là nên học thạc sĩ vào thời điểm nào. Nhiều người khuyên học ngay sau khi tốt nghiệp để thuận tiện cho việc tiếp thu kiến thức; số khác lại nói nên đi làm vài năm rồi hãy nghĩ đến, vì học cao học rất tốn kém. Lời khuyên nào cũng có lý, nên tôi thấy "rối như tơ vò", chưa biết phải tính sao".
Bạn trẻ Đỗ Hải Nam cũng rơi vào trường hợp tương tự. Tốt nghiệp đại học vào tháng 7/2021 - đúng thời điểm dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, do đó, sau khi ra trường, Nam chưa thể tìm được việc làm.
Thời gian này, thấy bạn bè đăng ký học lên thạc sĩ, Đỗ Hải Nam cũng nhen nhóm ý định tương đương, bởi "đằng nào cũng chưa có việc làm, tranh thủ thời gian này học lên thạc sĩ, biết đâu mai sau dễ xin việc hơn".
Song, dự định theo học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp của bạn trẻ này lại bị "ngáng đường" bởi điều kiện kinh tế. Mắc kẹt tại Hà Nội đã lâu do dịch bệnh, không việc làm thêm, bấy lâu nay, Nam xoay sở cuộc sống bằng tiền chu cấp của bố mẹ.
"Một nửa thì tôi muốn học thẳng lên, bởi bây giờ chưa có quá nhiều vướng bận; còn một nửa thì đang băn khoăn liệu hiện tại có phải thời điểm thích hợp hay không, vì mới ra trường, tôi chưa "bỏ túi" được một đồng tiết kiệm nào. Nhờ đến sự giúp đỡ của bố mẹ, thì tôi thấy ái ngại quá" - Nam tâm sự.
Lựa chọn nào cũng cần đánh đổi
Quyết định học lên Cao học Chính trị sau khi tốt nghiệp khoa Triết học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Nguyễn Bảo Minh cho hay, việc học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học sẽ mang lại nhiều lợi ích, giúp bản thân có động lực để bổ sung kiến thức một cách liên tục, không bị ngắt quãng và không mất thời gian để làm quen với môi trường học thuật.
Theo Bảo Minh, việc học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp sẽ giúp người học có động lực để bổ sung kiến thức một cách liên tục, không bị ngắt quãng. (Ảnh: NVCC)
Tuy nhiên, theo Bảo Minh, khi lựa chọn học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp, vấn đề mà anh cũng như nhiều sinh viên gặp phải đó chính là khó khăn về kinh tế. Để trang trải học phí cũng như tiền sinh hoạt, Minh đã tìm cho mình một công việc làm thêm.
"Theo tôi, nếu đã quyết tâm theo đuổi con đường thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp, các bạn nên tìm cho mình một công việc phù hợp để có thể kiếm chi phí, phục vụ việc học. Bởi hiện nay, học viên cao học được tạo điều kiện học ngoài giờ hành chính".
Đồng quan điểm, nhà giáo Phạm Thị Gấm (thạc sĩ Văn học Việt Nam) chia sẻ, việc học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học hay học sau vài năm đi làm đều có những ưu và nhược điểm nhất định.
Bằng những trải nghiệm thực tế, cô Gấm cho rằng, so với học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp, những học viên học cao học sau một vài năm đi làm có thể gặp khó khăn trong việc gò mình vào những bài giảng nặng lý thuyết. Bên cạnh đó, một số cá nhân sẽ phải đối diện với vấn đề thu xếp thời gian cũng như công việc để theo học.
Nhưng nếu nhìn theo hướng tích cực, lợi thế của học thạc sĩ sau khi đi làm là học viên sẽ biết được bản thân thực sự cần thu nạp những kiến thức ở mảng nào. Ngoài ra, việc từng đi làm sẽ giúp người học có được cách tư duy khác biệt khi viết bài luận hoặc làm kiểm tra; đồng thời có sự chủ động hơn trong việc chi trả học phí.
Chỉ học lên cao khi đã định hướng rõ ràng
Nêu quan điểm về vấn đề này, TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho hay, học thạc sĩ tức là học chuyên sâu, để nâng cao trình độ, phục vụ công việc chứ không phải vì bằng cấp. Nếu động cơ học thạc sĩ để làm đẹp hồ sơ thì việc học rất lãng phí và sẽ không đem lại kết quả tốt đẹp.
Còn vấn đề thời điểm nào nên học thạc sĩ, thì tùy vào hoàn cảnh và điều kiện mỗi người, không ai có thể thay ai đưa ra quyền tự quyết.
Tuy nhiên, theo TS. Tùng Lâm, dù học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp hay sau vài năm đi làm, để đạt được kết quả học tập tốt, người học cần tuân theo một số nguyên tắc.
"Trước tiên, người học cần xác định rõ tư tưởng học thạc sĩ để nâng cao trình độ, phát triển năng lực bản thân, học những kiến thức liên quan đến lĩnh vực, chuyên ngành mà mình yêu thích để cống hiến, đóng góp cho bản thân và xã hội. Bởi chỉ có như vậy thì việc học mới có động lực và chuyên sâu.
Ngoài ra, trong quá trình học, việc học phải từ gốc, xuất phát từ cơ sở khoa học lý thuyết, đồng thời cũng phải gắn với thực tiễn, đưa ra giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng. Tuyệt đối không được nhặt nhạnh, sao chép, biến những kiến thức nhan nhản trên mạng trở thành sản phẩm của mình. Những sản phẩm đó, xã hội không cần, và cũng không giúp ích gì cho sự thay đổi và phát triển.
Thí dụ, nếu trong những năm tháng đại học, kết quả học tập tốt, bản thân thực sự say mê một chuyên ngành nào đó; đồng thời, trong luận văn liên quan tới lĩnh vực này mà đã làm được một phần, và muốn nâng cao trình độ, thì khi đó các bạn trẻ hãy học. Còn học thạc sĩ theo kiểu cứ thất nghiệp thì đi học, tức là học hành không có định hướng, không gắn kết với thực tiễn, học chẳng biết để làm gì, thì theo tôi là không nên. Phải hướng tới việc học thật, làm thật thì mới cho ra nhân tài thật".
Theo đó, TS. Tùng Lâm cho biết, bất cứ lúc nào, nếu có đủ điều kiện về kinh tế, thời gian và say mê tìm ra những vấn đề với giải pháp mang tính phục vụ xã hội, cuộc sống; thì việc học lên cao là hoàn toàn hợp lý, không khi nào là muộn.
Trước suy nghĩ "học lên cao là cơ hội làm việc rộng mở" của nhiều bạn trẻ, TS. Tùng Lâm cho rằng, quan điểm này chỉ đúng một phần. Trên thực tế, trong quá trình tuyển dụng, bên cạnh bằng cấp, trình độ; người tuyển dụng còn xem xét, đánh giá năng lực của thí sinh. Nếu đưa ra bằng thạc sĩ, nhưng năng lực thực tế lại không hơn người chỉ có trong tay tấm bằng đại học, thì bằng cấp cao cũng trở nên vô nghĩa.
Nhà giáo Phạm Thị Gấm cũng đồng tình với quan điểm này. "Thực tế, vào những năm 2013-2016, có những người có tới 3 bằng đại học, rồi bằng thạc sĩ; do học trường thứ nhất không xin được việc nên đã chuyển sang học văn bằng hai, văn bằng ba, rồi leo lên thạc sĩ... để mong muốn tìm được việc làm một cách thuận lợi. Nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn tồn tại, bởi việc học tràn lan, người học không có mục tiêu rõ ràng", cô Gấm chia sẻ.
Do đó, theo giáo viên này, thời điểm thích hợp nhất để học thạc sĩ chính là khi người học xác định được chuyên ngành và mục đích thực tế mà bản thân muốn theo đuổi.
"Ngày trước, tốt nghiệp đại học, tôi cũng ấp ủ ước mơ học thạc sĩ, nhưng đành gác lại, một phần vì điều kiện kinh tế không cho phép, phần vì tôi chưa rõ bản thân muốn gì. Sau nhiều năm đi làm, ở tuổi 32, tôi quay trở lại giảng đường để thực hiện giấc mơ năm nào. Bởi lúc ấy, tôi đã xác định rõ động cơ học thạc sĩ của mình, đó là học để nâng cao trình độ, phục vụ việc giảng dạy tại trường cấp 3. Đồng thời, tôi cũng có đủ khả năng để chi trả học phí.
Trở lại giảng đường sau một thời gian dài, tôi cũng bỡ ngỡ và khó khăn, đặc biệt trong vấn đề gia đình, con cái. Nhưng rồi cố gắng, chuyên tâm học tập, nghĩ về tương lai, mọi khó khăn đều vượt qua.
Do đó, theo tôi, nếu chưa thực sự sẵn sàng, thay vì học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp; các bạn trẻ hãy dành cho mình vài năm đi làm, va chạm, kiếm tiền và suy ngẫm... Ngẫm xem năng lực của mình thế nào, mục tiêu khi học thạc sĩ ra sao... Nếu đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện về vật chất cũng như tâm lý, hãy tiếp tục con đường học vấn của mình. Việc học sẽ chẳng bao giờ là muộn cho những ai kiên trì, phấn đấu".
Du học sinh chia sẻ bí quyết giành học bổng danh giá Singapore Đừng vội thi IELTS hay luyện SAT, các ứng viên nên tập trung xây dựng kết quả học tập và hoạt động ngoại khóa chất lượng, mới mong vượt qua vòng hồ sơ. Hội Học sinh, sinh viên Việt Nam tại Singapore (VNYA) vừa tổ chức hội thảo online "Du học Singapore 2021" nhằm cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm học...