Cô gái này bị bệnh gan nhiễm mỡ nghiêm trọng mà nguyên nhân hóa ra không phải như hầu hết mọi người thường “đổ lỗi”
Kiều không ăn các chất béo, tại sao Kiều có thể mắc bệnh gan nhiễm mỡ?
Kiều (18 tuổi) sống ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Cô nữ sinh trung học ngay từ nhỏ đã ao ước sở hữu thân hình gầy nhom như các siêu mẫu.
Kiều quyết định theo đuổi chế độ ăn kiêng giảm cân, mỗi ngày Kiều nạp lượng thực phẩm ít ỏi vào cơ thể, cộng thêm uống thuốc giảm cân, chỉ sau nửa năm, cô gái có chiều cao 1m7 giảm cân nhanh chóng còn 35kg, gầy tong teo như que củi.
Người nhà rất lo ngại về tình trạng suy nhược của Kiều. Sắc mặt của Kiều ngày càng kém, cô thường xuyên xuất hiện triệu chứng nôn và mất sức nên đã được đưa đến khám tại bệnh viện Ningbo Mingzhou Hospital.
Bác sĩ Từ Trường Phong, chủ nhiệm khoa gan cho biết: Kiều mắc bệnh gan nhiễm mỡ, tình trạng rất nghiêm trọng.
Bố mẹ Kiều rất bất ngờ khi nghe bác sĩ chẩn đoán về tình trạng của con gái. Thể trạng của Kiều gầy tong teo, Kiều không ăn thịt cá, cơ thể không có chất béo, làm sao Kiều có thể mắc bệnh gan nhiễm mỡ?
Bác sĩ Từ Trường Phong giải thích: Gan nhiễm mỡ không chỉ xảy ra ở người béo phì, đơn cử là trường hợp của Kiều do dinh dưỡng mất cân bằng trong thời gian dài, không hấp thu protein nên gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
Bác sĩ Từ Trường Phong cho biết: Gan giống như bộ máy khởi động của xe, gan phải thường xuyên được vận hành và được nạp protein, theo lý thuyết nếu hơn 10 ngày gan không nạp protein thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, hơn nửa năm gan không nạp protein thì chức năng của gan sẽ suy giảm.
Tình trạng của Kiều là ăn kiêng quá độ và uống thuốc giảm cân liên tục, gan lúc này giống như chiếc xe không có nguyên liệu để vận hành bộ máy, lúc này gan sẽ hấp thu carbohydrate dẫn đến tình trạng khó trao đổi chất, cuối cùng gây ra bệnh gan nhiễm mỡ do dinh dưỡng mất cân bằng.
Nếu thiếu hụt dinh dưỡng thì tế bào gan sẽ chết, khi gan bị tổn thương sẽ tác động đến công năng tiêu hóa của cơ thể và quá trình trao đổi chất của gan, từ đó gây ra nhiều bệnh, thậm chí là ung thư gan.
Video đang HOT
Hiện nay sức khỏe của Kiều đã ổn định, bố mẹ và bác sĩ đã hướng dẫn và trao đổi với Kiều, Kiều đã nhận ra sai lầm khi theo đuổi mục tiêu ăn kiêng không khoa học.
Bác sĩ Từ Trường Phong nhắc nhở: Những năm gần đây, ngày càng có nhiều chị em theo đuổi chế độ ăn kiêng quá độ, dẫn đến dinh dưỡng mất cân bằng gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, nếu bạn muốn giảm cân cần phải thực hiện tuần tự, ăn uống và vận động điều độ, đặc biệt là không nên ăn kiêng mù quáng.
Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan của một người khỏe mạnh có từ 1-3% chất béo. Nếu vượt quá 5%, các phân tử chất béo dư thừa, nhất là chất béo trung tính, sẽ ồ ạt chui vào tế bào gan và bị mắc kẹt trong đó, gọi là gan nhiễm mỡ. Khi lượng chất béo lên tới 10%, gan có thể xơ hoặc ung thư.
Những đối tượng dễ bị gan nhiễm mỡ
90% người thừa cân bị gan nhiễm mỡ nhưng ngược lại quá gầy, trẻ suy dinh dưỡng nặng hoặc ăn kiêng để giảm cân quá nhanh cũng có thể bị gan nhiễm mỡ.
Nhóm người đái tháo đường type 2 do liên quan đến thừa cân và béo phì, hoặc xét nghiệm có hai thành phần của mỡ máu là Cholesterol hay Triglyceride cao, bị rối loạn chuyển hóa, khuynh hướng di truyền, đặc biệt là uống nhiều chất kích thích; khả năng gan nhiễm mỡ rất cao.
10 khuyến cáo khi gan nhiễm mỡ
Bên cạnh việc khám sức khỏe, siêu âm gan, xét nghiệm mỡ máu và men gan ALT hàng năm để theo dõi, người mắc bệnh gan nhiễm mỡ cần lưu ý:
1. Tăng cường vận động: nên đi bộ 5.000 bước mỗi ngày để cải thiện sức khỏe. Đi 10.000 bước giúp giảm cân. Nếu đi bộ ít, mỗi tuần tập thể dục nặng khoảng 1-2 tiếng.
2. Ngừng uống chất kích thích.
3. Giảm cân chậm: Tính BMI cơ thể, nếu bạn thừa cân hay béo phì cần thực hiện giảm cân từ từ. Mỗi tuần giảm 0,5 kg là hợp lý nhất, giảm 2,5-5 kg là đảm bảo tình trạng nhiễm mỡ gan giảm đáng kể. Nếu giảm quá 2 kg mỗi tuần là rất nguy hiểm, chức năng gan sẽ suy giảm, tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ nặng hơn.
4. Quản lý trọng lượng cơ thể: Không để thừa cân và béo phì, tăng cường ăn giàu chất xơ.
5. Hạn chế ăn chất béo bão hòa: Mỡ động vật sẽ gây dư thừa lượng calo, là nguyên nhân làm cho gan nhiễm mỡ. Mỡ động vật vẫn cần thiết với cơ thể nhưng nên ăn hợp lý.
6. Tránh ăn chất béo chuyển vị: Là những sản phẩm mỡ chiên nướng (như thịt nướng, bỏng ngô sấy mỡ, đồ rán, thậm chí mỡ quay lâu trong lò vi sóng ) sẽ có chứa các chất béo chuyển vị nguy hiểm cho gan.
7. Tránh ăn đường Fructose: Là loại đường có trong hoa quả, nên hạn chế những hoa quả quá ngọt.
8. Không để đường huyết tăng: bằng cách hạn chế thức ăn nhiều đường, chia nhỏ bữa ăn để duy trì đường huyết. Tăng cường ăn rau, đậu phụ, uống Atiso…
9. Bổ sung khoáng chất đặc biệt là magie.
10. Bổ sung Vitamin E: Nhu cầu vitamin E mỗi ngày từ 400-1.200 UI. Nếu thức ăn không đủ hàm lượng vitamin E, có thể bổ sung bằng đường uống, theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo Helino
7 loại vitamin giúp thổi bay trầm cảm
Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe tâm thần, trong đó do sự mất cân bằng của một số hóa chất và nội tiết tố trong não.
Hoạt động ngoài trời để hấp thụ vitamin D qua ánh sáng mặt trời có thể hỗ trợ điều trị trầm cảm - SHUTTERSTOCK
Những triệu chứng trầm cảm bao gồm cảm giác buồn bã, thiếu năng lượng, không hứng thú với mọi hoạt động, thiếu tập trung, khóc nhiều, dễ bị kích động, ăn uống kém ngon, suy nhược, lo lắng, có khuynh hướng tự sát...
Trầm cảm nặng là một tình trạng rất nghiêm trọng và cần được điều trị. Theo Boldsky dẫn nguồn từ các chuyên gia, có thể ngăn ngừa trầm cảm thông qua các loại vitamin từ thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày.
Nguồn chính của vitamin D là ánh sáng mặt trời. Dưỡng chất cần thiết này có thể điều trị trầm cảm cùng một số bệnh khác. Vitamin D được biết là tăng cường các thụ thể trong não, nhờ đó làm tăng mức hoóc môn tạo sự thư giãn, hạnh phúc serotonin. Khi lượng hoóc môn serotonin có nhiều trong não, các triệu chứng trầm cảm giảm đi.
Vitamin D cũng có trong lòng đỏ trứng, phô mai, thịt bò, cam, cá, sữa đậu nành...
Vitamin B6 là một chất dinh dưỡng khác có thể làm dịu đi các triệu chứng trầm cảm nhờ có tác dụng làm tăng chức năng thần kinh trong não cũng như có khả năng phục hồi sự mất cân bằng nội tiết tố trong não - nguyên nhân gây trầm cảm.
Thêm thực phẩm giàu vitamin B6 như thịt heo, thịt gà, cá, bánh mì, đậu, trứng, rau... vào chế độ ăn hằng ngày giúp bạn có được mức vitamin B6 tối ưu.
Lượng serotonin thấp trong não là nguyên nhân chính gây trầm cảm. Vitamin B3 có khả năng thúc đẩy quy trình sản xuất serotonin trong não, do đó hỗ trợ quá trình điều trị trầm cảm. Một số nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B3 là nấm, đậu phộng, đậu xanh, cá, gà tây, thịt bò...
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn giàu vitamin B12 giúp ổn định tâm trạng, cải thiện năng lượng tinh thần và giảm trầm cảm vì vitamin này có khả năng giữ chất dẫn truyền thần kinh trong não khỏe mạnh. Thực phẩm giàu vitamin B12 là thịt, gan và thận của gia cầm; cua, tôm ghẹ, cá, sữa, các chế phẩm từ sữa, thịt bò...
Vitamin C đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, một trong số đó là điều trị trầm cảm. Nghiên cứu được tiến hành trong những năm qua chỉ ra rằng vitamin C có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm, chẳng hạn như thiếu tập trung. Các chuyên gia cho rằng điều này có thể là nhờ vitamin C có khả năng duy trì độ trẻ hóa của các tế bào não. Cam, dâu tây, quả mâm xôi, súp lơ, bông cải xanh, cà chua, cải bó xôi, ớt xanh, rau lá xanh... là những nguồn giàu vitamin C.
Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Đại học Wollongong (Úc) tiến hành cho thấy bổ sung vitamin E qua chế độ ăn uống hoặc thuốc bổ hằng ngày làm giảm trầm cảm vì vitamin E giữ cho chất dẫn truyền thần kinh trong não khỏe mạnh. Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin E là đậu phộng, cá, dầu cá, hạt hướng dương, rau lá xanh, hạnh nhân, dầu dừa...
Vitamin B9, còn gọi là a xít folic, là dưỡng chất thiết yếu trong điều trị trầm cảm. Đó là nhờ vitamin B9 cải thiện hàm lượng nội tiết tố tạo sự hưng phấn, vui vẻ serotonin và dopamine trong não. Nguồn thực phẩm của vitamin B9 là đậu lăng, đậu, đậu Hà Lan, đậu bắp, quả bơ, rau xanh, cải bó xôi, cam quýt bưởi.
Lưu ý rằng nếu bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm nặng như khóc liên tục, thay đổi tâm trạng nhiều, hành xử lạ lùng và có khuynh hướng tự sát, thì phải tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Các biện pháp tự nhiên trên có thể được sử dụng cùng với thuốc và phương pháp điều trị theo quy định của bác sĩ.
Theo thanhnien.vn
Mỡ lợn mang "tiếng xấu đầy mình", nhưng thực ra có thể chữa khỏi cả tá bệnh Mỡ lợn vốn là thực phẩm quen thuộc xưa kia nhưng nay không mấy được ưa chuộng do vị béo ngấy và bị cho là nguyên nhân ra chứng xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, béo phì... Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm, nếu không dùng mỡ lợn, bạn có thể bỏ qua 12 công dụng rất hay. Ngày...