Cô gái co giật, la hét liên tục, nguyên nhân ẩn giấu từ khối u buồng trứng
Bệnh nhân nhập viện điều trị nhiều nơi trong tình trạng rối loạn tâm thần, kích thích la hét, nói nhảm, co giật…
Khi chuyển từ Đà Nẵng ra Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bác sĩ mới phát hiện nguyên nhân gây bệnh ẩn giấu từ khối u buồng trứng và tiến hành cắt bỏ.
Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện, bệnh nhân nữ T.H.N.Y, 20 tuổi (ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) xuất hiện những biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi khám ở bệnh viện tâm thần.
Sau 6 ngày điều trị tâm thần ngoại trú, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những cơn co giật ở vùng tay và mặt kéo dài khoảng 30 giây/lần với tần suất từ vài phút đến vài tiếng/lần. Ngay lập tức, bệnh nhân được nhập viện điều trị.
Qua 3 ngày, tình trạng bệnh của Y không cải thiện, ý thức chậm hơn, tình trạng co giật vẫn thường xuyên xảy ra nên được chuyển đến bệnh viện đa khoa thành phố để điều trị. Tại đây, Y được chẩn đoán mắc bệnh viêm não. Kết quả chụp cộng hưởng từ sọ não cho thấy hình ảnh tổn thương não. Y được theo dõi điều trị bệnh viêm não virus nhưng bệnh không thay đổi, Y được chuyển tuyến đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Khi nhập viên, Y trong tình trạng rối loạn tâm thần, kích thích la hét, gọi hỏi không trả lời, co giật vùng mặt, tay và nửa người bên phải nhiều hơn. Bệnh nhân được chỉ định theo dõi viêm não tự miễn ngay khi nhập viện.
Bác sĩ điều trị tích cực cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Video đang HOT
ThS.BS Phạm Thanh Bằng, Khoa Cấp cứu cho biết, bệnh nhân được làm các xét nghiệm tầm soát viêm não tự miễn, viêm não do căn nguyên virus và khởi động điều trị viêm não tự miễn với phác đồ corticoid liều cao, dùng thuốc chống động kinh.
Sau 4 ngày, bệnh nhân có kết quả khẳng định mắc viêm não tự miễn. Siêu âm ổ bụng phát hiện khối u buồng trứng với kích thước 4×10cm. Bệnh nhân được hội chẩn sản khoa để tiến hành cắt khối u. Khi tiến hành phẫu thuật cắt khối u lại có kích thước thực khá lớn 20×20cm.
“Đây là nguồn khởi phát bệnh viêm não tự miễn. Sau khi cắt bỏ khối u buồng trứng và lọc huyết tương, bệnh nhân hết cơn co giật, không còn kích thích la hét, ý thức có cải thiện nhưng chưa nhiều” – BS. Bằng thông tin.
Viêm não tự miễn dễ nhầm với trầm cảm, tự kỷ
Cũng theo phân tích của BS. Bằng, với những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm não tự miễn rất dễ bị nhầm lẫn với những biểu hiện của bệnh trầm cảm, tự kỷ. Bởi lẽ giai đoạn đầu bệnh nhân có thể không sốt, không có các cơn co giật, đặc biệt là đối với những người bệnh gặp các vấn đề, áp lực trong sinh hoạt, mối quan hệ gia đình.
Khối u buồng trứng khá to đã được cắt bỏ.
Khi người mắc bệnh không được phát hiện bệnh sớm, nguy cơ tổn thương não sẽ nhiều hơn, di chứng để lại sau điều trị sẽ rất nặng nề.
Di chứng của bệnh viêm não tự miễn để lại sau quá trình điều trị phụ thuộc vào mức độ tổn thương ở não có thể như: ý thức không hồi phục lại bình thường, xuất hiện những cơn co giật hoặc những cơn động kinh, một số chức năng hoạt động yếu.
Theo BS. Bằng, viêm não tự miễn là loại viêm não cấp tính hiếm gặp, bệnh gây nên do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại thụ thể Glutamate trong não (NMDA- N methyl D aspartate). Bệnh viêm não tự miễn đa phần thường xảy ra trên đối tượng là bệnh nhân nữ, trẻ tuổi. Biểu hiện ban đầu của bệnh thường là những rối loạn tâm thần, co giật.
Bệnh viêm não tự miễn do tự cơ thể sinh ra đa phần từ các khối u, ung thư buồng trứng, tử cung hoặc bộ phận sinh dục ở nữ. Thời gian điều trị bệnh tiến triển tốt sẽ mất khoảng 2 tuần và thường sẽ kéo dài từ 1 tháng đến 2 tháng.
“Sau quá trình điều trị, khối u buồng trứng có nguy cơ tái phát lại khá cao và sẽ gây ra một đợt viêm não tự miễn hoàn toàn mới. Chính vì vậy, với những phụ nữ trẻ tuổi cần tầm soát ung thư, u buồng trứng, tử cung, giun sán, ký sinh trùng định kỳ để phát hiện sớm nguồn bệnh” – BS. Bằng khuyến cáo.
Thiếu nữ 17 tuổi bị viêm não tự miễn do u quái buồng trứng, mất cả tỷ để phẫu thuật
Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM hôm nay thông tin về tình trạng gia tăng đột biến các ca viêm não tự miễn NMDAR liên quan đến u quái buồng trứng, trong đó có bệnh nhân 17 tuổi.
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết trong 18 tháng qua đã tiếp nhận 17 ca mắc viêm não tự miễn NMDAR, trong đó chỉ trong tháng 6 đã có 4 ca.
Đa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng. 82% người bệnh đã hôn mê, co giật dẫn tới việc điều trị rất khó khăn. Đáng chú ý, 12/17 ca bệnh là nữ, độ tuổi trung bình chỉ 23, người trẻ nhất mới 17 tuổi.
Phối hợp với Bệnh viện Hùng Vương TPHCM, các bác sĩ đã tìm ra mối liên quan giữa viêm não tự miễn NMDAR với u quái buồng trứng.
Trước đó, căn bệnh này hầu như ít được phát hiện, y văn thế giới mới ghi nhận khoảng 1.500 ca.
Một ca viêm não tự miễn NMDAR đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: BVCC
Chia sẻ cụ thể về ca bệnh mới 17 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ Huỳnh Thị Thúy Mai - Trưởng khoa Hậu sản Bệnh viện Hùng Vương TPHCM cho biết, bệnh nhân này phát hiện có u buồng trứng vào tháng 10/2022. Ban đầu, các bác sĩ tuyến tỉnh nhận định đây là u lành, kích thước nhỏ nên tiếp tục theo dõi. Một năm sau, bác sĩ phụ sản khuyên nên làm phẫu thuật nhưng gia đình còn chần chừ vì muốn em học xong.
Đến tháng 3/2024, em bắt đầu có các triệu chứng tâm lý bất ổn, co giật, gia đình cho đi khám và phát hiện mắc viêm não tự miễn NMDAR.
Bệnh nhân này có u quái buồng trứng cả 2 bên. Em đã phải trải qua 3 lần phẫu thuật. Bác sĩ cố gắng bóc tách các khối u nhưng do có quá nhiều nên buộc phải cắt bỏ cả 2 buồng trứng. Lo ngại cho cuộc sống gia đình trong tương lai của người bệnh, các bác sĩ đã liên hệ một đơn vị để lưu trữ mô buồng trứng cho thiếu nữ này.
Theo bác sĩ Lê Quốc Hùng, do đến bệnh viện khi đã muộn, bệnh chuyển nặng nên thiếu nữ nói trên phải trải qua 3 lần phẫu thuật, 20 lần thay huyết tương. Chi phí điều trị 3 tháng qua đã lên đến 1,3 tỷ đồng.
Cũng theo bác sĩ Hùng, khó khăn của quá trình chẩn đoán viêm não tự miễn NMDAR là thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị phù hợp, tỷ lệ tử vong của căn bệnh này rất cao (gần 100%). Hiện nay, trên thế giới chưa có phác đồ điều trị chuẩn cho căn bệnh này.
Đối với chùm ca bệnh viêm não tự miễn NMDAR tại Bệnh viện Chợ Rẫy, thời gian điều trị trung bình cho 1 ca là 6 tuần, thời gian để bệnh nhân hồi phục cần khoảng 3 tháng.
Đặc biệt, do quá trình điều trị bệnh lâu dài và phải can thiệp bằng nhiều kỹ thuật cao như thở máy, lọc máu, thay huyết tương, phẫu thuật, thuốc đặc hiệu... nên chi phí trung bình cho mỗi ca khoảng 1 tỷ đồng.
Bênh viện Chợ Rẫy đã điều trị khỏi hoàn toàn cho 9 ca, 4 ca vẫn đang tiếp tục chữa trị và 4 ca tử vong.
Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, bệnh viêm não tự miễn NMDAR thường gặp ở phụ nữ trẻ, đặc biệt ở người có u quái buồng trứng. Các khối u này sinh ra kháng thể NMDA tấn công hệ thần kinh trung ương, làm tổn thương não bộ ở nhiều mức độ khiến người bệnh co giật, dễ dẫn đến hôn mê và tử vong. Các triệu chứng thường thấy là người bệnh có hành vi bất thường, rối loạn nhận thức và chức năng ngôn ngữ, vận động, tri giác... Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên tầm soát u quái buồng trứng, đặc biệt ở các thiếu nữ trẻ để phát hiện bệnh sớm. |
Thiếu nữ 15 tuổi mang khối u quái hơn 24 cm Theo thông tin từ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, bệnh nhân chỉ mới 15 tuổi, độ tuổi rất hiếm người nghĩ đến mắc căn bệnh này. Bệnh nhân là P.T.N. (15 tuổi), có tiền sử đau bụng kéo dài nhiều tháng. Mẹ em N. cũng cho biết gia đình thấy bụng con to ra nhưng nghĩ con tăng cân do tẩm bổ...