Cô gái 26 tuổi đi cấp cứu sau khi ăn kem, lời cảnh báo cho tất cả mọi người khi ăn đồ lạnh trong mùa hè
Thời tiết mùa hè càng ngày càng nóng, rất nhiều người thích ăn và uống các thực phẩm lạnh như: thức ăn nguội, bia lạnh, nước hoa quả lạnh, trà sữa lạnh, dưa hấu lạnh, ăn kem,… bời vì, ăn uống như vậy cảm thấy rất sảng khoái, có thể giúp cơ thể hạ nhiệt.
Tuy nhiên, một trường hợp điển hình phải nhập viện do ăn đồ lạnh là lời cảnh báo đối với tất cả mọi người. Các chuyên gia y tế khuyên, đối với những thực phẩm lạnh cần phải tránh ăn uống tùy hứng, bởi vì không cẩn thận, khiến đại não có thể bị “đóng băng”.
Gần đây, Tiểu Vương 26 tuổi ở Vũ Hán, cô làm việc phục vụ ở bên ngoài trở về nhà, vì thời tiết nóng nên cơ thể đầm đìa mồ hội. Vào đến nhà cô nhanh chóng bật điều hòa và điều chỉnh nhiệt độ xuống 22 độ C. Ngồi xuống cô làm một hơi hết nửa chai coca lạnh, cô vẫn chưa cảm thấy cơ thể được hạ nhiệt, nên lại lấy 1 hộp kem to và ăn hết trong vòng chưa đầy 10 phút.
Sau khi ăn kem xong, Tiểu Vương đột nhiên cảm thấy bị đau đầu, gia đình vội vàng đưa cô đến bệnh viện gần nhà để chẩn đoán.
Nhập viện do ăn đồ lạnh là lời cảnh báo đối với tất cả mọi người.
Bác sĩ Bá Dương sau khi kiểm tra và phát hiện, Tiểu Vương bị mắc chứng “đau đầu do kem” điển hình, tên khoa học được gọi là “đau dây thần kinh hạch sphenopalatine”, liên quan đến việc ăn một lượng lớn thức ăn lạnh cùng một lúc.
Hóa ra, tuần trước Tiểu Vương xem quảng cáo trên mạng, và mua rất nhiều kem cùng một lúc. Thời gian gầy đây nhất là mỗi ngày ăn ít nhất 3 chiếc kem, nên cô không nghĩ đau đầu là vì ăn kem! Cô cảm thấy thực sự hối hận.
Tại sao Tiểu Vương ăn kem lại bị đau đầu?
Khi ăn quá nhiều các thực phẩm lạnh, hàm răng trên sẽ bị làm lạnh nhanh chóng, phần mặt sau của hàm trên chính xác có một trung tâm thần kinh, lúc này, các dây thần kinh của trung tâm thần kinh sẽ gửi tín hiệu đến đại não, để thay đổi nhiệt độ cơ thể.
Khi ăn quá nhiều thực phẩm lạnh, các dây thần kinh sẽ bị kích thích quá độ, gửi tín hiệu sai đến đại não, khiến cho động mạch đại não bị co giật, cũng giống như là đại não bị “đóng băng”, đột nhiên dòng máu chạm vào đầu mút thần gây đau đớn, lúc này mọi người sẽ cảm thấy đau dữ dội ở giữa trán hoặc gần thái dương, có người còn bị nôn mửa.
Khi ăn quá nhiều các thực phẩm lạnh, hàm răng trên sẽ bị làm lạnh nhanh chóng…
Do đó các chuyên gia khuyên khi ăn kem, đồ lạnh nói chung không nên ăn quá vội vàng, ăn từ từ để đại não kịp thích ứng. Thực tế, đây là một hình thức đau đầu trong mùa hè.
Video đang HOT
Dưới đây là các loại đau đầu cũng rất dễ xuất hiện trong mùa hè, khuyên mọi người cần phải cẩn thận.
Đau đầu do sốc nhiệt
Loại đau đầu này dễ bị tấn công vào mỗi mùa hè, sau khi nghỉ ngơi sẽ tự khỏi, bình thường loại đau đầu này làm giảm cảm giác ngon miệng, kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ, toàn thân mệt mỏi. Những người cơ thể yếu, khí huyết không đủ rất dễ mắc loại đau đầu này. Do đó, cần phải đặc biệt chú ý tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, ngủ đủ giấc, tăng cường tập luyện thế chất.
Đau đầu do giảm áp lực nội sọ
Ra quá nhiều mồ hôi trong mùa hè có thể giảm áp lực nội sọ và gây đau đầu. Lúc này, nên lên giường nghỉ ngơi, gối đầu thấp và kịp thời bổ sung thêm nước.
Ra quá nhiều mồ hôi trong mùa hè có thể giảm áp lực nội sọ và gây đau đầu.
Đau đầu do hạ đường huyết
Loại đau đầu này thường do ăn quá ít vào mùa hè. Bệnh nhân có thể bố sung thêm một ít nước đường, mật ong hoặc trái cây.
Đau đầu do cảm xúc
Trong mùa hè cơ thể thường rất mệt mỏi và buồn bã, nên thường hay bị đau đầu. Nhức đầu do cảm xúc có thể được chữa khỏi miễn là mọi người duy trì được tâm trạng tốt và khống chế được cơn tức giận.
Một số đồ uống chuyên gia khuyên nên uống khi đi nóng về
Nước lọc không lạnh
Nước lọc là phương pháp cấp nước nhanh và tiện nhất cho cơ thể. Bạn nên chọn nước lọc ở khoảng 20 độ C và uống từng ngụm nhỏ. Mỗi lần uống nên dùng khoảng 250-300ml – tương đương 1 cốc đầy. Bạn lưu ý là không nên vừa ăn vừa uống gây áp lực cho dạ dày.
Nước lọc là phương pháp cấp nước nhanh và tiện nhất cho cơ thể.
Sữa tươi
Sữa có tác dụng hạ nhiệt và lại sức rất tốt, giúp bạn tỉnh táo sau cơn váng đầu vì nắng nóng. Sử dụng sữa tươi không đường, sẽ giúp cấp nước kịp thời cho cơ thể và ngăn chặn tình trạng sốc nhiệt, mệt mỏi.
Nước cam, chanh
Vitamin C là chất không thể thiếu trong mùa hè, vừa giúp bạn sảng khoái lại phòng ngừa nhiều bệnh do nắng nóng. Khi vừa đi nắng về, hãy sử dụng nước cam, chanh không đá để cơ thể hấp thu dễ hơn. Bạn có thể thêm một chút đường để tiếp năng lượng cho cơ thể, nhưng không nên uống quá ngọt.
(Nguồn: Sohu)
Theo Helino
Mùa nóng đã đến, mọi người cần tránh 4 điều này, đặc biệt đối với những người bị bệnh tim mạch thì cần lưu ý hơn
Nắng nóng làm cơ thể mất nước, dẫn đến mệt mỏi, uể oải, thậm chí sốc nhiệt. Vì vậy, trong thời tiết như thế này, mọi người cần nên chú ý đến sức khỏe, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tim mạch cần tránh tuyệt đối những điều dưới đây.
Mùa hè được xem là giai đoạn nguy hiểm đối với những người mắc bệnh tim mạch. Để thích ứng với thời tiết, cơ thể sẽ điều chỉnh bằng cách tiết mồ hôi và giãn mạch máu ngoại biên. Việc tiết mồ hôi sẽ làm cơ thể mất nước, giảm thể tích máu lưu thông, bên cạnh đó, tim vẫn phải làm nhiệm vụ co bóp để đảm bảo bơm đủ máu nuôi cơ thể. Do thể tích máu giảm, nên tim phải làm việc nhiều hơn, vì vậy những người mắc bệnh về tim mạch sẽ khổ sở hơn trong những ngày này. Chỉ cần tránh 4 việc này thì sẽ đủ sức mạnh để chóng chọi với cái hè oi bức mà ai cũng "gào thét".
1. Nằm điều hòa quá lạnh
Vào mùa hè, nhiều người thường chọn cách mở máy điều hòa để ngủ. Tuy nhiên, do nhiệt độ trong phòng và bên ngoài có sự khác biệt quá lớn, nên khi có nhiệt độ đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh sẽ khiến cho mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở bình thường bị co lại tức thì, dẫn đến huyết áp tăng cao. Ngược lại nếu từ phòng lạnh bước ra ngoài thì các mạch máu sẽ giãn nở, khiến huyết áp hạ đột ngột, không ổn định.
Lời khuyên: Nên chỉnh điều hòa khoảng 26 độ C là phù hợp nhất. Ngoài ra có thể điều chỉnh chế độ ẩm.
Ảnh minh họa
2. Tập thể dục vào sáng sớm
Mặc dù tập thể dục buổi sáng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên vào mùa hè nóng bức thì chúng ta nên hạn chế, nhất là đối với những người bị bệnh về tim mạch. Đặc trưng của mùa hè là nhiệt độ cao và ẩm, hai điều này sẽ trực tiếp dẫn đến sự trao đổi chất trong cơ thể và tăng lượng tiêu thụ oxy. Ngay cả khi bạn chỉ ngồi trong một không gian nóng bức thì mồ hôi sẽ tiết ra và lằm tăng sự lưu thông trong máu và mức tiêu thụ oxy. Đối với người bị bệnh tim mạch sẽ rất dễ ngã quỵ trong thời điểm này.
Lời khuyên: Vì vậy, nên cố gắng tránh tập thể dục vào buổi sáng trong mùa hè. Bạn có thể dùng nửa tiếng vào buổi tối để tập luyện những động tác đơn giản. Bên cạnh đó, nhớ mang theo nước khi ra ngoài.
3. Đừng để bị khát nước lâu
Ảnh minh họa
Đừng để cơ thể bị khát nước quá lâu, vì khi đạt đến một mức độ khát nhất định bạn sẽ uống nước liên tục và điều này sẽ tăng gánh nặng cho tim. Nếu bạn uống nước quá nhanh, các phân tử nước sẽ đi vào máu, hấp thụ ở ruột, gây loãng máu đột ngột, không những gia tăng gánh nặng cho tim mà còn làm mất điện giải, dẫn nguy cơ bị trụy tim. Nếu uống nước đá thậm chí còn tồi tệ hơn, vì nước đá làm co rúm mạch máu não, co thắt tim, ảnh hưởng sự vận hành của khí huyết trong cơ thể có thể gây tắc các động mạch dẫn đến tai biến mạch máu não, tử vong đột ngột.
Lời khuyên: Không được uống nước quá nhanh, mỗi lần uống từ 100 ~ 150ml nước. Đặc biệt, trước khi ngủ và sau khi thức dậy nên uống một cốc nước để điều hòa thân nhiệt.
4. Tắm sau khi đổ mồ hôi
Ảnh minh họa
Vào thời tiết nắng nóng, cơ thể sẽ tự động tiết mồ hôi. Những lúc như thế nhiều người không chịu được sự khó chịu liền đi tắm, điều này có hại đối với sức khỏe không chỉ với người mắc bệnh tim mạch mà cả những người có sức khỏe bình thường. Bởi vì khi đó, khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết bị giảm mạnh, nếu bạn tắm nước lạnh sẽ gây ra hiện tượng co thắt vành động mạch, gây nhồi máu cơ tim, đe dọa đến tính bạn.
Lời khuyên: Nếu bạn đổ mồ hôi, hãy ngồi quạt đợi cho khô rồi hãy đi tắm. Nên nhớ sử dụng nước mát vừa phải, sẽ tốt hơn nếu bạn lau người trước rồi sau đó tắm thì sức khỏe được đảm bảo hơn.
(Nguồn: xuehua)
Theo Helino
Chống sốc nhiệt khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, hãy trang bị ngay những giải pháp này Sốc nhiệt là hiện tượng thường xuyên phải đối mặt vào mùa hè nhưng rất có thể bạn chưa biết cách phòng tránh, gây tổn hại sức khỏe. Mấy ngày gần đây, nắng nóng đỉnh điểm kéo dài khiến tình trạng sức khỏe của chúng ta ít nhiều bị ảnh hưởng. Trong đó, sốc nhiệt là tình trạng vô cùng đáng sợ, có...