Cô gái 23 tuổi có 13 cục u vú vì thức đêm: mua ngay 7 thực phẩm để phòng ngừa
Một cô gái trẻ mới 23 tuổi nhưng có đến 13 cục u ở vú, nguyên nhân dẫn đến chính là những thói quen mà hiện nay hầu hết chị em phụ nữ đều mắc phải.
Bà Vương 48 tuổi sống ở Đường Gia Đôn, Vũ Hán (TQ), cùng cô con gái 23 tuổi tên Tiểu Hà. Năm ngoái, sau khi tốt nghiệp, Tiểu Hà vào làm cho một công ty quảng cáo với tư cách là nhà thiết kế, công việc của cô thường tăng ca đến tận tối khuya mới về nhà. Do vậy, bà Vương đã nhiều lần khuyên con gái đừng dốc sức lực quá nhiều vì công việc, nhưng Tiểu Hà không mấy chú ý đến.
Sau khi kiểm tra sức khỏe, Tiểu Hà phát hiện có 13 cục u ở vú. (Ảnh minh họa)
Thông qua đợt kiểm tra sức khỏe của công ty tổ chức, Tiểu Hà được chẩn đoán có các cục u ở cả 2 bên khiến cô rất lo lắng và nhanh chóng gọi điện cho bà Vương. Sau khi nghe con gái nói kiểm tra phát hiện có khối u ở ngực, bà Vương đột nhiên nhớ lại cách đây 3 năm bà cũng đã bị ung thư vú, mặc dù tình trạng phẫu thuật và hóa trị tương đối ổn định, nhưng cũng không ai biết khi nào nó tái phát.
Lo lắng con gái có thể bị di truyền từ mẹ, bà Vương sốt ruột liền đưa con gái đến Bệnh viện thành phố, tìm bác sĩ Lý Vinh phó giám đốc Khoa ngoại, người đã từng phẫu thuật cho bà Vương. Sau khi kiểm tra tỉ mỉ và đọc kết quả siêu âm, bác sĩ Lý Vinh bước đầu chuẩn đoán Tiểu Hà bị bướu tuyến sợi (khối u tạo ra bởi mô liên kết và mô tuyến sữa).
Thông qua quá trình phẫu thuật, Lý Vinh lấy ra được 13 cục u trong 2 bên vú của Tiểu Hà, kích thước cục u lớn nhất bằng quả trứng chim cút. Sau phẫu thuật hầu như không nhìn thấy các vết sẹo. Theo báo cáo kiểm tra bệnh, thì các khối u của Tiểu Hà đều là lành tính, nên không ảnh hưởng tới tính mạng.
Nguyên nhân dẫn đến các cụ u ở vú chính là những thói quen xấu hàng ngày
Bác sĩ Lý Vịnh cho rằng, u bướu tuyến sợi rất phổ biến ở các phòng khám ngoại trú, có 75% là các khối u vú lành tính, chỉ có khoảng 3% sẽ biến đổi thành ác tính. Cô gái trẻ bị u bướu tuyến sợi có liên quan rất nhiều tới những thói quen xấu.
Ví dụ như thức đêm, tinh thần căng thẳng, thích ăn đồ chiên rán, giảm cân quá mức,… những điều này rất dễ dẫn đến rối loạn nội tiết. Bác sĩ Lý Vinh khuyên các cô gái trẻ nên tạo thói quen sống tốt, hạn chế lượng thức ăn có nhiều dầu mỡ, giàu calo, không dùng bừa bãi các thực phẩm kích thích hormone. Dưới đây bác sĩ Lý Vinh cũng chỉ ra cách tự kiểm tra vú, để ngăn ngừa ung thư vú.
Cách tự kiểm tra u cục ở vú
Thời gian tốt nhất để tự kiểm tra vú là sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt từ 7-10 ngày, bởi vì thời gian này vú mềm mại nhất, có thể nhận biết các cục u tương đối dễ dàng. Bạn có thể kiểm tra trước gương trong khi tắm, bởi vì da sau khi tắm sẽ ẩm nên dễ kiểm tra.
Tuy nhiên, cần phải chú ý, trong toàn bộ quá trình tự kiểm tra, dùng các đầu ngón tay đặt vào vị trí cần kiểm tra, không nên dùng ngón tay bóp ngực quá mạnh, nếu không sẽ nhầm tưởng rằng là các cục u.
Hai bước kiểm tra dấu hiệu bất thường trên ngực:
Nhìn: Phải nhìn xem vú có tăng bất thường, có đối xứng, tổng thể hình dáng có bình thường hay không, đầu vú có bị nghiêng lệch hay lõm vào, tràn dịch,… Ngoài ra, còn cần phải quan tâm đến triệu chứng lúm đồng tiền trên da, điều này là biểu hiện điển hình của ung thư vú giai đoạn cuối.
Tự kiểm tra vú thông qua gương. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Chạm: Khi chúng ta chạm vào vú nên tuân theo thứ tự sau: ngoài phía trên – ngoài phía dưới – trong phía dưới – trong phía trên, cuối cùng là nách và núm vú. Khi chạm vào ngực nhất định phải chú ý cọ xát nhẹ nhàng. Dùng các đầu ngón tay ấn sâu xuống, có thể tiến hành thử nghiệm trên các vật khác, sau khi nắm vững các kỹ năng có thể tự tiến hành kiểm tra bản thân.
Nếu khi chạm vào ngực phát hiện các cục trên vú, bạn cũng đừng lo lắng quá vì có khả năng là u bướu tuyến sợi – bệnh rất phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Các cục u nếu có thể chuyển động bình thường là u lành tính, nếu không thể di chuyển mà tương đối rắn chắc, có thể là u ác tính. Để đảm bảo nhất, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra.
Những thực phẩm giúp ngăn ngừa các bệnh về vú
Ngô: Ngô có thể làm tăng lượng tiết tố nữ estrogen và thúc đẩy phát triển tuyến sinh dục, thường xuyên ăn ngô giúp ngực nở, săn chắc và giảm thiểu các bệnh ở tuyến vú.
Nấm: Nấm hương, nấm mèo, mộc nhĩ,… các loại thực phẩm này không những cải thiện được hệ thống miễn dịch của con người mà còn đóng vai trò trong việc phòng chống ung thư.
Quả đu đủ: Các enzyme và vitamin A trong quả đu đủ có thể thúc đẩy sự phát triển vú khỏe mạnh.
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Chúng chứa rất nhiều canxi cũng có thể thúc đẩy tuyến vú khỏe mạnh.
Các loại hạt: Đậu phộng, hạnh nhân, quả óc chó, mè đen…, những thực phẩm này chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, đóng một vai trò trong phòng chống ung thư.
Tảo bẹ: Tảo bẹ chứa rất nhiều iốt, có thể điều chỉnh nội tiết, ngăn ngừa tăng sản vú.
Cà rốt: Cà rốt giàu vitamin A và có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Theo 2sao.vn
Bị ung thư có nên truyền đạm không?
Nếu bạn có người thân hay bạn bè không may bị bệnh ung thư. Bạn đang phân vân không biết bị ung thư thì có nên truyền đạm không? Hãy cùng Phụ nữ Today tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Đầu tiên chúng ta phải biết vai trò của đạm đối với cơ thể
Trong những điều kiện bình thường, đạm là dưỡng chất vô cùng quan trọng để phát triển sự tăng trưởng, chữa lành các mô tổn thương và giữ cho hệ miễn dịch của con người được khỏe mạnh. Còn nếu khi cơ thể không hấp thụ được đủ chất đạm thì các mô cơ trong cơ thể sẽ yếu đi, làm tiêu hao năng lượng cơ thể và khả năng miễn dịch bị giảm đi.
Trước khi tìm hiểu vấn đề bệnh nhân ung thư có nên truyền đạm không, chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của đạm đối với bệnh nhân ung thư như thế nào.
Trong những điều kiện bình thường, đạm là dưỡng chất vô cùng quan trọng để phát triển sự tăng trưởng, chữa lành các mô tổn thương và giữ cho hệ miễn dịch của con người được khỏe mạnh. Còn nếu khi cơ thể không hấp thụ được đủ chất đạm thì các mô cơ trong cơ thể sẽ yếu đi, làm tiêu hao năng lượng cơ thể và khả năng miễn dịch bị giảm đi.
Đối với những bệnh nhân bị ung thư thì chất đạm lại có vai trò quan trọng hơn, cần thiết hơn. Vì trong các quá trình điều trị bệnh như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật thì cơ thể bệnh nhân ung thư thường rất yếu, cần bổ sung chất đạm để giúp người bệnh có đủ khả năng để chống chọi với bệnh. Những thực phẩm giàu chất đạm có: Thịt, cá, trứng, sữa, các lọai hạt, đậu...
Nguyên nhân gây bệnh ung thư
Ngày nay khi nhắc đến bệnh ung thư người ta không còn cái phải ứng giật mình, choáng váng, bàng hoàng vì chúng đang trở nên quá phổ biến. Quả thực rất nguy hiểm khi nguyên nhân gây bệnh ung thư luôn ẩn nấp xung quanh chúng ta.
Thừa đường trong cơ thể - nguyên nhân gây ung thư
Nghe có vẻ chúng không liên quan, thế nhưng theo nghiên cứu y khoa thì lượng đường dư thừa trong cơ thế sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các tế bào ung thư.
Ăn uống đồ nóng có thể dẫn đến ung thư
Cơ thể con người cũng giống như một cỗ máy hoạt động, nếu vận hành sai cách, hoặc làm việc quá sức có thể xảy ra hỏng hóc. Bởi vậy khi ăn đồ nóng sẽ dẫn đến những thay đổi đột ngột trong cơ thể và tăng nguy cơ ung thư.
Thịt chế biến sẵn
Nếu bạn là tín đồ của những món thịt đã được chế biến sẵn hãy cân nhắc lại xem có nên ăn hay không? Bởi không ít người bị ung thư kết ruột vì loại đồ ăn này.
Virut
Ung thư được gây nên bởi một số loại virus và điển hình nhất vẫn là HPV. Đây là loại virut có đến 18 chủng và có những chủng có thể gây nên ung thư cổ tử cung, dạ dày, cổ họng, miệng,...
Tựu chung lại, nguyên nhân gây nên bệnh ung thư rất nhiều chúng bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cho dù ung thư xuất hiện vì lý do gì nữa thì chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh có thêm thể lực để đối mặt. Vậy có nên truyền đạm cho người bị ung thư không?
Bị bệnh ung thư có nên truyền đạm hay không?
Bị bệnh ung thư có nên truyền đạm không, câu trả lời đường nhiên là có. Bởi đạm là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên không phải tất cả các bệnh nhân ung thư đều được chỉ định truyền đạm. Vậy hãy xem bệnh nhân ung như thể nào mới được chỉ định truyền.
Bệnh nhân sau phẫu thuật
Bị bệnh ung thư có nên truyền đạm nhưng đó là trường hợp sau khi đã thực hiện phẫu cắt bỏ khối u người bệnh còn mệt mỏi chưa được phép ăn, hoặc không ăn được thì sẽ truyền đạm.
Bệnh nhân ung thư vòm họng, thể trạng yếu
Đối với những bệnh nhân ung thư vòm họng, thực quản khi ở giai đoạn nặng thường không ăn uống được gì sẽ được chỉ định truyền đạm giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đồng thời cung cấp đầy đủ các dưỡng chất tăng thể lực, nhanh chóng phục hồi.
Bệnh nhân truyền hóa chất
Thông thường bệnh nhân ung thư không phẫu thuật được sẽ điều trị bằng việc hóa chất. Nói rõ hơn, bác sĩ sẽ sử dụng một số loại hóa chất có khả năng ngăn chặn, làm giảm kích thước tế bào ung thư. Việc truyền hóa chất qua đường tĩnh mạch và sẽ được pha cùng các dịch truyền khác. Thế nên có những trường hợp bác sĩ chỉ định truyền đạm, nhưng tất cả đều được tính toán kỹ lưỡng.
Như vậy bị bệnh ung thư có nên truyền đạm đã có lời gải đáp. Thế nhưng truyền đạm không sẽ không đảm bảo sức khỏe mà bệnh nhân cần nhiều nguồn dinh dưỡng, hơn thế để tăng cường thể lực, giúp cơ thể tăng cường đề kháng. Vì thế chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Bên cạnh việc đi tìm lời giải "có nên truyền đạm cho người bị ung thư" việc quan tâm đến một chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết. Bởi theo thống kê có đến 80% bệnh nhân ung thư chết vì sụt cân và 30 % chết vì suy kiệt trước khi qua đời vì khối u.
Chế độ ăn khắc nghiệt có nên hay không
Bị bệnh ung thư có nên truyền đạm theo chỉ định bác sĩ và kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách tuyệt vời giúp bệnh nhân có thêm thể lực, hạn chế tình trạng giảm cân. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố, song không phải việc bạn cắt giảm thực đơn ăn uống. Thậm chí nhiều người đã quyết định ăn chay khi biết mình bị ung thư.
Nhìn chung, bệnh nhân ung thư cũng giống như người bình thường, những thức ăn bất lợi như thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều muối, nội tạng động vật, dưa cà,... thì nên hạn chế, tốt nhất là không ăn.
Tăng cường dinh dưỡng
Ngay cả khi bệnh nhân không ăn uống gì tế bào ung thư vẫn ngày ngày lấy các dưỡng chất từ cơ thể bạn, dẫn đến tình trạng suy kiệt nhanh chóng. Từ đó một chế độ ăn uống nhiều dinh dưỡng cần được đảm bảo ngay từ khi phát hiện bệnh.
Thực đơn bệnh nhân ung thư phải đảm bảo 4 yếu tố sau: đạm, chất béo, đường bột, và Vitamin, khoáng chất. Song cực kỳ chú ý tăng cường rau củ quả và hạn chế thịt. Ngoài ra, đối với bệnh nhân ung thư nước cực kỳ quan trọng, hãy cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể hàng ngày.
Bị bệnh ung thư có nên truyền đạm hay không, chắc hẳn bạn đã có lời giải đáp cho riêng mình. Ngoài ra, bên cạnh tăng cường cung cấp các dưỡng chất hãy luôn vui tươi, thoải mái là cách tuyệt vời chống chọi lại căn bệnh nguy hiểm này.
Một số lưu ý khi truyền đạm cho người bị ung thư
Lưu ý cho bệnh nhân ung thư bằng cách truyền dịch đạm
Khi truyền dịch đạm cho bệnh nhân ung thư có thể có một số ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Điển hình như nhiễm trùng máu, rối loạn điện giải, phù toàn thân. Ngoài ra là thiếu các yếu tố vi lượng, sưng tấy chỗ tiêm, khó thở, đau ngực, vã mồ hôi... Vì thế nên truyền dịch đạm cho bệnh nhân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý cho bệnh nhân ung thư bằng các loại thực phẩm
Chất đạm là chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Người bệnh ăn quá nhiều chất đạm sẽ làm tích tụ các chất thải độc hại trong cơ thể. Điều đó khiến bệnh ung thư trở nên nặng hơn. Vì thế nên người bệnh cần phải hấp thu một lượng protein phù hợ. Cần cân bằng để có có một sức khỏe tốt nhất.
Theo www.phunutoday.vn
86 lần phẫu thuật chữa ung thư do nghiện nhuộm da Lisa Pace (Mỹ) nhiều khả năng còn phải tiếp tục can thiệp y tế bởi sở thích nhuộm da nâu thời còn trẻ. "Nếu có thể quay lại, tôi sẽ nói với bản thân năm 17 tuổi rằng ung thư da có thể phòng tránh được", Lisa Pace nói. Khi còn là thiếu nữ, Lisa không thích làn da nhợt nhạt của mình...