Có công bằng trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện hay không?
Nếu vẫn để một người nắm “nhiều vai” khác nhau như một số địa phương hiện nay đang làm thì không bao giờ có công bằng và tất nhiên uy tín của kỳ thi không có.
Kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện hiện nay chỉ còn duy trì đối với cấp Trung học cơ sở vì cấp tiểu học đã bỏ nhiều năm nay. Sau khi thi cấp huyện thì Phòng Giáo dục sẽ lựa chọn đội tuyển cho huyện mình và tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Tuy nhiên, có một số bất cập vẫn đang tồn tại ở một số địa phương là tính công bằng trong kỳ thi không phải lúc nào cũng được chú trọng. Một người có thể đóng nhiều vai khác nhau và cũng vì thế mà một người vui nhưng có hàng chục người buồn, chán nản.
Khi một người mà đóng nhiều vai thì tính công bằng của kỳ thi sẽ bị thách thức – (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Theo cơ cấu của Phòng Giáo dục và Đào tạo thì chỉ có 1 chuyên viên phụ trách chuyên môn cho cấp Trung trung học cơ sở. Trong khi đó, cấp học này trừ các môn năng khiếu ra vẫn còn hàng chục chục môn học và đương nhiên là các môn học này đều được tổ chức thi học sinh giỏi.
Chính vì vậy, chuyên viên phụ trách chuyên môn có ra đề thì cũng chỉ có thể là ra được 1 môn học. Các môn còn lại phải nhờ cậy vào các trưởng hội đồng bộ môn của huyện.
Trên danh nghĩa thì việc điều động, nhờ cậy trưởng hội đồng bộ môn cũng là điều phù hợp bởi vị này đảm nhận vai trò là người phụ trách 1 môn học trong cả huyện.
Thế nhưng, trưởng hội đồng bộ môn thì cũng là tổ trưởng chuyên môn của một trường học kiêm nhiệm mà vị này thường cũng ôn thi học sinh giỏi của trường mình.
Khi chấm thi lại cũng thường là trưởng hội đồng bộ môn phụ trách chấm môn học đó với 1 giáo viên khác nữa. Như vậy, vị trưởng hội đồng bộ môn thường đảm nhận 3 vai trò. Vừa là người ôn thi, ra đề thi và chấm thi học sinh giỏi.
Chúng tôi không khẳng định là đề thi bị lộ nhưng về mặt khách quan thì đây là điều không phù hợp chút nào.
Một khi mình đóng vai trò ôn thi cũng đồng nghĩa là nhận sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường và tất nhiên là Ban giám hiệu nào cũng mong muốn trường mình có nhiều học sinh giỏi để tăng thêm uy tín cho đơn vị mình.
Chính vì thế, cho dù không nói thẳng ra khi ôn nhưng làm sao tránh được tình trạng trưởng hội đồng bộ môn không định hướng cho học sinh của mình một cách rõ ràng về dạng đề, bài tập, nội dung của đề thi.
Khi chấm thi, dù có rọc phách thì người thầy vừa dạy trên lớp, vừa ôn học sinh giỏi, vừa ra đề lẽ nào lại không nhận ra học sinh của mình về nội dung, về nét chữ?
Nhất là đối với những môn xã hội thì việc nhận ra nét chữ, phong cách làm bài cực kỳ dễ dàng bởi mỗi huyện chỉ có vài ba chục học sinh mà thôi. Vì thế, chuyện rọc phách cũng chỉ là một hình thức để tạo sự khách quan mà thôi.
Khi một người đóng quá nhiều vai trong một kỳ thi đương nhiên là họ có rất nhiều lợi thế và thực tế là năm nào thì trường có trưởng hội đồng bộ môn ra đề thi cũng chiếm áp đảo học sinh đạt giải cao nhất và có học sinh tham gia đội tuyển thi cấp tỉnh.
Những trường khác dù buồn phiền, dù học trò buồn tênh sau mỗi kỳ thi thì giáo viên cũng chỉ biết an ủi học sinh chứ biết làm thế nào khi mà Phòng Giáo dục chủ trì thì những ý kiến của giáo viên cũng chẳng có trọng lượng gì trước những bất cập này.
Hơn nữa, trên danh nghĩa công tác coi thi, chấm thi nghiêm ngặt, bài đã rọc phách thì “làm sao” mà giáo viên biết học sinh nào là học sinh của mình.
Để đảm bảo tính công bằng không khó
Thi học sinh giỏi cấp trung học cơ sở là công việc thường niên của mỗi năm học, năm nào cũng ôn, cũng tổ chức thi. Chính vì vậy, nó cũng là một phong trào mà các nhà trường chú trọng.
Video đang HOT
Giáo viên được phân công ôn thi vừa vất vả và cũng áp lực vô cùng bởi thời gian đầu tư nhiều tháng trời mà quyền lợi cho giáo viên ôn thi gần như không có.
Trường nào thương giáo viên thì cho vài trăm ngàn uống nước nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi với giáo viên nhiều địa phương thì đa phần đều không có. Giáo viên chỉ được thưởng một số tiền tượng trưng khi có học sinh đạt giải học sinh giỏi và phát vào dịp cuối năm học.
Chính vì vậy, việc đảm bảo sự công bằng cho các trường và giáo viên ôn thi là điều mà các Phòng Giáo dục phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng.
Chính vì chuyên viên phụ trách chuyên môn chỉ có 1 người nên việc đảm bảo nhất là Phòng cần có một ngân hàng đề thi hàng năm.
Lãnh đạo Phòng chỉ cần định hướng và yêu cầu mỗi trường ra một đề thi, khi thi thì chuyên viên có thể lấy một vài đề của các đơn vị đảo với nhau thì tính công bằng, khách quan sẽ được nâng lên. Nếu không thì có thể thuê chuyên viên Sở ra đề cũng là giải pháp chấp nhận được.
Khi điều động giáo viên làm giám khảo chấm thi học sinh giỏi thì nên điều động những giáo viên không tham gia ôn thi đi chấm. Bởi vì đáp án đã có sẵn, kiến thức thì giáo viên đã nắm thì lo gì giáo viên không làm được nhiệm vụ này.
Hàng năm, vẫn có hàng trăm giáo viên ở địa phương được điều đi chấm thi tuyển sinh 10 và họ cũng đều làm tốt nhiệm vụ của mình.
Chấm thi tuyển sinh 10 còn nghiêm ngặt hơn rất nhiều chấm thi học sinh giỏi cấp huyện bởi bảo vệ, thanh tra vòng trong, vòng ngoài, rồi bài còn được chấm kiểm tra nữa
Nếu thi học sinh giỏi cấp huyện vẫn để một người nắm nhiều vai khác nhau như một số địa phương hiện nay đang làm thì không bao giờ có công bằng và tất nhiên uy tín của kỳ thi không có.
Khi không có sự công bằng thì khiến cho nhiều trường, giáo viên, học sinh chán ngán và họ cũng không bao giờ phục những trường có nhiều học sinh đạt giải vì trường đó có người vừa ôn, vừa ra đề, vừa chấm thi!
NGUYỄN NGUYÊN
Theo giaoduc.net
79 con đường, 79 ước mơ
Thời tiết thật chiều lòng người, trong buổi sáng mùa thu xanh mát, 79 gương mặt xuất sắc đại diện cho hàng nghìn con CBCNV ngành Hóa chất đã làm lễ báo công tại Lăng Bác và dâng hương tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.
79 gương mặt là những bông hoa tượng trưng cho "79 mùa xuân" của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người lúc sinh thời luôn đặc biệt quan tâm tới sự nghiệp trồng người.
Chủ tịch Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam Vũ Tiến Dũng. Ảnh HN
Mỗi tấm gương, một hoàn cảnh
Đã thành thông lệ, hai năm một lần, Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam lại tổ chức Lễ tuyên dương học sinh giỏi, học sinh vượt khó học giỏi. 79 tấm gương tiêu biểu trong Lễ tuyên dương sáng nay, 22/8/2019, đại diện cho cả 3 miền đất nước, có con đã từng có mặt ở đây nhiều lần, cũng có con lần đầu được tham dự. Trong số 446 con đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế, giải cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm học 2017-2018 và 2018-2019, có 40 con được lựa chọn để về tham dự Lễ tuyên dương. 39 con còn lại là những tấm gương tiêu biểu học sinh vượt khó học giỏi.
Phó Chủ tịch Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam Tôn Thanh Lan. Ảnh HN
Chỉ tính riêng năm học 2017-2018 và 2018-2019, Tập đoàn và Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam đã trích 637 triệu đồng thưởng cho các con đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp và đỗ đại học.
Tuy cùng là học sinh giỏi, nhưng mỗi con mỗi hoàn cảnh. Có con gia đình có điều kiện, nhưng cũng có con, bố mẹ bệnh tật, nhà nghèo, các con phải tự học là chính, vừa học vừa giúp đỡ bố mẹ, nhưng tất thảy đều có quyết tâm rất cao, vươn lên, vượt qua số phận, là những tấm gương sáng trong phong trào học giỏi của con CBCNV ngành Hóa chất.
Chia sẻ trong Lễ tuyên dương, rưng rưng nước mắt, Nguyễn Thị An Minh, học sinh lớp 9, con anh Nguyễn Văn Thọ, công nhân sửa chữa máy - Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình cho biết, xác định rõ hoàn cảnh gia đình còn rất nhiều khó khăn, mẹ bị ung thư phải nghỉ việc hơn năm nay để chữa bệnh, tất cả gánh nặng cơm áo gạo tiền đặt lên vai bố. Vì điều kiện gia đình không được học thêm nhiều, nên hai chị em luôn tự giác bảo ban nhau học hành, tập trung nghe giảng trên lớp, thời gian còn lại giúp bố việc nhà và dạy em học. Thế nhưng Minh vẫn luôn là học giỏi toàn diện, đạt giải Ba môn Sinh học - Tỉnh Ninh Bình.
Nguyễn Thị An Minh, học sinh lớp 9, con anh Nguyễn Văn Thọ, công nhân sửa chữa máy - Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình. Ảnh HN
Hay như Nguyễn Minh Nhật, học sinh lớp 8, con anh Nguyễn Văn Hùng, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, hoàn cảnh gia đình khó khăn, cả bố và mẹ bị tai nạn giao thông, mấy năm gần đây bố lại phải điều trị căn bệnh ung thư, đồng lương vốn đã ít ỏi càng thêm eo hẹp khi tiền thuốc thang chữa bệnh ngày càng nhiều.
Nhiều bậc phụ huynh như tôi đã không khỏi nghẹn ngào khi nghe Nhật kể về cảm giác của con khi ngoài giờ làm việc ở Công ty, mẹ Nhật còn nhận việc làm thêm để lo tiền chữa bệnh cho chồng và nuôi các con ăn học, trang trải cuộc sống gia đình. Đêm đến, mẹ lại dịu dàng chăm sóc cho bố vượt qua những cơn đau, khuôn mặt mẹ đã dần hốc hác. Và Nhật, cậu con trai cả của gia đình tự hứa mình sẽ là điểm tựa tinh thần của bố mẹ nếu quyết tâm đền đáp sự nhọc nhằn của mẹ bằng những thành tích học tập tốt nhất. Phụ mẹ làm việc nhà, trông em, đưa đón em đi học, chăm sóc và hướng dẫn em học bài để mẹ có nhiều thời gian chăm sóc bố. Không có điều kiện học thêm như các bạn cùng lớp, Nhật thường tìm đến các hiệu bán sách cũ để mua các loại sách giáo khoa và sách tham khảo để bổ trợ kiến thức cho các môn học. Nhật luôn là học sinh khá, giỏi và đó chính là lý do con có mặt ở đây hôm nay.
Nguyễn Minh Nhật, học sinh lớp 8, con anh Nguyễn Văn Hùng, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. Ảnh HN
Niềm vui đong đầy
Đại diện cho miền Nam xa xôi, vượt hàng ngàn cây số để về tham dự Lễ tuyên dương, Lê Thị Bảo Trân, học sinh lớp 11, con anh Lê Quang Hoàng, Công ty CP Phân bón Bình Điền, đạt giải Nhất môn Ngữ văn TP.Hồ Chí Minh, không giấu nổi niềm tự hào. "Được ra thăm thủ đô Hà Nội, được vào Lăng viếng Bác Hồ kính yêu, được tận mắt chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô ngàn năm văn hiến, đặc biệt là được đứng trên bục danh dự của Văn Miếu Quốc Tử Giám nhận phần thưởng của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam là ước mơ từ rất lâu của con. Những cảm xúc này, những kỷ niệm trong suốt chương trình, khi về con sẽ kể lại với ông, bà, bố, mẹ, bạn bè để niềm vui, niềm vinh dự này được nhân lên, sẽ là động lực để chúng con tiếp tục nỗ lực, phấn đấu đạt thành tích cao trong năm học tới, để sau hai năm con lại có thể được tham dự Lễ tuyên dương mà các bác, các cô, chú tổ chức" - Bảo Trân chia sẻ.
Lê Thị Bảo Trân, học sinh lớp 11, con anh Lê Quang Hoàng, Công ty CP Phân bón Bình Điền. Ảnh HN
Lần thứ hai được tham dự Lễ tuyên dương, Nguyễn Tiến Long, sinh viên năm thứ hai khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đại diện Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết, cảm xúc của Long vẫn như lần đầu, vô cùng xúc động và tự hào. Đứng trên bục danh dự của Văn Miếu Quốc Tử Giám - "Trường Đại học" đầu tiên của Việt Nam, nhận Giấy khen và vòng nguyệt quế từ Ban tổ chức, trong Long vẫn dâng đầy cảm xúc, là những kỷ niệm đẹp nhất của thời học trò.
79 tấm gương tiêu biểu là học sinh giỏi, học sinh vượt khó học giỏi của ngành Hóa chất, là 79 con đường, 79 ước mơ, nhưng cùng chung mục đích trở thành những người con ngoan, trò giỏi, những người thành đạt trong tương lai. Và Tập đoàn, Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam đang là những vườn ươm, nuôi dưỡng, ươm mầm những tài năng, cho các con nguồn động lực vô tận để phấn đấu đạt được ước mơ của chính mình.
Ngay tại buổi Lễ tuyên dương, Chủ tịch Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, ông Vũ Tiến Dũng đã tuyên bố, Công đoàn sẽ rà soát lại danh sách con công nhân trực tiếp sản xuất có bố hoặc mẹ mắc bệnh hiểm nghèo mà vẫn vượt khó học giỏi sẽ được tặng thêm 5 triệu đồng vào dịp cuối năm.
Được biết, trong thời gian 3 ngày tại Hà Nội, các con được tham quan một số danh lam thắng cảnh, giao lưu học hỏi tại khu sinh thái và được Ban Tổ chức bố trí ăn nghỉ tại Nhà khách Chính phủ 37 Hùng Vương, với mong muốn các con có được những trải nghiệm đáng nhớ nhất của thuở cắp sách tới trường.
Cùng xem những hình ảnh đáng nhớ của Lễ tuyên dương.
7h sáng, đoàn dâng hương và báo công tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
9h30 đoàn làm lễ dâng hương tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, các con được thay quần áo cử nhân để dự Lễ. Ảnh HN
Bà Trịnh Thanh Hằng - Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐVN cùng ông Vũ Tiến Dũng - Chủ tịch Công đoàn CN Hóa chất VN trao hoa và giấy khen cho các con đạt giải các cấp. Ảnh HN
Bà Lê Thị Đức - Phó Chủ tịch Công đoàn Công Thương VN và bà Tôn Thanh Lan - Phó Chủ tịch Công đoàn CN Hóa chất VN trao hoa và giấy khen cho các con đạt giải các cấp. Ảnh HN
Ông Ngô Đại Quang - Phó TGĐ Tập đoàn CN Hóa chất VN và ông Nguyễn Huy Thông - Phó Chủ tịch Công đoàn CN Hóa chất VN trao hoa và giấy khen cho các con đạt giải các cấp. Ảnh HN
Trao thưởng cho các con học sinh vượt khó học giỏi. Ảnh HN
Theo tapchicongthuong
Trường THPT Lý Thường Kiệt nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn được thầy, trò Trường THPT Lý Thường Kiệt (Kim Bảng, Hà Nam) xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị. Để việc học tập và làm...