Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế là nghiễm nhiên giành “tấm vé” vào đại học?
“Việc học sinh có chứng chỉ quốc tế về ngoại ngữ có thể coi là một lợi thế chứ không phải cứ có chứng chỉ quốc tế rồi nộp vào là nghiễm nhiên trúng tuyển đại học”, Phó hiệu trưởng ĐH Ngoại thương cho biết.
Hiện nay, nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh hệ chính quy năm 2021. Bên cạnh các phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả học bạ, kết quả bài thi đánh giá năng lực… nhiều trường mở rộng ưu tiên xét tuyển hoặc tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level, SAT và chứng chỉ tiếng Anh TOEFL, IELTS từ 4.0 trở lên.
Việc các trường cộng điểm, tuyển thẳng trường hợp có chứng chỉ quốc tế khiến nhiều thí sinh cho rằng cứ có chứng chỉ quốc tế là được tuyển thẳng vào đại học. Vậy thực hư việc này ra sao?
Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Vũ Thị Hiền – Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương thì phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế hiện đang là một xu hướng được nhiều trường áp dụng và có thể tạo cho thí sinh nhiều cơ hội xét tuyển vào những trường mình yêu thích.
Video đang HOT
Hiện nay, có nhiều học sinh nhầm tưởng rằng tất cả các trường tuyển thẳng học sinh có chứng chỉ quốc tế. Điều này là chưa đúng, tuyển thẳng với học sinh có chứng chỉ quốc tế còn do phương thức xét tuyển của từng trường.
Đa số các trường coi chứng chỉ quốc tế là chứng chỉ độc lập, có chất lượng nhất định, là một căn cứ đáng tin cậy để họ xem xét sử dụng, kết hợp với các phương thức xét tuyển khác.
“Việc học sinh có chứng chỉ quốc tế ngoại ngữ có thể coi là một lợi thế chứ không phải cứ có chứng chỉ quốc tế rồi nộp vào là nghiễm nhiên trúng tuyển đại học.
Các trường vẫn dành chứng chỉ quốc tế cho những chuyên ngành, chương trình đòi hỏi tiếng Anh. Và phương thức xét tuyển kết hợp với chứng chỉ quốc tế chỉ chiếm chỉ tiêu nhỏ còn lại đa số vẫn dành chỉ tiêu nhất định xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Tôi cho rằng, kể cả không có chứng chỉ quốc tế, các học sinh vẫn có cơ hội thi vào các chương trình tiên tiến, chất lượng cao bằng các phương thức xét tuyển khác. Khi đỗ vào trường rồi, trường sẽ cho các em thời gian tích lũy để lấy được chứng chỉ”, PGS.TS Vũ Thị Hiền nói.
Được biết, trường Đại học Ngoại thương năm nay cũng tuyển sinh theo sáu phương thức, trong đó phương thức 2 – xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên và phương thức 3 – xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Xét tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của nhà trường.
Còn theo TS. Nguyễn Thị Cúc Phương – Hiệu phó Trường ĐH Hà Nội thì có chứng chỉ quốc tế là một lợi thế, nhưng không phải tất cả để có thể vào đại học. Bởi vì các phương thức xét tuyển khác ví dụ như xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT hiện nay vẫn chiếm đa số chỉ tiêu của các trường.
Tuyển sinh ĐH,CĐ 2021: Cần thành lập trung tâm khảo thí độc lập
Theo nhiều chuyên gia, cần thành lập các trung tâm khảo thí độc lập để các trường có thể dùng kết quả này để tuyển sinh thuận tiện hơn.
Phương thức tuyển sinh phải thân thiện, tạo thuận lợi cho thí sinh. Ảnh: Diệp An
Chia sẻ với phóng viên Tiền Phong, PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Ngoại thương, cho rằng, các tiêu chí xét tuyển cùng phương án tuyển sinh của các trường đưa ra là thách thức đối với phụ huynh.
Vì mỗi trường một tư duy tuyển sinh nên xác định tiêu chí, điều kiện khác nhau. "Mong mỏi của các trường ĐH là Việt Nam sớm có các trung tâm khảo thí độc lập để có thước đo chung trong xét tuyển sinh, không còn tình trạng mạnh ai người nấy làm như hiện nay", bà Hiền nói.
Vì vậy, trường ĐH Ngoại thương đã huy động đội ngũ cán bộ, cộng tác viên đông đảo để hỗ trợ thí sinh. Hình thức hỗ trợ chủ yếu là trên fanpage của trường hoặc các nhóm Facebook. Đội ngũ cộng tác viên được trường tập huấn đầy đủ thông tin để có thể gỡ vướng cho thí sinh.
Sắp tới, trường cũng tổ chức riêng một ngày hội tuyển sinh tại trường để thí sinh được trực tiếp giải đáp thắc mắc. Tuy nhiên, bà Hiền thừa nhận, việc tư vấn trực tiếp chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ thí sinh có điều kiện đi lại, do đó, hướng hỗ trợ có thể phủ được bao quát nhất là thông qua hình thức trực tuyến.
Theo bà Hiền, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM đã có những thành công bước đầu trong việc quy tuyển sinh ĐH về một đầu mối đánh giá chuyên nghiệp khi có tới 70 cơ sở giáo dục ĐH công nhận kết quả. Năm nay, trường ĐH Ngoại thương bổ sung 1 phương thức tuyển sinh là lấy kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM (đối với cơ sở phía Nam) và của ĐH Quốc gia Hà Nội (đối với cơ sở Hà Nội, Quảng Ninh).
Nghiên cứu tổ chức thi trên máy tính
Tại hội nghị tổng kết năm học 2020 - 2021 và phương hướng tuyển sinh 2021 - 2022 vừa được Bộ GD&ĐT tổ chức, lãnh đạo trường ĐH Ngoại thương kiến nghị trong tương lai, cần có phương án thành lập các trung tâm khảo thí độc lập để đánh giá, các trường có thể sử dụng kết quả này để tuyển sinh nên trường ĐH và thí sinh cũng cần chuẩn bị tâm thế để thích ứng.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định, để thành lập trung tâm khảo thí độc lập, việc đầu tiên cần làm là hoàn thiện các văn bản pháp quy, trong đó có cách thức để tổ chức thi trên máy.
Các trung tâm khảo thí độc lập có thể tổ chức thi thành nhiều đợt trong năm nhưng cần cân bằng giữa các lần thi và bảo đảm độ tương thích. Ngoài ra, cần hoàn thiện hệ thống phần mềm, tính khách quan trung thực, an toàn và có tính bảo mật cao.
Những lưu ý giúp thí sinh tăng cơ hội đỗ đại học 2021 Quy chế tuyển sinh đại học năm 2021 sẽ có những điều chỉnh, do đó các thí sinh nên chú ý đến các mốc thời gian, số lần thay đổi nguyện vọng... để tránh sai sót đáng tiếc. Sắp xếp nguyện vọng hợp lý Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thì khi điều chỉnh...