Có ai như tôi: mang tiếng đi ăn bún bò Huế nhưng chỉ “me” đĩa chả kẹo nhỏ xíu bên cạnh
Kể từ khi biết đến sự tồn tại của thanh chả Huế nhỏ như cái kẹo nọ, mọi món ăn khác trong mắt tôi đều trở nên “tạm bợ”…
Trong hầu hết các quán về ẩm thực Huế, hầu như sẽ luôn có một đĩa nhỏ, bên trên xếp vài thanh chả gói lá chuối bé như cái kẹo. Và không biết từ khi nào, những thanh chả ấy lại khiến tôi “phải lòng” hơn cả món ăn chính.
Khi nhân vật phụ toả sáng hơn nhân vật chính: miếng chả bé tí khiến tôi mê mẩn hơn cả bún bò.
Giải thích một chút cho những ai còn chưa biết về thanh chả này, thì đó là một loại chả đặc sản Huế, với kích cỡ bé xinh như que kẹo nên còn hay được gọi là “chả kẹo”. Thanh chả này hay được ăn chung với các món như bún bò Huế hoặc bánh ướt. Tuy nhiên khi ăn kèm với các món này thì thanh chả thường trong trạng thái “trần trụi” nên có nhiều người (như tôi) không nhận ra những gói lá chuối vẫn luôn trên bàn kia chính là cùng một loại.
Hầu như quán ăn Huế nào cũng có một đĩa chả như thế này.
Tôi vẫn luôn rất thích món chả này từ khi lần đầu ăn nó kèm với bún bò, thậm chí còn có nhiều lần xin thêm chả. Không biết là mọi quán Huế ở Sài Gòn đều có chung một nguồn cung ứng chả, hay là thực sự chả chỗ nào cũng ngon, mà chưa lần nào tôi ăn trúng một thanh chả không hợp miệng. Những chiếc chả Huế tôi ăn luôn được nêm nếm vừa miệng, nhai kỹ chút thì còn ra một ít nước có vị ngọt thịt đậm đà, umami chỉ đến thế này thôi chứ không hơn được!
Ấy là lúc ăn chung với bún bò nên vị nguyên thuỷ đã bị át bớt, có hơi cay hơn và mặn hơn cho ngâm trong nước lèo. Tuy nhiên vào cái khoảnh khắc tôi phát hiện mình có thể ăn không từ đĩa chả bên ngoài (và chỉ phải trả thêm 5k – 7k cho một chiếc) thì tôi… bỏ mặc luôn món bún bò.
Có một điều kì lạ ở đây là, sau khi tìm hiểu thì tôi phát hiện công thức của món chả Huế thực ra không khác chả lụa miền Nam lắm, nếu không muốn nói là nhiều chỗ dùng hẳn công thức chả lụa, chỉ có hình dạng là khác thôi. Thế nhưng tôi lại không thể tìm thấy hương vị ấy ở những miếng chả lụa được. Những khối chả lụa được cắt thành khoanh nhỏ thường khô hơn, không có vị ngọt thịt, và kết cấu cũng có phần thô hơn. Chả Huế thì lại có độ dai giòn vừa đủ, vẫn còn giữ độ ẩm và đậm vị hơn hẳn. Điều này sẽ là một trong những bí ẩn lớn nhất đời mình.
Video đang HOT
Món chả ngon đến kì lạ.
Mạnh dạn suy luận một tí thì có lẽ do cách gói nhỏ hơn mà thời gian hấp sẽ ngắn hơn, hơi nước và độ ẩm vẫn còn được giữ bên trong lớp lá chuối. Trong khi chả lụa thì to, cần thời gian nấu lâu hơn mới chín hết được, mà ta đã học từ xưa là nhiệt sẽ làm bốc hơi nước, rút nước hỏi các vật thể. Tuy nhiên, đó mới chỉ là suy luận mà thôi.
Ngoài ra còn được biết, chả Huế thường ngọt hơn chả lụa, nên nhiều công thức trên mạng đều gợi ý thêm ít đường. Tuy nhiên cái ngọt trong chả Huế mà mình từng nếm thử dường như không phải ngọt đường, mà rõ ràng là ngọt thịt, cùng với mùi tỏi và tiêu đậm hơn đôi chút. Ngọt đường thường rõ ràng, để hình dung thì cái ngọt đường khá sắc, giống như mũi kim đâm thẳng vào vị giác. Còn ngọt thịt thì giống như một chiếc đũa cùn, vị ngọt thịt có nhiều tầng lớp hơn, phải cảm nhận được hết tầng này đến tầng khác rồi mới lờ mờ nhận ra vị ngọt.
Tạm kết lại thì, chả Huế có thể nói là một trong số những món chả ngon và ấn tượng nhất tôi từng ăn. Mặc dù không thể kể rõ ràng là nó khác hay hơn những loại chả khác chỗ nào, nhưng có lẽ ai đã từng thử qua và có sở thích giống tôi sẽ cảm nhận được. Chả Huế có một hương vị đậm đà, thơm ngọt rất đặc biệt mà hiếm có thể tìm thấy được ở những món khác.
Theo Trí Thức Trẻ
Món ăn đường phố cứ đến Huế là phải "check-in" ngay
Mì hến, bánh canh Nam Phổ, bánh bèo, bánh ram ít... là những món ăn dễ ăn, giá rẻ, du khách cứ đến Huế là phải "check-in".
Mì hến
Với người dân đất Thần Kinh Huế, hến vốn là món ăn bình dân, phổ biến từ lâu đời và cũng là đặc sản của sông nước vùng Thừa Thiên-Huế. Sau này, hến trở thành món ăn đặc biệt trong thực đơn của một số nhà hàng tại một số tỉnh thành, tuy nhiên món hến chỉ phổ biến ở các tỉnh miền Trung, ngon nhất phải kể đến thành phố Huế. Nói đến ẩm thực Huế, người ta hay nói đến món cơm hến, một món ăn có sự kết hợp của chua, cay, mặn, ngọt, đậm đà và có chút lạ lẫm. Còn mì hến chính là một món ăn được biến tấu từ cơm hến, bởi nguyên liệu để làm món ăn này cũng tương tự, chỉ khác là thay vào đó bằng mì sợi.
Mì hến ăn lạ miệng, khiến nhiều du khách thích thú khi du lịch đến đây. Nguyên liệu chính của món ăn này gồm hến, mì tôm, thêm một chút rau và gia vị. Món ăn rất giản dị nhưng quá trình chế biến cũng rất tỉ mẩn. Hến phải là loại được bắt ở cồn Hến, một cồn đất phù sa nổi trên sông Hương, thuộc địa phận làng cồn Hến, phường Vĩ Dạ.
Giá của một tô mì hến từ 20.000 đồng. Địa chỉ gợi ý: khu ẩm thực dưới chân cầu Tràng Tiền, đường Vĩnh Lộc, Trần Phú, Hàn Mặc Tử.
Bánh canh Nam Phổ
Không được bán nhiều như cơm hến hoặc bún bò, nhưng bánh canh cua Nam Phổ xuất phát từ những gánh hàng rong gia truyền của người dân làng Nam Phổ, thuộc huyện Phú Vang. Vùng đất này từng sản sinh ra nhiều đầu bếp tài ba, chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn tiến cung thời phong kiến.
Món ăn có màu đỏ đặc trưng của hạt điều, nước dùng sánh ẩn hiện bên trong là thịt cua và tôm. Tôm tươi là nguyên liệu không thể thiếu khi thực hiện món bánh canh Nam Phổ.
Ngoài phần nhân thơm ngon được làm từ tôm, thịt và gạch cua xay nhuyễn rồi quết dẻo vào nhau, nét độc đáo của bánh canh Nam Phổ còn nằm ở sơi banh được nấu từ bột gạo và bột lọc theo tỉ lệ "3 gạo - 1 lọc". Không sử dụng cách nhào bột thông thường như các loại bánh canh khác, bột bánh canh Nam Phổ được hấp chín cách thủy. Vì thế một người thợ khéo sẽ cho ra những mẻ bột đều và đẹp.
Tại Huế, các quán ăn đều có hẳn một tô nước mắm ớt đặc trưng để ăn kèm. Thực khách có thể tự tay thêm thắt theo khẩu vị. Địa chỉ gợi ý: quán ăn trên đường Phạm Hồng Thái hoặc Nguyễn Công Trứ.
Bắp nướng
Góc bắp nướng bán đêm trên đường Lê Lợi, trước cửa Đại học Sư phạm Huế là một trong những điểm thu hút đông thực khách, đặc biệt là các bạn trẻ. Bắp được người dân nướng trực tiếp trên bếp than nóng rồi quệt lên một lớp tương tự pha. Khách đến sẽ đậu xe trên vỉa hè, ngồi ăn trên những ghế nhựa. Giá một trái bắp là 10.000 đồng. Ngoài bắp, các hàng này còn bán thêm khoai lang, lạp xưởng...
Chè hẻm
Sẽ là thiếu sót lớn nếu đến du lịch Huế mà bạn không thử qua chè hẻm. Chè hẻm ở Huế thường nằm trong những con hẻm nhỏ mà người địa phương thường gọi là kiệt. Chè có nhiều loại, chè nóng gồm chè đậu ván, đậu quyên, chè bắp, khoai tía... Chè lạnh thì đa dạng hơn như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh đánh, chè ngự, chè bột lọc bọc dừa, bọc lạc... Mỗi ly chè thường có giá khoảng 10.000 đồng.
Bánh bèo
Đây là món ăn khá phổ biến ở nhiều tỉnh thành, tuỳ mỗi nơi mà hương vị sẽ thay đổi. Tại Huế, bánh bèo có hai loại bánh bèo chén và bánh bèo dĩa. Bánh có màu trắng, mỏng dính, phía trên là tôm cháy, hành phi, tóp mỡ trông bắt mắt. Một phần 5 chiếc có giá từ 10.000 đồng. Địa chỉ gợi ý: đường Nguyễn Huệ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Hồng Thái...
Bánh ram ít
Bánh ít ram có hai màu trắng vàng, điểm xuyết màu xanh của mỡ hành, vàng của tôm cháy. Bạn sẽ cảm thấy thích thú bởi khi ăn, bánh vừa giòn rụm lại dẻo mềm. Giá một phần thường từ 10.000 đồng. Địa chỉ gợi ý: đường Phạm Hồng Thái, O Sớm ở Hải Triều, Dì Sinh ở Lê Thánh Tôn, Ông Đỏ ở Nguyễn Bình Khiêm...
Bánh lọc gói lá chuối
Nếu bánh bột lọc trần hấp dẫn bởi vị thơm của mỡ hành, ớt tươi thì bánh lọc gói là sự hài hoà của bánh hấp với vị ngon ẩn bên trong. Món ăn còn thích hợp để mua về làm quà, vì thuận tiện để đóng gói và vận chuyển xa mà không bị giảm hương vị. Địa chỉ gợi ý: Các con đường chuyên bán bánh lọc như Võ Thị Sáu, Lê Thánh Tôn, Phạm Hồng Thái, Trương Định, Nguyễn Huệ... hoặc các gánh hàng rong ban chiều gần cầu Tràng Tiền.
Theo 24h
Món ngon "đốn tim" du khách trong chợ người Hoa ở Sài Gòn Dạo chơi ở khu chợ người Hoa nổi tiếng ở Sài Gòn, du khách tha hồ thưởng thức những món ngon "đốn tim". Quán bún mắm đúng vị miền Tây giữa chợ Hoa . Trong khu ẩm thực chợ Phó Cơ Điều (trước gọi là chợ Thiếc, quận 11), giữa hàng loạt quầy đồ ăn đặc trưng của cư dân người Hoa có...