Chuyện phía sau phòng khám của vị bác sĩ già 25 năm thắp hy vọng cho bệnh nhân nghèo ở Hà Nội
Không hẳn là một phòng khám free 100% nhưng với mức giá rẻ, 25 năm qua địa chỉ số 7 ngõ 424 Thụy Khuê này đã thắp hy vọng cho bao nhiêu bệnh nhân nghèo, và giúp họ tìm ra được một phương cách chạy chữa đúng đắn nhất, tiết kiệm, hiệu quả nhất.
Chuyện người đàn ông 25 năm làm việc tốt nhưng luôn nói: “Tôi không có gì để kể”
Phòng khám số 7, địa chỉ 424 Thụy Khuê lúc 11h trưa đã chuẩn bị đóng cửa. Thấy chúng tôi mang máy ảnh bước tới, TS Y học Nguyễn Văn Chương (SN 1934) vội vã xua tay báo hiệu. Làm việc quần quật từ 6h sáng với hàng chục bệnh nhân, đến 11h trưa, TS Chương đã cảm thấy mệt mỏi rã rời, không còn đủ sức nói chuyện. Điều ông mong mỏi nhất là được đi ăn cơm và sau đó, 1h chiều lại tiếp tục với guồng quay công việc… Mọi thứ đã diễn ra đều đặn như thế suốt hơn 25 năm qua – một cột mốc dài bằng 1/3 đời người.
“ Mệt lắm rồi, có chuyện gì đâu mà kể… Bệnh nhân đông quá rồi, tôi không có nhu cầu quảng cáo” là những câu đầu tiên ông Chương thốt lên. Vừa nói, ông vừa cười, dáng bộ hiền lành khiến không một ai nghĩ mình đang bị “đuổi khéo”.
Clip phòng khám giá rẻ của ông Chương ở số 7 ngõ 424 Thụy Khuê.
Chắc nhiều người sẽ thắc mắc vì sao một người đàn ông chỉ ngồi chẩn bệnh, kê đơn lại mệt mỏi đến nhường ấy. Tất nhiên vì làm việc nhiều, vì đông bệnh nhân, vì tuổi cao… nhưng điều quan trọng nhất là vị TS Y học này không lúc nào ngồi yên một chỗ. Công việc của ông là tập luyện, phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi người bác sĩ phải vận dụng rất nhiều sức khỏe với các động tác kéo, đẩy, xóa bóp…
Lúc chúng tôi đến chỉ còn một bệnh nhân cuối cùng bị viêm khớp, ông Chương đang lấy dầu và xoa bóp, tập luyện cho bệnh nhân. Những động tác này tưởng như đơn giản nhưng khiến cả bệnh nhân lẫn bác sĩ đều mệt bơ phờ. Nhờ có ông Chương, khớp gối, khuỷu tay của bệnh nhân đã cải thiện hơn rất nhiều. Từ chỗ không thể đi lại nổi, cô đã dần phục hồi.
“ Bác sĩ này tốt lắm này, cô chữa nhiều nơi không khỏi nhưng đến đây thấy đỡ liền. Ông chữa cho cô vì bị viêm khớp, mấy hôm trước đau không đi được mà giờ cô đỡ nhiều lắm rồi”, người phụ nữ trung niên đang được TS Chương điều trị chia sẻ.
Những bệnh nhân ở đây kể rằng, ông Chương có rất nhiều bệnh nhân là người bị tai biến xuất huyết hoặc nhồi máu não. Có những bệnh nhân liệt nửa người, sau một thời gian kiên trì tập luyện và chữa bệnh theo phương pháp tập luyện vật lý trị liệu với dùng thuốc của TS Chương đã cải thiện rõ rệt. Đối với mỗi bệnh nhân, ông Chương lại có một phác đồ riêng điều trị hiệu quả. 25 năm đã qua, có biết bao người bệnh tìm thấy hy vọng từ phòng khám nhỏ bé có lẽ chỉ khoảng gần 20m2 này.
Những người không biết đi đã dần bình phục, chống gậy đi được, những bệnh nhân bị viêm khớp, thoái hóa cột sống… cảm thấy sự tiến triển từng ngày… Có một vị bác sĩ, bản thân làm lãnh đạo một bệnh viện nhưng khi vợ bị tai biến cũng đã đưa đến chỗ ông Chương điều trị… Tất cả đều là những chuyện tốt ông Chương đang viết nên từng ngày. Vậy nhưng hễ khi muốn đào sâu hỏi kỹ thêm, ông Chương đều gạt đi vì: “Tôi đã làm được gì đâu, những chuyện nhỏ này so với xã hội này chỉ như hạt cát bay qua đường thôi”.
Tủ thuốc 10 năm giữ nguyên giá 10.000 đồng và phòng khám người dân hết mực trân quý
Những ai có người nhà bị tai biến mạch máu não dẫn đến di chứng liệt nửa người hoặc toàn thân chắc sẽ hiểu, chi phí thuê người tập vật lý trị liệu khá đắt đỏ. 45 phút tập trong một số viện với các kỹ thuật viên có giá khoảng 150.000 đồng, nếu ở phòng khám tư hoặc thuê người về nhà tập, con số này có thể tăng cao tới 300.000 – 350.000 đồng/giờ. Vậy nhưng ở phòng khám của ông Chương, số tiền này rẻ hơn 1 nửa. Đối với người đi làm có lương, ông thu 150.000 đồng/2h, người nghèo không lương là 100.000 và trẻ em là 50.000 đồng.
Lý do ông Chương mở phòng khám này chủ yếu vì người nghèo. Nhưng vị bác sĩ già không chê bệnh nhân. Bất kể ai mang bệnh khi đến với phòng khám đều được ông chạy chữa nhiệt tình. Thế nên nếu nói đúng ra, phòng khám này được người đàn ông hết tuổi lao động cố gắng duy trì cũng chỉ bởi ước mơ chữa bệnh cho tất cả mọi người với chi phí tiết kiệm, hiệu quả nhất, đem lại sức khỏe, niềm vui, nụ cười cho tất cả mọi người… Cuộc sống khi thấy những người khác vui có lẽ chính là cuộc sống an nhiên nhất, hạnh phúc nhất mà không phải ai cũng có được.
Ông Chương thường nói, nụ cười ấy chính là cái giá to lớn nhất mà ông được trả công.
“ Đi bệnh viện tốn kém lắm mà ở viện nhiều khi không phải bác sĩ nào cũng tận tình. Nếu người ở xa, phải thuê trọ rồi đến đây để tôi trị bệnh cho cũng tốn kém… Thế nên nhiều bệnh nhân bị liệt do tai biến mạch mão não đến đây, tôi chỉ đường hướng cho về để tự tập, dùng thuốc, máy móc hỗ trợ ở nhà… mà bình phục được với chi phí rẻ hơn, hiệu quả hơn”, ông Chương kể.
11h30, phòng khám số 7 ngõ 424 Thụy Khuê khép chặt cửa. Ông Chương kết thúc ca làm việc buổi sáng. Ở đây chỉ có một mình ông. Camera lắp quanh nhà nhưng đôi khi ông vẫn thấy sợ hãi vì chỉ có một mình, nhà cửa luôn mở rộng để đón bệnh nhân. Thời buổi này, đôi khi không biết ai là người tốt, ai là người xấu.
“ Đêm qua có 4 người từ miền Trung ra lúc nửa đêm gọi cửa xin mua thuốc. Tôi giật mình, chỉ hé mở khe cửa để đưa thuốc. Mình làm chuyện tốt giúp người thật đấy nhưng vẫn phải luôn luôn cảnh giác”.
Lúc này chúng tôi mới chú ý đến tủ thuốc của ông Chương, ở đó có một loại thuốc trị viêm xoang gia truyền, rất nhiều người dùng và thấy tiến triển rõ rệt. Đây cũng là loại thuốc mà nhóm người miền Trung tối qua đến hỏi mua. Ông Chương bảo có rất nhiều đơn vị muốn hợp tác, mua công thức làm thuốc và chia lợi tức cho ông nhưng TS Chương nhất định không đồng ý.
“ Tôi không có nhu cầu kiếm nhiều tiền mà cũng không muốn thuốc gia truyền bị sản xuất công nghiệp và bán với giá vài chục nghìn 1 lọ. Tôi sản xuất cái thuốc này bán 10 năm chưa đổi giá, bao nhiêu thứ tăng nhưng nó vẫn chỉ có 10.000 đồng mà thôi”.
Vừa nói, ông Chương vừa chỉ vào tủ thuốc, tất cả những thứ có trong đó đều có giá 10.000 đồng. Ở phòng khám này không có thứ gì cho không nhưng tất cả đều được bán với giá rẻ nhất có thể. Thời cuộc có thể đổi thay nhưng tấm lòng của người thầy thuốc thì vẫn mãi như thế, đó hẳn chính là điều khiến nơi đây được bệnh nhân nghèo yêu trân quý. Nhìn thấy cửa phòng khám đã đóng, tất cả lại yên lặng ngồi chờ hoặc ngậm ngùi quay đi đợi đến phiên làm việc buổi chiều.
Người bệnh ở đây, nếu ai kém tuổi thường gọi ông Chương là ông và xưng con rất thân mật. Họ tôn trọng ông, không muốn nài ép ông vất vả điều trị. Điều ấy xuất phát từ lòng kính trọng và hơn hết là hy vọng, người bác sĩ già này rồi đây sẽ giữ mãi được sức khỏe để trị bệnh giá rẻ và thắp sáng những hy vọng mới cho người bệnh đang sống giữa bóng đen của bệnh tật giày vò.
Theo saostar
Nên ăn uống như thế nào khi bị đột quỵ não?
Đột quỵ não gây tổn thương chức năng thần kinh với các biểu hiện đột ngột như hôn mê, liệt nửa người, nói ngọng, nuốt bị sặc... Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh tránh tai biến, nhanh phục hồi.
Theo PGS.TS Trần Đình Toán, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng, đột quỵ não (tai biến mạch máu não, stroke) là các tổn thương chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại trên 24 giờ, hoặc tử vong trong vòng 24 giờ, trừ sang chấn sọ não.
Đột quỵ não có 2 dạng là nhồi máu não và xuất huyết não. Trong đó, thiếu máu cục bộ não (ischemic stroke) hay nhồi máu não - là dạng phổ biến của đột qụy, chiếm 80%, xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông (embolic), huyết khối (thrombus), hoặc hẹp do mảng vữa xơ động mạch... khu vực não được tưới máu bởi mạch đó bị thiếu máu và hoại tử.
Đột quỵ não gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng có thể gây liệt, sống thực vật. Ảnh minh họa
Xuất huyết não (hemorrhagic stroke - tai biến xuất huyết , chiếm 20%): xảy ra khi mạch máu cung cấp máu cho não bị vỡ, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh nhu mô não, thường do tăng huyết áp gây nên.
Các trường hợp đột quỵ não sống sót thường để lại di chứng và là gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Nếu không được chăm sóc về dinh dưỡng và hộ lý tốt, bệnh nhân có thể tử vong vì suy kiệt, bội nhiễm, lở loét, viêm phổi, nhiễm trùng huyết...
Chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đột quỵ, PGS Trần Đình Toán cho biết thêm, hầu hết những bệnh nhân đột quỵ não đều có nguy cơ suy dinh dưỡng và việc kiểm soát rất phức tạp.
Nhiều bệnh nhân có tình trạng khó nuốt và khả năng đưa thức ăn tới miệng thường bị hạn chế.
Nếu bệnh nhân không nuốt được, hoặc nuốt khó, cần được đặt sonde dạ dày hoặc mở thông dạ dày để nuôi dưỡng.
Năng lượng ước tính cho từng bệnh nhân phải được điều chỉnh tuỳ theo tình trạng rối loạn thần kinh và biểu hiện lâm sàng cũng như mục tiêu điều trị.
Bệnh nhân béo phì cần một lượng năng lượng thấp (25-30Kcalo/kg thể trọng/ ngày).
Bệnh nhân nhẹ cân hoặc những người có mức sử dụng nhu cầu năng lượng cao do có cơn co giật hay có tình trạng co giật như Parkínon...là 35-40Kcalo/kg/ngày.
Bệnh nhân chấn thương vùng đầu cũng có sự gia tăng nhu cầu năng lượng, ít nhất 35 - 40 Kcalo/kg thể trọng/ngày và tăng tương ứng với thang điểm hôn mê của Glasgow.
Người bị đột quỵ não cần được cung cấp đủ dinh dưỡng để chóng phục hồi, giảm những biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa
Để đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh cần bắt đầu nuôi ăn qua ống thông sớm, lý tưởng là trong vòng 48 giờ, sẽ giúp ích cho bệnh nhân.
Thực hiện dinh dưỡng sớm để giảm nguy cơ nhiễm trùng, tăng khả năng sống sót và giảm tình trạng mất chức năng.
Ở bệnh nhân đột quỵ nuôi ăn đường ruột bắt đầu trong vòng 72 giờ sẽ giúp giảm thời gian nằm viện.
PGS Toán khuyến cáo, chế độ ăn cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Nhiệt độ thức ăn và các đồ uống lạnh sẽ kích thích các cảm giác ở miệng và tăng cường việc nuốt.
- Độ acid - cảm thụ quan nuốt phản ứng tích cực với thức ăn acid như nước ép trái cây, nước chanh.
- Vị ngọt - gây nên kích thích nước bọt quá mức, có thể gây nên rối loạn nuốt
- Khẩu phần thức ăn lớn - dễ gây nên vấn đề về nuốt, tốt hơn là nên cho ăn thường xuyên-6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày.
- Độ đồng nhất: cung cấp đủ năng lượng và protein cần thiết với thức ăn đặc hoặc lỏng đồng nhất là việc không dễ dàng. Các bệnh nhân không thể dung nạp dịch có thể đổi thành nuốt thức ăn dạng nửa rắn.
- Đa dạng hoá thức ăn với các công thức nuôi ăn tổng hợp hoặc nuôi ăn ít một luôn luôn cần thiết. Bổ sung vi luợng đặc biệt là vitaminC và B12 ở người lớn tuổi.
- Nước bọt: Bình thường mỗi ngày nước bọt tiết ra từ 1-1,5lít. Tăng lượng nước bọt mà không thể nuốt sẽ tăng nguy cơ và rủi ro. Nước bọt đặc cũng có thể ảnh hưỏng đến việc nuốt thức ăn, có thể khắc phục bằng cách ăn thức ăn có vị chua (chất ngọt cũng làm giảm tiết nước bọt).
- Khó nuốt:
Cần chia thành các mức độ khó nuốt và cách kiểm soát như sau:
Không khó nuốt-không cần điều chỉnh thức ăn hoặc dịch.
Khó nuốt nhẹ-ăn đường miệng bình thường không cần trợ giúp, tránh một số thức ăn, nước uống nhất định, lưu ý môi trường xung quanh khi ăn.
Khó nuốt vừa phải-ăn đường miệng, cần thiết phải thay đổi độ đặc thức ăn bệnh nhân có thể cần trợ giúp khi ăn, khuyên bệnh nhân ăn chậm.
Khó nuốt vừa phải đến nặng-hạn chế thức ăn có độ đặc thay đổi khi ăn đường miệng, hướng dẫn cặn kẽ cho bệnh nhân, có thể bổ sung nuôi ăn bằng đường ống thông.
Khó nuốt nặng-không ăn đường miệng hoặc ăn một ít thức ăn có độ đặc thay đổi. Nuôi ăn đường ruột qua ống thông. Có thể xem xét nuôi ăn qua đường tĩnh mạch nếu suy dinh dưỡng trầm trọng.
Khó nuốt rất nặng-không ăn đường miệng, nuôi ăn đường ruột qua ống thông, nuôi ăn đường tĩnh mạch có thể được xem xét nếu suy dinh dưỡng trầm trọng.
Thức ăn không nên dùng hoặc dùng ít khi bị tai biến mạch máu não đó là những loại thức ăn mặn chứa nhiều muối Natri, các loại thực phẩm chứa nhiều acid béo bão hoà, chứa nhiều cholesterrol, các loại đồ uống có tính chất kích thích thần kinh trung ương chẳng hạn như: Thịt muối, dưa muối, thịt mỡ, rượu, óc, nội tạng động vật, đường, cà phê, trà đặc...
Theo giadinhmoi
Người đàn ông bị máu nhồi máu não, liệt nửa người khi đang ở tuổi sung sức chỉ vì thói quen hàng triệu người mắc Trong tâm trí của nhiều người, nhồi máu não là bệnh của người cao tuổi. Tuy nhiên những năm gần đây, do thói quen ăn uống không đúng cách và lịch làm việc không khoa học, dẫn đến rất nhiều người trẻ mắc các loại bệnh tim khác nhau. Tiểu Văn, 32 tuổi, là kỹ sư mạng và hiện đang làm việc cho...