Chuyên gia truyền thông: Đào, phở và piano không có kế hoạch quảng bá là điều lạ
Việc “Đào, phở và piano” gây sốt là tín hiệu tích cực nhưng nó cũng đặt ra nhiều câu hỏi đáng suy ngẫm về vấn đề quảng bá những dự án phim ảnh do nhà nước đặt hàng.
Đào, phở và piano đang được xem là hiện tượng phòng vé chưa từng có của điện ảnh Việt. Sau khi gây sốt tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia, phim được hai đơn vị tư nhân tình nguyện phát hành. Toàn bộ doanh thu bán vé sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước.
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên VTC News, chuyên gia marketing và truyền thông Lê Quốc Vinh chia sẻ thẳng thắn về “hiện tượng” Đào, phở và piano.
“Đào, phở và piano” được xem là hiện tượng xưa nay hiếm gặp với một bộ phim nhà nước đặt hàng.
- Việc “Đào, phở và piano” gây sốt có thể xem là một việc hiếm thấy từ trước đến nay với một bộ phim do nhà nước đặt hàng. Những hiệu ứng mà bộ phim lan tỏa trong những ngày qua khiến ông suy nghĩ gì?
Với tôi, điều này một lần nữa chứng minh những sản phẩm do nhà nước đặt hàng là tác phẩm hay, sản phẩm đáng xem. Trước Đào, phở và piano, chúng ta đã có nhiều bộ phim hay, thậm chí có nhiều phim đạt giải quốc tế. Đó là những phim vừa mang tính chính trị, tuyên truyền vừa có tính giá trị nghệ thuật cao. Tuy nhiên những bộ phim này chỉ có một lượng khán giả nhất định.
Việc Đào, phở và piano được biết đến và trở thành cú sốc truyền thông có thể gọi là may mắn.
Trong kinh doanh, vấn đề này thực ra là câu chuyện bình thường. Khi ra mắt sản phẩm nào, nhà sản xuất ít nhất cũng mong thu hồi vốn và sau đó là đặt ra mục tiêu lợi nhuận. Người có tư duy kinh doanh nào cũng nghĩ đến câu chuyện đó.
Tuy nhiên Đào, phở và piano cho thấy điều bất cập là chúng ta có sản phẩm nhưng lại không có ý định và kế hoạch phát hành rộng rãi, tìm kiếm doanh thu. Với tôi đó là điều kỳ lạ!
- Liệu điều kỳ lạ mà ông vừa nói đến có phải là một trong những nguyên nhân khiến bộ phim chưa thể tiếp cận đến đông đảo khán giả?
Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành từng nói, chúng ta không có kinh phí để phát hành những bộ phim do nhà nước đặt hàng. Đây là một thực tế đáng buồn.
Khi nhà sản xuất làm xong một bộ phim, họ sẽ không có kinh phí để đầu tư cho marketing và đưa bộ phim tiếp cận đến đối tượng người xem phù hợp. Trong ngân sách nhà nước cũng chưa tính toán tới nguồn kinh phí đó.
Từ trước tới nay, dường như chúng ta chưa chú trọng đúng mức tới khái niệm marketing cho một sản phẩm văn hoá. Theo tôi đây là một vấn đề bất cập trong công nghiệp văn hoá khi chúng ta chỉ chú tâm làm ra sản phẩm mà chưa nghĩ tới việc làm thế nào để đưa sản phẩm tiếp cận với công chúng một cách hiệu quả.
Video đang HOT
Tuy vậy nói đi thì cũng phải nói lại, giả sử Đào, phở và piano được phát hành ở những rạp tư nhân thì cũng không có cách nào để phân chia doanh thu với nhà nước. Theo quy định thì toàn bộ doanh thu sẽ phải nộp về cho nhà nước. Vậy thì làm sao có thể phát hành trên các rạp tư nhân khi họ phải có nguồn thu để vận hành?
Bởi vậy nên nhà nước buộc lòng phải phát hành những bộ phim này trong hệ thống phòng chiếu của nhà nước. Với số lượng phòng chiếu của nhà nước ít ỏi, làm sao đến được với phần lớn công chúng?
Theo tôi, vấn đề này không phải đến từ một cá nhân. Đây là vấn đề ở một cơ chế đã lỗi thời. Điều đáng buồn là chúng ta biết chúng đã lỗi thời nhưng lại chưa có thay đổi như mong đợi.
Chuyên gia marketing và truyền thông Lê Quốc Vinh.
- Theo quan điểm của ông, chúng ta cần phải thay đổi cơ chế thế nào để những sản phẩm văn hoá như “Đào, phở và piano” có thể đến với đông đảo khán giả?
Chúng ta cần phải “cởi trói” cho những cơ chế. Cần thay đổ tư duy về cấp vốn cho một sản phẩm văn hoá của nhà nước theo một lối khác.
Tôi nghĩ, cần phải giao trách nhiệm và nguồn ngân sách đó cho một đơn vị chủ động khi kinh doanh sản phẩm văn hoá của nhà nước. Ngoài ra cũng cần bảo toàn đồng vốn do nhà nước bỏ ra.
Giống như một doanh nghiệp tư nhân, họ lấy tiền của các nhà đầu tư và phải làm sao để đầu tư hiệu quả nhất. Họ buộc phải có kế hoạch marketing để có lợi nhuận và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên với những sản phẩm của nhà nước, có thể yêu cầu không nên đặt quá cao, nhưng vẫn phải trao quyền cho nhà sản xuất để họ tự chủ cho việc kinh doanh sản phẩm văn hoá đó.
Nếu muốn làm điều này, chúng ta phải thay đổi rất nhiều những quy định đã lỗi thời trong hệ thống pháp lý của nhà nước. Nhà đầu tư có quyền điều tiết đồng vốn sao cho phù hợp nhất. Chúng ta cũng phải có sự chủ động nhất định trong việc ký hợp đồng phân phối sản phẩm đang làm với những hệ thống phát hành tư nhân, thậm chí cả những nền tảng như Netflix, FPT Play… để thu hồi vốn.
Muốn thay đổi điều này thì phải thay đổi cả cơ chế, không phải chỉ đơn giản là kêu gọi mọi người phát hành một cách lẻ tẻ. Người ta có thể làm được một phim, nhưng những phim sau thì sao?
Chỉ có những rạp kinh doanh không hiệu quả, họ sẵn sàng chiếu phi lợi nhuận để phục vụ cho mục đích thu hút khách. Tuy nhiên với những cụm rạp lớn như CGV, chắc chắn sẽ không thể hy sinh để phục vụ cho một sản phẩm nhà nước mà chẳng thu lại doanh số nào. Tôi nghĩ khi đã gọi là nền công nghiệp văn hoá thì chúng ta cần phải sòng phẳng với cơ chế thị trường.
- Như ông đã nói, nhiều bộ phim do nhà nước đặt hàng có những tiềm năng lớn nếu biết cách quảng bá. Nếu chúng ta có một cơ chế hợp lý, liệu giấc mơ về việc những bộ phim như thế này đạt doanh thu trăm tỷ đồng có phải là điều quá xa vời?
Tôi nghĩ là hoàn toàn có thể! Với một bộ phim được đầu tư, có chất lượng tốt thì hoàn toàn có khả năng tạo được doanh thu cao. Nếu chúng ta thật sự coi chúng như một sản phẩm, kinh doanh theo một cơ chế thị trường sòng phẳng thì không quá khó để tạo ra một doanh thu lớn, thậm chí là trăm tỷ đồng.
Điều quan trọng là tư duy của người quản lý là cần đầu tư và thu hồi chứ không chỉ để cho đi. Tư duy chỉ cung mà không cần biết làm thế nào để thu hồi nguồn vốn cần phải được phá vỡ. Nếu cho cơ chế kinh doanh thì chắc chắn nhà làm phim sẽ phải đi nghiên cứu thị trường, viết kịch bản hay sản xuất để phù hợp với nhiều đối tượng khán giả. Tôi tin việc đảm bảo cho đầu vào của một bộ phim nhà nước hoàn toàn là có thể.
Hình ảnh hậu trường hiếm hoi của phim "Đào, phở và piano"
"Đào, phở và piano" là tác phẩm của đạo diễn Phi Tiến Sơn tái hiện Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa. Hậu trường cảnh chiến đấu và phim trường "đổ nát chưa từng có" trong phim khiến nhiều khán giả quan tâm.
Đào, phở và piano là phim Nhà nước nằm trong kế hoạch phát hành, phổ biến thí điểm một số phim sản xuất sử dụng ngân sách Nhà nước do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành.
Sau gần hai tuần ra rạp, Đào, phở và piano ghi nhận mức doanh thu 1 tỷ đồng (theo số liệu của Box Office Việt Nam - đơn vị thống kê độc lập) dù suất chiếu hạn chế. Phim tạo ra cơn sốt "săn vé" với khán giả Hà Nội và mới đây là TPHCM khi Beta Cinemas và Cinestar công bố phát hành phim.
Đạo diễn Phi Tiến Sơn (phải) chỉ đạo trên phim trường "Đào, phở và piano". Phim bấm máy từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, trong thời tiết khắc nghiệt ở vùng miền núi phía Bắc. Ê-kíp thường xuyên quay vào buổi đêm, khi nhiệt độ giảm sâu. Vào một số cảnh lúc ban ngày, khi thời tiết nắng nóng, diễn viên lại phải mặc áo chần bông, áo len để khớp bối cảnh của cuộc chiến vào mùa đông.
Trong quá trình quay phim, đạo diễn Phi Tiến Sơn sử dụng nhiều cảnh quay thật, kết hợp một số cảnh quay trên nền phông xanh (được dựng thêm hiệu ứng kỹ xảo sau đó). Các cảnh quay cháy, nổ được thực hiện theo tiêu chuẩn, có giám sát viên, đảm bảo an toàn cho cả ê-kíp.
Nhân vật của Doãn Quốc Đam được hóa trang máu me trong một cảnh phim. Các diễn viên tham gia phim có nhiều pha hành động. Ban đầu, ê-kíp muốn dùng cascadeur (diễn viên đóng thế). Tuy nhiên, Doãn Quốc Đam (vai Dân) nhận thấy ở các cảnh ngã, diễn viên đóng thế chỉ thực hiện động tác ngã, không diễn xuất, biểu cảm, khiến nhân vật thiếu "hồn", vì thế anh xin tự thực hiện. Khi quay cảnh nhân vật ngã từ trên mái ngói xuống, cơ thể anh có nhiều vết xước, có chỗ chảy máu, do gạch ngói đâm vào người.
Nữ chính Cao Thùy Linh đảm nhận vai cô tiểu thư Hà thành tên Hương trong phim, cũng có một cảnh hành động. Khi cầm bom ba càng lao vào xe tăng của quân địch ở cuối phim, cô được ê-kíp hỗ trợ bằng cách treo người trên dây cáp.
NSND Trung Hiếu trên phim trường "Đào, phở và piano" thực hiện một cảnh quay. Sau nhiều năm rời xa điện ảnh, nam diễn viên trở lại với vai cha xứ.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh cho biết, ngay từ khi đọc kịch bản anh rất thích vai diễn vị cha xứ chuộng hòa bình, luôn hướng tới những điều tốt đẹp. Để thực hiện vai cha xứ, nam diễn viên tiết lộ anh đã đi đến các nhà thờ, gặp các cha để nhờ hướng dẫn cách thức hành lễ, cử chỉ, đi đứng, lời nói... Anh tập luyện để tất cả ngấm vào người thành phản xạ tự nhiên, khi diễn nhuần nhuyễn hơn.
NSND Trần Lực trong hậu trường phim "Đào, phở và piano", anh đảm nhận vai họa sĩ già tài năng.
Nam nghệ sĩ chia sẻ, một trong những điều anh tâm đắc, cảm thấy bất ngờ nhất chính là bối cảnh phim được đầu tư rất lớn và hoành tráng. "Đây là trường quay về đề tài phim lịch sử có thể nói là lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam. Bối cảnh phim được phục dựng công phu ở không gian rộng, không vướng nhà cao tầng hay cột điện nên có thể quay được góc máy 360 độ, không phải cắt góc máy liên tục, góc quay không bị bó lại như trước đây", NSND Trần Lực nói.
Hình ảnh phim trường "đổ nát chưa từng có" tái hiện Hà Nội năm 1946-1947 trong phim "Đào, phở và piano". Theo chia sẻ của họa sĩ Vũ Việt Hưng - phụ trách thiết kế mỹ thuật, ê-kíp đã nghiên cứu, chọn cảnh thực tế tại Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Sơn Tây (Hà Nội). Đó đều là những nơi mà trước đây Pháp từng xây dựng, có những con phố cổ như bối cảnh đòi hỏi. Tuy nhiên, do những nơi này đã ít nhiều chịu tác động của những yếu tố hiện đại nên đoàn phim chuyển sang phục dựng bối cảnh.
Một khu phố cổ Hà Nội hoang tàn, đổ nát dài 120m, đường và vỉa hè rộng tới 15m đã được dựng lại tại phim trường ở gần hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc) - nơi Trung Đoàn E24 từng đóng quân.
Họa sĩ Hưng cho biết thêm, trong phim anh dùng nhiều vật dụng gia đình, tủ, giường, nồi đất, hoành phi câu đối trong cảnh người dân dựng tường rào chiến lũy. Các loại xe chiến đấu, súng được mô phỏng từ mẫu ngoài đời, có tham khảo hiện vật từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Các diễn viên bên chiến hào được đắp từ bao cát và nhiều đồ đạc.
Ngoài những hình ảnh hậu trường làm việc, một số bức ảnh hài hước của diễn viên Doãn Quốc Đam cũng được nhiều khán giả chia sẻ. "Những hình ảnh đó được các bạn thư ký trong đoàn hoặc tổ hóa trang chụp lại trong lúc tôi đứng chờ quay để đặt góc máy. Họ chụp làm kỷ niệm hoặc dùng làm tư liệu để nối cảnh. Tôi cũng không cố tình tạo dáng như thế để họ ghi lại, đơn giản chỉ là vài phút tinh nghịch trong lúc chờ đợi. Sau đó, khi họ gửi ảnh cho tôi, tôi thấy chúng hài hước, vui vẻ nên đã đăng tải lên trang cá nhân. Tôi cũng không ngờ sau đó mọi người lại chia sẻ nhiều tới vậy", Doãn Quốc Đam nói với phóng viên Dân trí (Ảnh: Nhà sản xuất cung cấp, Facebook nhân vật).
Đào, Phở Và Piano chỉ giới thiệu diễn viên cũng khiến khán giả nghẹn ngào, ý nghĩa đến từng cái tên nhân vật Cách ekip Đào, Phở Và Piano đặt tên cho các nhân vật khiến khán giả xúc động. Đào, Phở Và Piano là tựa phim tạo ra hiện tượng chưa từng có của ngành điện ảnh Việt. Lần đầu tiên có một phim Nhà nước đặt hàng lại nhận được sự quan tâm vô cùng lớn từ khán giả, khiến một số nhà rạp...