Chuyên gia: Triệu năm F-35 Mỹ không thể thắng Su-35 Nga
Tiêu tốn 1.000 tỷ USD để phát triển F-35 nhưng chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ “một triệu năm tới” cũng không thể chiến thắng máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon hay Su-35 của Nga.
Chiến đấu cơ Su-35 của Nga.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn gần đây với Business Insider, chuyên gia Justin Bronk, đến từ Viên nghiên cưu Royal United Services (RUSI) ở London (Anh) đã thẳng thừng chỉ trích chương trình phát triển chiến đấu cơ F-35 lên tới 1000 tỷ USD của Mỹ.
“F-35 không thể chiến thắng trong cuộc đấu tay đôi với Su-35 của Nga, không bao giờ trong một triệu năm tới”, ông Justin Bronk nhận định.
Ngay từ giai đoạn đầu phát triển chương trình F-35, một số báo cáo cho rằng khả năng không chiến của siêu tiêm kích thế hệ 5 thậm chí còn thua cả F-16. Trong khi F-35 là chiến đấu cơ hiện đại, được kỳ vọng sẽ thay thế hoàn toàn máy bay chiến đấu F-16 vốn đã lỗi thời.
Sau đó, một số thiếu sót đã được khắc phục nhưng trọng tâm của F-35 tập trung vào tính năng tàng hình và không chiến không phải là thế mạnh của máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF).
Video đang HOT
Với lý do như vậy, các máy bay thế hệ cũ như Eurofighter Typhoon hay Sukhoi Su-35 gần như chắc chắn sẽ vượt trội và phá hủy chiến đấu cơ F-35 ở cự ly gần. “Chiến đấu cơ Typhoon và Su-35 hiệu quả hơn so với F-35 khi tăng tốc truy kích, kể cả khi bay thẳng đứng. Đồng thời, Su-35 được đánh giá là cơ động hơn nhiều”, ông Bronk giải thích.
Su-35 đạt tốc độ tối đa 2.500 km/giờ, nhanh hơn chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 – F-35 của Mỹ (1.930 km/giờ). Chiến đấu cơ thế hệ 4 phổ biến nhất hiện nay F-16 của Mỹ cũng thua Su-35 về chỉ số này.
Không chiến không phải là thế mạnh của chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35.
Để có thể đảm bảo khả năng tàng hình hiệu quả, F-35 được thiết kế với phần cánh nhỏ hơn. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng không chiến.
Không chỉ vậy, F-35 cũng không thể mang theo nhiều vũ khí do giới hạn trong thiết kế. “Typhoon và Su-35 có thể mang theo lượng tên lửa lớn hơn nhiều so với F-35 ở điều kiện chiến đấu bình thường. Nói cách khác, ở cự ly gần, các máy bay chiến đấu này có số lượng tên lửa tầm nhiệt sẵn sàng khai hỏa gấp đôi đối phương”, ông Bonk nói.
Điểm yếu của F-35 cũng là điều mà Không quân Mỹ đã lường trước. Bởi quân đội Mỹ chấp nhận hy sinh khả năng không chiến để nâng cao tính năng tàng hình và cảnh báo sớm. Mục đích của F-35 là theo dõi máy bay đối phương từ ngoài khả năng quan sát và tiêu diệt chúng bằng các tên lửa hiện đại.
Theo ông Bronk, cả Su-35 hay chiếc Typhoon đều không thể phát hiện được F-35 trừ khi tiếp cận đối phương ở cự ly gần. Với lợi thế của máy bay chiến đấu thế hệ 5, F-35 cần “né tránh đối phương và chủ động tấn công ở thời điểm thích hợp”.
Theo Đăng Nguyễn – Business Insider (Dân Việt)
Pakistan mua 8 tàu ngầm tấn công từ Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc sẽ cung cấp 8 tàu ngầm tấn công hiện đại cho Pakistan đến năm 2028.
Pakistan dự định mua 8 tàu ngầm tấn công từ Trung Quốc.
Trong chuyến thăm tới trụ sở hải quân Pakistan ngày 26.8, người đứng đầu chương trình tàu ngầm thế hệ mới của nước này đã thông báo về kế hoạch mua 8 tàu ngầm tấn công từ Trung Quốc. Ông cho biết các cuộc đàm phán đang được tiến hành nhưng không tiết lộ thời điểm hợp đồng được ký kết.
Phó đô đốc Syed Hassan Nasir Shah của Hải quân Pakistan hồi tháng 4 thông báo hai nước đã đạt được một thỏa thuận. Theo đó, nhà máy thiết kế và đóng tàu Karachi sẽ lắp ráp 4 tàu ngầm trong khi 4 tàu ngầm còn lại được đóng tại công ty thương mại đóng tàu Trung Quốc. Các tàu ngầm sẽ được trang bị hệ thống động cở đẩy sử dụng không khí độc lập (AIP).
Thỏa thuận giữa hai quốc gia có trị giá 4 đến 5 tỷ USD với điều khoản Trung Quốc sẽ gia hạn một khoản nợ lãi suất thấp cho Pakistan. Có nhiều phỏng đoán khác nhau về loại tàu ngầm mà Hải quân Pakistan sẽ nhận được.
Tháng 4.2011, tập đoàn công nghiệp đóng tàu quốc gia Trung Quốc đã ký một hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm tấn công Type 032 Qing cho Pakistan vào năm 2016 hoặc 2017. Trong khi đó, một quan chức Bộ Ngoại giao Pakistan tiết lộ: "Có một số thông tin về việc đàm phán mua tàu ngầm Type 041".
Các nguồn tin khác cho rằng: "Pakistan cũng sẽ đóng hai loại tàu ngầm Project S-26 và Project S-30 với sự hỗ trợ từ Trung Quốc. Các phương tiện này sẽ được sản xuất tại tổ hợp đóng tàu ngầm SRC đang được xây dựng ở Ormara, phía tây thành phố Karachi".
Phần lớn các nhà phân tích tin rằng tàu ngầm mới của Pakistan sẽ là phiên bản nhẹ hơn của tàu ngầm tấn công tiêu chuẩn lớp Type 039 và Type 041 đang được sử dụng trong Hải quân Trung Quốc.
Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane's, tàu ngầm tấn công lớp Type 041của Trung Quốc sử dụng động cơ điện- diesel và được trang bị tên lửa chống hạm YJ-2 cùng ngư lôi Yu-3 và Yu-4.
Phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm lớp Type 041 có kích cỡ nhỏ hơn với trọng lượng 2.300 tấn và được định danh là S20. Dự kiến, 4 tàu ngầm đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Pakistan vào cuối năm 2023 trong khi 4 tàu còn lại sẽ được lắp ráp ở Karachi và hoàn thành vào năm 2028.
Dự án trang bị tàu ngầm mới là một phần trong kế hoạch nâng cấp khả năng của phương tiện dưới nước của Pakistan.
Theo Huy Phong (Theo Sputnik) (Dân Việt)
5 loại vũ khí "đắt hàng" của Nga Với lợi thế về giá, vũ khí quân sự của Nga đang trở thành sản phẩm thu hút sự quan tâm của quân đội nhiều nước trên thế giới. National Interest đã điểm 5 mẫu vũ khí đang được "săn đón" của Mátxcơva. Theo tạp chí National Interest của Mỹ, hiện nay dù vũ khí quân sự củaWashington đang được bán khắp thế...